Kỹ thuật trồng cây hoa tiểu quỳnh

utduong37

Thành viên
Tham gia
14/8/2017
Bài viết
0
Thời tiết mát lạnh - cái lạnh se se giữa thu rồi sẽ kéo dài thế này đến tận Noel. Tiểu quỳnh bắt đầu nở, mới hôm nào toàn e ấp nụ rồi sáng bừng một đóa đầu tiên, mà giờ hoa đã lung linh như lồng đèn ngày hội. Hoa bày trong phòng khách, dịu dàng một nét kiêu sa. Xinh quá, tiểu quỳnh ơi.

hoa-lan-cua.jpg

Hoa tiểu quỳnh thường có các màu hồng, đỏ, trắng. Vốn không hợp với khí hậu nắng nóng của phương Nam, nên ở đất Sài Gòn, tiểu quỳnh ít ra hoa lắm. May quá, nhà mình ngay cạnh sông, gió trời rười rượi, dịp này vào thu gió se sắt thổi, mưa đổ muôn chiều, mỗi sáng sương mù giăng mờ mặt sông, khí lạnh ùa qua cửa sổ nên cần lắm áo choàng và chăn ấm. Tiểu quỳnh đón gió mát, sáng đùa với chút nắng mai rồi suốt ngày dài nghỉ ngơi trong căn phòng mát lạnh, nên hoa cũng rạng ngời.

Trồng tiểu quỳnh không quá khó, chỉ khó ra hoa dưới cái nắng nhiệt đới mà thôi. Vì vậy khi cây còn non, nên tránh ánh mặt trời, trồng nơi càng lạnh càng tốt. Cứ dưỡng lạnh như thế và tưới nước cầm chừng cho đến khi cây chớm nụ. Lúc này có thể cho tiểu quỳnh sưởi nắng mai hàng ngày, tưới bón nhiều hơn, nhưng sau vài tiếng tắm nắng sáng là phải dưỡng nơi trời mát. Mình đặt chậu tiểu quỳnh trong phòng khách, sáng có chút nắng nhẹ chiếu vào rồi trả lại cho hoa không gian dịu mát.
Kỹ thuật trồng và ghép cây lan cành cua ( Tiểu Quỳnh)
Lan càng cua thuộc họ xương rồng, cây thân cỏ sống nhiều năm xuất xứ ở các nước rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ, ưa râm mát, độ ẩm cao, không chịu rét, nhiệt độ thích hợp là 25oC. Mùa đông nhiệt độ 10 -12oC, không nên thấp hơn 5oC. Lan càng cua có củ mọc chùm, hoa mọc đơn ở đỉnh, tràng hoa uốn ra ngoài có màu hồng, đỏ sâm, đỏ tím, hoa đẹp. Kỳ hoa nở từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Cây lan càng cua thích hợp trồng chậu che bóng, ưa đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước và hơi chua.

>>> XEM THÊM: Ý NGHĨA CÂY HOA SỐNG ĐỜI

Đáy chậu nên bỏ phân hoai phân gà để bón lót. Cây thuộc loại ngắn ngày, sợ ngập nước, bình thường tưới một ít phân loãng. Trước khi ra hoa tăng ít phân P. Mùa hè sau khi hoa nở, cây bước vào thời kỳ ngủ nghỉ phải khống chế lượng nước tưới, lan càng cua không chịu được rét nên mùa đông phải đưa vào phòng nuôi.
Nhân giống cây lan càng cua không khó, có thể giâm thân hoặc ghép. Giâm thân vào 3 mùa xuân, hè và thu. Mùa thu giâm thân tốt hơn. Khi giâm có thể cắt mấy đốt thân hong khô 1- 2 ngày, cắm vào đất cát tơi xốp rồi tưới một ít nước. Về sau cách 3-5 ngày tưới 1 lần không để đọng nước, sau 1 tháng là ra rễ, nảy chồi mới. Nhân giống bằng thân, cây không đẹp lắm hoa không nhiều.

cay-lan-cang-cua-3.jpg

Ghép cây lan càng cua được tiến hành vào 2 mùa xuân và thu. Gốc ghép thường được chọn là cây xương rồng, khử trùng dao và cắt ngang thân cây rồi cắt thành hình chư V, sau đó chọn cành không non, không già có 2 - đốt của cây lan càng cua. Thân cành ghép phải dẹt hai bên, bóc vỏ, cắt một nhát hai bên rồi cắm vào gốc ghép sâu khoảng 2-3cm. Sau đó dùng sợi tấm nilông buộc chặt, để vào nơi mát, tránh mưa. Không nên tưới nhiều, không tưới vào vết ghép, sau nửa tháng là sống.
Liên hệ: 0988.580.657
 
×
Quay lại
Top