Kỹ năng mềm: Kỹ năng học và tự học

Thảo Mộc

...Phiêu diêu tựa mây gió....
Thành viên thân thiết
Tham gia
24/12/2010
Bài viết
8.337
Kỹ năng mềm (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...

Đối với sinh viên, kỹ năng mềm đóng một vai trò rất quan trọng cho bản thân, cũng như cho tương lai sau này. Bởi trong thời gian xin việc, các nhà tuyển dụng sẽ rất chú trọng tới các kỹ năng mềm ngoài những kỹ năng cứng mà các bạn đã được học tập tại trường. Thậm chí những kỹ năng mềm này còn quan trọng hơn cả kiến thức sách vở, và chắc chắn rằng không có sách vở nào có thể dạy được bạn điều đó. Vì vậy khi còn là sinh viên đại học, các bạn hãy cố gắng tham gia các buổi học kỹ năng mềm, cũng như cải thiện tất cả các mặt mà mình còn thiếu sót để bản thân bạn được phát triển toàn diện hơn và giúp bạn có một con đường dễ dàng hơn cho ngày sau. Vì vậy hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một kỹ năng mềm rất quan trọng trong 10 kỹ năng thiết yếu nhất, đó chính là kỹ năng học và tự học.

Những ngày đầu bước chân vào giảng đường đại học, niềm vui sướng xen lẫn những bỡ ngỡ của các bạn là điều rất dễ hiểu, và điều dễ nhận thấy nhất chính là các bạn không quen với cách dạy học mới lạ, khắc hẳn so với khoảng thời gian THPT. Không còn giáo viên chủ nhiệm đứng lớp hướng dẫn cho các bạn phải học như thế nào, tìm hiểu thông tin ra sao, học những môn nào trong học kỳ….mà chính các bạn phải tự mình tìm hiểu thông qua website của trường để lấy từng thông tin như lịch học, đăng ký tín chỉ, thời gian học…Mặt khác, bạn cũng không phải đến lớp mỗi ngày như thời trung học, thậm chí các sinh viên cùng lớp bạn cũng không học chung các môn học với bạn. Chính vì tính độc lập này mà bạn cũng cần phải đi tìm câu trả lời cho cách học của riêng mình!

study.gif

Nhiều sinh viên cho rằng chỉ cần cố gắng học là có thể đạt kết quả tốt, nhưng thật ra, học ở ĐH khác với học ở trung học rất nhiều, và biết cách học có hiệu quả ở ĐH là một điều quan trọng mà có khi chưa được chú ý đúng mức. Hệ quả của ‘’cách học không tốt’’ là lãng phí thời gian, thành tích học tập kém, dẫn đến chán nản và bất mãn. Đặc biệt là các bạn sinh viên năm nhất, bởi khi các bạn dành cho mình một vé vào ĐH, cũng là giành tất cả sự nhiệt huyết, nỗ lực, hứng khởi của mình cho một sự khởi đầu mới của tương lai. Nhưng chúng ta hay có câu như thế này “ vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản”. Vậy khi nào thì nản? Đó là khi các bạn không biết cách học, điều tồi tệ là kết quả không như ý muốn, thậm chí rớt môn. Chính điều đó làm cho sự nhiệt tình ban đầu của các bạn vơi đi không ít và bất mãn. Về lâu dần dài thì sẽ sinh tâm lý chán nản và mặc kệ, từ đó chính là kết quả của sự thất bại của sinh viên sau 4 năm ĐH, cầm tấm bằng không như kỳ vọng ban đầu, và cuối cùng sự chán chường dâng lên trong lòng là tâm lý chung của nhiều sinh viên hiện nay.

Tuy nhiên, học tập đối với sinh viên là tương lai, là cuộc sống. Vậy nên để không phải phí hoài thời gian tuổi trẻ - tuổi học tập tốt nhất thì ngay bây giờ các bạn cần phải tạo dựng và phát triển cho mình kỹ năng học tập hiệu quả.

Nhẩm tính sơ lược, ở cấp học phổ thông, mỗi học trò phải đọc trên 60 quyển sách. 4 năm đại học, mỗi sinh viên phải học và đọc trung bình trên 100 quyển sách. Với những con số biểu tượng cho sự khổng lồ của kiến thức trong cuộc đời đi học, mỗi học trò, mỗi con người cần tìm cho mình những công cụ, phương pháp, mà quan trọng nhất là kỹ năng học và tự học để lãnh hội hết những kiến thức chuyên môn dành cho mình.

Nói đến việc học, hầu hết người Việt đều quan niệm mấu chốt thành công nằm ở tính siêng năng, cần cù. Đúng là như vậy, việc học đòi hỏi một sự luyện tập lặp đi lặp lại, để kiến thức trở thành phản xạ, trở thành bản năng. Muốn tính nhanh, hãy tính nhiều lần, muốn viết hay, hãy viết nhiều bài. Tuy nhiên, có những bạn vẫn chưa có được sự nhạy bén cần thiết trong bài thi, chưa nắm rõ đến chân tướng của kiến thức mặc dù đã bỏ rất nhiều thời gian, công sức để đầu tư cho việc học của mình. Hình ảnh dễ thấy nhất, khi chúng ta còn là học sinh, học thêm từ sáng đến tối, một môn học hai ba thầy, một lúc học hai ba trường, nhưng vẫn cảm thấy không thể nắm bắt hết nội dung của chương trình học. Hay những sinh viên đi học đầy đủ, vùi đầu trong thư viện cả kỳ thi mà vẫn không thể có kết quả khả quan trong các kỳ thi. Điều đó có nghĩa là các bạn cần tìm cho mình một phương pháp học có hiệu quả hơn.


1. Lập kế hoạch học tập là điều cần thiết

Trước khi bắt đầu làm bất kỳ việc gì, bạn luôn cần phải lập kế hoạch. Nếu không có kế hoạch thì không làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến. Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ vậy. Mỗi người, tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là bạn phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra. Vậy bạn có tuân thủ kế hoạch mà mình đã đề ra không?


2. Đừng để phí thời gian.

Sinh viên có rất nhiều thứ để làm, bạn hãy liệt kê tất cả công việc cho từng ngày sau đó. Nếu bạn đặt ra một ngày 4h để học, thì cuối tuần, bạn nên tổng kết lại số thời gian bạn đã dành ra cho việc học. Nếu số giờ bạn đã thực hiện ít hơn số giờ bạn đã đề ra, thì lúc đó, bạn nên kiểm điểm lại mình và tìm ra lí do để rút kinh nghiệm.


3. Học ở đâu?

Có nhiều nơi cho bạn học, học bất cứ lúc nào và ở đâu. Nhưng tốt nhất vẫn là học ở phòng riêng, thư viện và trên lớp. Điều tốt nhất là bạn nên chắc chắn, những nơi ấy không làm phân tán sự tập trung của bạn. Vì vậy, bạn hãy chọn cho mình nơi học thích hợp nhất với mình để trở thành thói quen của bạn.

05-27%20Hocduong.vn%2010%20ky%20nang%20tu%20duy%20(4).jpg

4. Thời gian học tập:

Thời điểm học thích hợp nhất là lúc trạng thái tinh thần thoải mái, minh mẫn. Các bạn nên học sau khi ăn 30 phút. Không nên vừa học vừa ăn hoặc vừa học vừa làm việc riêng khác, không học vào những giờ chót trước khi đến lớp hay trước giờ kiểm tra. Và trước khi đi ngủ, bạn cầm bài học đọc lại một lần cho nhớ một cách tổng quát. Điều đó sẽ có ích cho việc học của bạn.


5. Cách học trên lớp

Bạn cần có một chiến lược để tiếp cận kiến thức từ thầy cô. Phần lớn học sinh than phiền thời lượng học tập ở lớp quá ít, thầy cô không thể chuyển tải hết kiến thức cho mình. Bạn nên hiểu rằng, bản thân mình cần phải xắn tay áo, chủ động tự tìm hiểu tất cả, và thầy cô sẽ hướng dẫn, giải đáp những chỗ khúc mắc của bạn mà thôi. Nếu mỗi lần gặp thầy cô trên lớp mà bạn đặt được nhiều câu hỏi, có nghĩa là bạn đang sử dụng hiệu quả khoảng thời gian đó.


6. Sửa đổi kế hoạch học tập:

Khi có việc gì đó ảnh hưởng đến thời gian biểu mà bạn đã đề ra trước đó cho việc học, bạn đừng ngần ngại khi phải sửa đổi nó. Bởi vì thực chất thì các kế hoạch học tập là cách bạn dự tính sẽ dùng quỹ thời gian của mình như thế nào, vậy nên một khi kế hoạch không hiệu quả, bạn có thể sửa đổi nó. Lập kế hoạch là để bạn đi theo 1 quỹ đạo đã được lập trình, cho đến khi bạn hình thành được thói quen. Khi thói quen đã hình thành thì bạn có thể thực hiện nó một cách dễ dàng.

Một điều các bạn nên nhớ rằng, việc tuân thủ theo kế hoạch đã được đề ra thì rất khó, nhưng việc phá hỏng nó là chuyện vô cùng dễ dàng.


7. Công cụ ghi nhớ

Nếu có những công cụ ghi nhớ khoa học, nếu hiểu rõ bản tính cách học của mình, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian cho việc học thuộc hay nghiên cứu, giải quyết các vấn đề trong bài học.

Bạn cần phải biết, mình có thói quen học như thế nào. Có một số người học bài phải đọc to lên mới nhớ được, một số khác thì phải vừa nghe nhạc vừa học thì mới tập trung hơn. Bạn nên biết thêm một số công cụ trợ giúp suy nghĩ rất hữu hiệu như Mind Map của Tonay Buzan hoặc một số bộ công cụ khác như “Làm chủ trí nhớ của bạn”, “cách đọc nhanh” sẽ giúp bạn hệ thống hóa kiến thức một cách rất hữu hiệu.
KenhSinhVien-2-02-mind-maps-in-the-classroom.png

8. Kiên trì, cần cù

Học là một công việc, một hoạt động đòi hỏi sự nhẫn nại rất cao, vì bạn phải tiếp thu cái mới, cái mình chưa biết và luyện tập để biến nó thành cái mình thành thạo. Có được phương pháp hay, công cụ tốt, cộng thêm sự kiên trì và cố gắng, bạn sẽ là một học sinh giỏi mà không phải là “con mọt sách”.

Kỹ năng tự học không chỉ quan trọng trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, mà nó còn cần thiết cho suốt thời gian lao động của cả đời người. Nhất là ngày nay, khi mà thế giới biến đổi quá nhanh, mỗi ngày, mỗi tờ báo đều đăng tải những phát minh mới, sản phẩm mới, phương pháp mới, công cụ mới. Nếu bạn không có kỹ năng học và tự học để tiếp thu liên tục những đổi mới này, bạn sẽ mãi là người đứng sau!


(Bài viết có tham khảo từ một số trang web và đã được chỉnh sửa)​
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Thường thì kỹ năng mềm thì các bạn nên tham gia các hoạt động thực tế như ngoại khóa của trường lớp, cộng đồng, xã hội hơn là chỉ học trên lý thuyết. Bởi vì kỹ năng mềm thường được tích lũy khi chúng ta gặp phải vấn đề, tự phân tích và tìm ra hướng ra giải quyết cho vấn đề, càng tiếp xúc nhiều tình huống khác nhau thì các bạn sẽ có thể tự rút ra cho những kinh nghiệp xử lý cho những vấn đề sau này!

Chúc các bạn thành công!
 
LÀM SAO ĐỂ CON HỌC TẬP CHỦ ĐỘNG - TẬP TRUNG - HIỆU QUẢ TOÀN DIỆN

(Dự án tư vấn miễn phí dành cho gia đình có con học tiểu học)

…………………………………………………………………………………………

GIÚP CON NHỮNG ĐIỀU NÀY…

ð Làm sao để tăng cường sự phát triển của não bộ giúp không bị trây ì hoặc thui chột trí thông minh cho con

ð Làm sao để giúp con hình thành tư duy học tập CHỦ ĐỘNG – ĐỘC LẬP vượt trội

ð Làm sao để giúp con có GỐC PHƯƠNG PHÁP HỌC VỮNG CHẮC cho các năm tiếp theo

ð Làm sao để giúp con có Ý THỨC tự tạo ĐAM MÊ – HỨNG THÚ trong học tập

ð Làm sao để giúp con có khả năng tự LẬP MỤC TIÊU – LẬP KẾ HOẠCH – TRIỂN KHAI phát triển học tập

ð Làm sao để giúp con tự tạo khả năng CHỦ ĐỘNG TƯƠNG TÁC HỌC TẬP VỚI GIÁO VIÊN, BẠN BÈ

ð Làm sao để giúp con tích cực và loại bỏ tư duy con là NẠN NHÂN ĐI HỌC HỘ CHO BỐ MẸ

…………………………………………………………………………………………

CHA MẸ KHÔNG PHẢI….

ð Lo lắng, đau đầu vì việc học của con hơn cả con, thậm chí còn phải học cùng con, phải nhắc lịch, soạn thời khóa biểu cho con mỗi khi đi học

ð Lo lắng, đau đầu vì con lười suy nghĩ, không tự giác, không độc lập trong học tập, thậm chí không muốn đi học.

ð Lo lắng, đau đầu vì sao tư duy hấp thụ kiến thức của con rất thụ động, dập khuân, không có tính linh hoạt sáng tạo

ð Lo lắng, đau đầu sợ con chậm phát triển, học kém không được học sinh khá,giỏi, thậm chí không theo được các bạn cùng lớp

ð Không hiểu được tại sao, con đi học không dám hỏi bài giáo viên, bạn bè khi không hiểu? Tại sao con phải giấu dốt mặc dù bố mẹ đã nhắc nhở rất nhiều?

ð Lo lắng con có tâm lý nhút nhát, dễ sợ sai, sợ mắng nên giấu lỗi, nói dối…

ð Thất vọng khi con có tâm lý ỉ lại, dựa dẫm, đòi hỏi… theo ý mình

ð Làm sao để cha mẹ hiểu con, đón đầu được chi tiết cách dạy, cách ứng xử với con… CÓ PHƯƠNG PHÁP DẠY CON HỌC TẬP HIỆU QUẢ TRÁNH LÀM THUI CHỘT NHỮNG GÌ CON ĐANG CÓ

------------------------------------------------------------
ĐỪNG CHẦN CHỪ KHI SỢ MẤT THỜI GIAN VÀ CÔNG SỨC VÌ ĐÂY LÀ CƠ HỘI ĐỂ BẠN GIÚP CON TỰ TẠO HỨNG THÚ VÀ SỰ CHỦ ĐỘNG TRONG HỌC TẬP.
-------------------------------------------------------------
THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THAM GIA TƯ VẤN
► Địa điểm test: Biệt thự G3-G4 Đường B2 Làng Quốc Tế Thăng Long - Cầu Giấy - Hà Nội
► Đăng ký trực tuyến:
► Đăng ký trực tiếp: 0904 723 379 hoặc 0437679346 – cô Mai
-------------------------------------------------------------
CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN MIỄN PHÍ HOÀN TOÀN.
 
lập ra thời gian biểu mỗi ngày, ghi chú những công việc cần phải hoàn thành để không bỏ xót những việc quan trọng. :))
 
×
Quay lại
Top