Kỹ năng giao tiếp - Chữa chứng "sợ nhìn thẳng mặt người khác"

Kynangchuyennghiep

Học tập, làm việc hiệu quả với kynangchuyennghiep
Tham gia
2/12/2014
Bài viết
6
109151559323153967861057871230180315757621n.jpg


Có một số bạn sợ nhìn vào mắt người khác, không dám nói ở chỗ đông người, cho là người khác đang theo dõi mình, đang bàn luận về mình. Đó là một chứng bệnh thần kinh, gọi là “bệnh sợ nhìn thẳng vào mắt người”, hoặc gọi là “chứng sợ xã giao”. Đặc trưng của bệnh nhân là căng thẳng, sức chú ý phân tán, có quan niệm bị cưỡng bức, thường kèm theo tâm tình lo lắng, u uất, bực dọc, lo sợ.

Các bạn đã nghe kể câu chuyện “Hoàng oanh xấu hổ” chưa? Có một con chim hoàng anh hót hay nhưng nó nhát gan, hay xấu hổ, khi có người muốn nghe nó hót, nó lại không dám hót. Nó muốn chữa bệnh xấu hổ này bèn đến xin các bậc chim đàn anh dạy bảo như bạch đầu ông, thiên nga, vịt trời. Mỗi bậc anh chị đều bắt nó hót rồi mới dạy cách chữa bệnh. Về sau nó không cần mọi người yêu cầu, gặp ai là cất tiếng hót thật to. Nó còn xấu hổ không? Khắc phục tâm lý căng thẳng sợ nhìn thẳng cũng giống như chim hoàng anh hót vậy, hót nhiều thành thói quen, tự nhiên không sợ nữa.

Khắc phục chứng sợ nhìn thẳng vào mặt người khác có thể dựa vào phương pháp sau:

1. Mỗi ngày soi gương 3 lần trở lên, nhìn thẳng vào mắt mình ở trong gương, rồi nhìn vào mặt mình mà cười mỉm, để mình thấy thoải mái và tự nhiên, nhìn thẳng vào mắt mình ở trong gương, dần dần sẽ quen nhìn thẳng vào người khác.

2. Hít thở thật sâu để khắc phục tâm lý căng thẳng, qua đó khắc phục cách suy nghĩ lung tung của mình. Qua điều tiết hô hấp để tạo ảnh hưởng các hệ thống trong cơ thể. Kết hợp lao động và nghỉ ngơi, mỗi ngày phải tập thể dục từ 1-2 giờ để thần kinh bớt căng thẳng.

3. Nói với người nhà và bạn thân về chứng bệnh của mình để họ giúp mình khắc phục chứng sợ nhìn thẳng, dám với người khác đã là bắt đầu điều trị rồi. Luyện tập nhìn thẳng khi nói chuyện với bạn thân, đừng sợ người ta cười, tự nhiên sẽ thành thói quen.

4. Để rèn luyện tập trung sức chú ý và có được trạng thái bình tĩnh, có thể làm một thực nghiệm “rắc đậu” vừa thú vị, vừa có tác dụng điều trị: rắc đậu vào trong đĩa, mỗi lần từ 1-10 hạt, mỗi lần số hạt khác nhau (nhờ người khác rắc hộ), bản thân sẽ nói lên số hạt mỗi lần, ghi thời gian cần dùng và đếm có đúng không. Hàng ngày kiên trì làm, mới đầu chừng 10 phút, dần dần kéo dài ra, đến khi đếm ít sai và nhanh là bạn đã tập trung được sự chú ý dưới sự giám sát của người khác. Trong 3 tiếng đồng hồ mà sai 5 lần là được.

Nếu bạn mắc chứng sợ nhìn thẳng thì đừng buồn, học chuyện "hoàng anh xấu hổ" thì tật xấu sẽ khỏi. Cần nhớ, bạn phải thoải mái, phải mỉm cười, đại não và con mắt sẽ theo sự chỉ huy của bạn.
 
×
Quay lại
Top