Kỹ năng quản lý thời gian - bạn có biết?

wangsky1712

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/10/2011
Bài viết
319
Trong bài viết trước – thời gian: Nỗi trăn trở muôn thuở của nhân loại, chúng ta đã tìm hiểu một số biểu hiện và nguyên nhân của việc không quản lý được thời gian. Trong bài viết này, DeltaViet sẽ mách bạn một vài nguyên tắc để quản lý tốt hơn thời gian của mình. Rất đơn giản, bạn chỉ cần thay đổi một số thói quen và bớt nuông chiều bản thân đi thôi
icon_smile.gif
ky-nang-quan-ly-thoi-gian-1.jpg
1. Lập to-do list định kỳ
Lời khuyên hãy lập một danh sách việc cần làm và cố gắng hoàn thành nó nghe có vẻ xưa cũ, nhưng hầu như chúng ta đều không thấy được tác dụng to lớn của điều này. Hãy nhìn nhận một cách nghiêm túc việc lập to-do list từng ngày, từng tuần, trong đó chú trọng hai yếu tố: mức độ ưu tiên của công việc và thời gian để hoàn thành một công việc. Lập thành file excel hoặc kẻ bảng giấy và dán ở bàn làm việc của bạn. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian của công việc mình làm.Lúc đầu, có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi lập các danh sách này. Bạn sẽ thường xuyên làm quá hạn so với thời gian dự kiến và mọi thứ không hoàn hảo như trong bản danh sách. Hãy yên tâm, vì chính sự va vấp này mới giúp bạn có được khả năng định lượng thời gian công việc, và hoàn thành được những điều quan trọng nhất.2. Quản lý giấc ngủ
Bạn ngủ bao nhiêu tiếng một ngày? Trung bình, một người trưởng thành ngủ từ 6-8 tiếng một ngày, song không phải ai ngủ đủ thời gian này đều đảm bảo một sức khỏe như nhau. Thời gian ngủ trong ngày cũng rất quan trọng. Các chuyên gia sức khỏe khuyên nên dành thời gian ngủ trưa khoảng 30 phút, buổi tối nên đi ngủ muộn nhất là 11h; dậy sớm thì tốt hơn thức khuya… Biết là thế, nhưng bạn vẫn không bỏ được các thói quen xấu về giấc ngủ như không ngủ trưa (có thể do đặc thù công việc không cho phép), thức quá khuya, ngủ quá ít hoặc quá nhiều… Chính sự mất điều độ trong giấc ngủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất làm việc cũng như sức khỏe của bạn.Hãy tập thói quen ngủ sớm, dậy sớm bằng cách hẹn giờ đồng hồ. Khi quá mệt mỏi, đừng tiếp tục làm việc – hiệu quả sẽ thấp; thay vào đó, chợp mắt một lát khoảng 20 phút, bạn sẽ lấy lại năng lượng cần thiết để tiếp tục công việc của mình. Ấn định một giờ ngủ nhất định và giờ thức dậy nhất định để hình thành thói quen. Tránh thói ngủ nướng vào ngày cuối tuần vì thực ra, nó chỉ làm cho bạn thêm mệt mỏi chứ không phải là cách phục hồi sức khỏe. Hãy tạo cho mình một động lực để dậy sớm vào cuối tuần (ví dụ, đã lỡ hẹn bạn ra công viên chạy bộ, dậy sớm để nhảy bài nhạc yêu thích…).3. Ép mình vào kỷ luậtKỷ luật thép của quân đội – ăn ngủ đúng giờ, làm việc dứt khoát, nhanh chóng, thời gian biểu khoa học – bạn có làm được không? Ép mình vào kỷ luật không phải là việc đơn giản, nhất là khi bạn đã có thói quen sống buông thả, thoải mái trong một thời gian dài rồi. Vì sống không có kỷ luật nên bạn không làm mọi thứ một cách có trật tự, quy củ mà làm việc ngẫu hứng, dẫn đến hiệu suất công việc kém, thời gian bị lãng phí nhiều.Thực chất, việc ăn ngủ nghỉ không điều độ, làm việc tùy hứng, không có sự sắp xếp, ưu tiên chính là nguồn gốc của việc không quản lý được thời gian và rất nhiều khoảng thời gian bị lãng phí. Hãy vạch ra cho mình một kế hoạch rèn luyện tính kỷ luật để có thói quen hoàn thành chỉnh chu mọi việc.4. Sự tranh thủVí dụ bạn có thể tranh thủ thời gian đi tàu xe để đọc một cuốn sách, tranh thủ lúc buôn chuyện với bạn bè thì có thể dọn dẹp lại căn phòng, buổi sáng, khi đang còn ngái ngủ thì nên gấp chăn chiếu, dọn lại phòng cho tỉnh ngủ…Nói tóm lại, cố gắng đừng để có những khoảng thời gian ngồi rỗi rãi, bạn sẽ để rất nhiều thời gian trôi qua lãng phí. Hãy học cách tận dụng thời gian của bạn để thấy quý thời gian hơn, linh hoạt lên trong việc sử dụng thời gian.Quan trọng là một sự quyết tâm thay đổi từ phía bạn
icon_smile.gif

Nguồn: Học cách quản lý thời gian

Chúng ta vẫn nói nhiều đến kỹ năng sống, và việc mọi người cần phải có kỹ năng sống trong cuộc sống hiện đại ngày nay để sống tốt hơn, hạnh phúc hơn,…Thế nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng, sống hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là bạn không có nhiều điều phải suy nghĩ? Học cách sống vô tư chính là một cách sống bạn có thể tập được để tâm hồn luôn thanh thản và lạc quan hơn trong cuộc sống.



ky-nang-10.jpg
Sống vô tư không có nghĩa là bạn không lo nghĩ gì, mặc kệ cho mọi sự xảy ra, chuyện gì đến sẽ phải đến…mà là học cách giảm tải các áp lực, tìm sự bình an trong tâm hồn, cân bằng cuộc sống…Hãy thử một số bài tập sau để học cách “quẳng gánh lo đi mà vui sống” nhé:
Học cách thư giãn
Sau một ngày làm việc/học tập vất vả, bạn cứ thế leo lên gi.ường ngủ với cơ bắp mỏi nhừ, cơn nhức đầu, mệt mỏi khắp người. Đi ngủ như vậy chỉ giúp bạn hồi phục lại sức lực nhưng còn các cơn đau cơ vẫn còn đó. Sự mệt mỏi về thể xác sẽ dẫn đến sự bứt rứt mệt mỏi về tinh thần. Sao không học cách thư giãn để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể?
Sử dụng công cụ tìm kiếm hoặc lang thang ở các nhà sách, bạn sẽ học được một số biện pháp thư giãn đơn giản mà hiệu quả: ví dụ ngâm chân với nước ấm, mát xa cơ thể với tinh dầu, tẩy tế bào chết bằng liệu pháp tự nhiên…Nếu bạn có tài chính, thỉnh thoảng đi spa để “tút lại nhan sắc” cũng giúp đẩy lùi stress hiệu quả.
Hài lòng với hiện tại và không nuối tiếc quá khứ
Dù trong quá khứ bạn đã làm sai điều gì, bạn cũng không thể dùng sự nuối tiếc của hiện tại để sửa chữa lỗi sai đó. Vậy nên cách tốt nhất là tự rút cho mình bài học kinh nghiệm và cố gắng sửa chữa lỗi lầm.
Hài lòng với hiện tại không có nghĩa là cam chịu với hoàn cảnh, mà biết điều gì tốt/không tốt cho bản thân và chấp nhận nó. Nếu sự bất mãn của bạn không giúp tình hình khá lên thì mang nó chỉ làm bạn thêm buồn phiền mà thôi.
Học cách cười thật tươi
Rất nhiều người trong chúng ta sở hữu một nụ cười gượng gạo. Đơn giản là khi họ cười, họ có nhiều điều phải suy nghĩ khiến cho nụ cười không thể tươi tắn được. Học cách đứng trước gương, cười thật tươi cho chính mình xem và suy nghĩ về một điều tích cực mà bạn có được trong cuộc sống. Thói quen cười tươi sẽ mang lại cho bạn sức mạnh để vững vàng và lạc quan hơn trong cuộc sống.
Hãy là chính mình trong mọi hoàn cảnh
Có khi nào bạn bị đánh giá là rạng rỡ ở ngoài đường song về nhà thì lại vác một bộ mặt đưa đám? Khi bạn sống không thật với chính mình hoặc mang quá nhiều cảm xúc, thái độ, cuộc sống của bạn sẽ kém tươi tắn. Hãy dành thời gian suy nghĩ về những cảm xúc và tìm ra nguồn gốc vấn đề vì sao bạn lại như vậy.
Nếu sự vui tươi chỉ là mặt nạ bạn mang để che giấu cảm xúc thật, đừng tàn nhẫn với bản thân như vậy. Sống không thật với cảm xúc sẽ khiến cho tình trạng của bạn càng tồi tệ hơn. Hãy loại bỏ cảm xúc tiêu cực để sống nhẹ nhõm hơn, yên bình hơn.
Xác định mục tiêu, lý tưởng sống
Bạn đang sống vì điều gì? Bạn hướng tới điều gì?Ước mơ của bạn trong tương lai? Xác định được mình đang đi đến đâu như việc điều khiển bánh lái của con tàu: bạn sẽ gạt bỏ mọi muộn phiền rắc rối để tiến về phía trước. Điều mà bạn quan tâm là tương lai, chứ không phải là thực trạng tồi tệ. Ý thức được điều này, bạn không còn bị ám ảnh bởi những khó khăn của cuộc sống nữa.
Kết thân bạn bè và đối xử chân thành với họ
Một người bạn là gia tài quý giá khi họ thấu hiểu, chia sẻ và luôn lắng nghe bạn. Bạn chẳng còn điều gì phải giấu diếm khổ sở một mình nữa.
Người hay buồn phiền mà làm bạn với kẻ bi quan thì chẳng khác nào họ đang vùi cuộc sống của mình trong bế tắc. Hãy kết thân với người yêu đời, để họ cho bạn nụ cười và niềm vui.
Hãy làm bạn với người có cùng mục đích sống với bạn, để có kẻ song hành trong cả nỗi buồn lẫn niềm hạnh phúc.
Làm cho cuộc sống bận bịu với những thú vui
Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có cuộc đời hạnh phúc là những người luôn có nhiều việc để làm cùng một lúc: công việc, sự nghiệp, các mối quan hệ, sở thích, hoạt động xã hội, nuôi thú hay các hoạt động thể dục.
Nếu chuyện này buồn họ sẽ có những niềm vui từ những chuyện khác để giúp họ không bị gục ngã, và đương đầu với khó khăn.
Bận bịu với cuộc sống chính là một cách khiến bạn bớt suy nghĩ những điều tiêu cực, và luôn có điều thú vị chờ đón bạn. Sống vô tư chính là một cách sống để bạn luôn trẻ trung, yêu đời – sự yêu đời của bạn sẽ có tác dụng tích cực với những người xung quanh và họ cũng sẽ cảm nhận được niềm vui bạn mang lại cho họ.
Nguồn: Học cách sống vô tư để hạnh phúc hơn
 
×
Quay lại
Top