Không Nên Nói Tiếng Anh Giọng Bản Xứ

nguyencaoanton

sự học cốt để thành nhân, bất thành tài.
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/3/2015
Bài viết
73
Rất nhiều giáo viên dạy ngoại ngữ có niềm tự tin là không nói giống người bản xứ thì khó nghe hiểu được, thậm chí không hiểu người bản xứ nói gì. Điều này không chính xác. Các em có nghe người Ấn Độ, Philippin, Đài Loan, Nhật Bản, Srilanka, Pháp, Đông Đức, Nga… nói Tiếng Anh chưa? Họ KHÔNG HỀ nói giống với người bản xứ Anh hoặc Mỹ, chẳng lẻ họ không thể hiểu người bản xứ nói gì chăng?

Nghe hiểu Tiếng Anh liên quan rất ít tới khả năng bắt chước giọng bản xứ, nghe hiểu là quá trình xử lý âm thanh: TIẾP NHẬN- PHÂN TÍCH- ĐỐI CHIẾU- KẾT QUẢ. Tất nhiên, nếu ta có thể nói giống người bản xứ,chúng ta sẽ thực hiện quá trình đó nhanh dễ hơn ở giai đoạn mới học và khi khả năng ngôn ngữ Tiếng Anh của ta còn khiêm tốn. Nhưng một khi đã am tường ngôn ngữ, thì sự khác biệt giữa việc nói- giọng- của -mình và việc nghe người bản xứ sẽ không thành vấn đề.

Ví dụ: đối với một người sinh ra lớn lên ở miền Tây Nam Bộ, khi mới gặp gỡ, tiếp xúc, trò chuyện với người ở miền Bắc thì hơi khó bắt kịp câu chuyện vì có sự khác nhau về giọng địa phương và phương ngữ giữa hai miền. Nhưng sau một thời gian, với một ít chú tâm, như thầy chẳng hạn, thầy có thể trò chuyện rất tốt với người nói giọng Bắc trong khi thầy nói giọng Nam Bộ đây.

Trong bài này thầy chứng minh tại sao khi học Tiếng Anh, chúng ta hoàn toàn không nên nói giống người bản xứ.

1. Không có tiếng anh giọng Mĩ chuẩn.

Trước tiên cần định nghĩa giọng ( accent) là gì:

Giọng là thói quen phát âm, ngữ điệu khi nói cùng một ngôn ngữ của một nhóm người nhất định, ở một vị trí địa lý, lãnh thổ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Thói quen này phải có ít nhiều sự KHÁC BIỆT với kiến thức đúng về quy tắc phát phát âm và ngữ điệu của ngôn ngữ ấy.

Vậy giọng Bắc của người Việt Nam là gì: Là thói quen phát âm và ngữ điệu Tiếng Việt của nhóm người Việt sống ở vùng địa lý phía Bắc trong suốt một khoảng thời gian lịch sử nhất định.

Nhưng ngay cả đối với người Bắc( người Việt sống ở vùng địa lý phía Bắc của nước Việt Nam) cũng có giọng nói khác nhau. Ví dụ người Bắc Năm Tư và Bắc bây giờ. Người Bắc thời kỳ 1945 khác với người Bắc ngày nay, người Bắc ở Hà Nội khác với người Bắc ở Nam Định.

Theo định nghĩa trên, vậy thì giọng ở vùng nào được xem là giọng chuẩn Tiếng Việt của người Việt Nam?

Một số bạn có thể trả lời là giọng người Hà Nội vì thấy giọng cô biên tập viên dẫn chương trình VTV chuẩn quá.

Giọng cô ấy không phải giọng Hà Nội hay giọng Bắc đâu. Đó là giọng riêng của cô ấy, vì cô ấy làm việc ở Đài Truyền Hình Quốc Gia nên cô ấy không thể nói giọng địa phương nơi cô ấy sinh ra và lớn lên. Cô ấy đã rèn luyện và chỉnh sửa, để đảm bảo phát âm và ngữ điệu của giọng cô ấy khi đọc bản tin làm cho mọi người khắp Việt Nam đều có thể hiểu, cô ấy không nói theo giọng nào cả.

XIN THƯA KHÔNG CÓ GIỌNG CHUẨN.

Trong Định nghĩa 6 cặp phạm trù của chủ nghĩa Mác Lenin, phạm trù cái chung- cái riêng có nói: “Cái chung là cái bản chất, cái riêng là cái bao quát, tổng thể, không có cái chung tồn tại độc lập nằm ngoài cái riêng, cái chung thông qua cái riêng thể hiện sự tồn tại của mình”. Không có cái cây chung, con người chung, cô gái chung, đất nước chung. Nhờ có nhiều loại cây nên mới biết bản chất của cái cây, tìm hiểu nhiều cô gái mới biết sự nguy hiểm của loài mèo. Troll tí.

Vậy thì làm gì có cái gọi là giọng Mỹ hay giọng Anh chuẩn ( giọng bản xứ chung) mà học

Nước ta có dân số khoảng 94 triệu dân mà đã có ít nhất là 3 giọng Tiếng Việt chính, Vậy nước Mỹ hơn 300 triệu dân trải dài trên vùng lãnh thổ hơn 3 triệu km2 có một giọng nói thôi sao.

Vậy thì anh nào nói Tiếng Anh giống người Mỹ, hãy hỏi anh ta nói giọng Mỹ ở vùng nào, nếu nói giọng đó thì toàn nước Mỹ có hiểu không, có bị vùng nào kỳ thị không?

Tóm lại, chúng ta chỉ cần phát âm và ngữ điệu chuẩn để người khác hiểu đúng những gì mình nói là được, không cần nói giống người bản xứ làm gì.

2. Người Bản Xứ không thích bị người khác nhái giọng như vậy

Có câu “chửi cha không bằng pha tiếng”. người ta thường cảm thấy khó chịu khi bị nhái giọng như vậy. Nó giống như sự châm chọc, biếm nhẻ sự dị biệt- mỉa mai, coi thường sự khác biệt- nới rộng đào sâu sự cách biệt. Hay ho gì đâu mà bắt chước.

Giọng nói là một thích nghi văn hóa, khi ta sinh ra, làm quen với tiếng nói, lời ru của mẹ, giọng nói, lời dạy của cha, tiếng nói thân thương của gia đình, lời quan tâm của bè bạn hàng xóm, lời nhiếc mắc của kẻ ghanh ghét…Tiếng nói là một phần quan trọng của ký ức, là tự hào cá nhân, là tự tin, hào sảng về nguồn gốc xuất thân.

Nên, anh có ký ức khác tôi, văn hóa vùng miền khác tôi, tuổi thơ khác tôi sao lại cố gắng nói giọng giống tôi, ANH MUỐN GÌ?

Tôi là người Nam Bộ phát âm nhiều âm không chính xác lắm như: ông trời- ông chời, cá rô- cá gô, cái bát- cái bác, cậu út- cậy úc,miên man- miên mang…Nhưng anh nào khác vùng tôi mà cố nhái giọng miền Tây của tôi, tôi không thích chút nào, nghe cứ như sự châm chọc, mỉa mai.

Rồi ví dụ tôi ra Hà Nội ở, cố gắng nhái giọng Bắc, nếu tôi nói giống 100% người Bắc thì không nói gì (nếu họ không biết xuất xứ của tôi), nhưng nếu lộ ra chổ giọng Bắc, chổ giọng Nam, họ còn mến tôi nữa mới lạ.

Thế còn Tiếng Anh, trừ khi nào bạn sinh ra ở Mỹ, thụ hưởng sự giáo dục và dịch vụ Mỹ, am tường và sống trong văn hóa Mỹ, mà bạn nói không nói được giọng Mỹ vùng bạn ở mới lạ, còn chúng ta là người Việt Nam, sinh ra lớn lên trên đất nước Việt Nam, tự nhiên nói Tiếng Anh giống hệt người Mỹ, có thể người Mỹ họ khen vì lịch sự, người Việt họ khen vì hiểu sai, còn chắc chắn người Mỹ không thích bị nhái giọng tí nào cả.

3. Khó học mau quên.

Các em biết mình cần gì và làm thế nào để nói y hệt người bản xứ không?

a. Làm sao em biết em đã nói giống người bản xứ, ai cũng bảo vậy à?. Hãy nhớ chỉ có người bản xứ mới có khả năng thẩm định chính xác sự “ phát âm giống người bản xứ” của em thôi. Do đó, chúng ta cần giáo viên người Mỹ, hoặc Mỹ kiều dạy phát âm.

b. Chúng ta cần có năng khiếu nhớ âm, và năng khiếu nhái tốt( bắt chước, copy rập khuôn)

c. Chúng cần có phòng luyện âm với các thiết bị luyện âm tốt, như ca sĩ luyện âm vậy

d. Chúng ta cần một đống thời gian và công sức chỉ dành cho việc luyện âm

d. Luyện phát âm rất chán, có khi đọc một chữ, một câu, một đoạn vài tiếng đồng hồ là chuyện thường, không có năng khiếu thì còn lâu hơn. Hoàn toàn không thú vị vì nội dung lặp đi lặp lại, không thêm tri thức hiểu biết, chỉ nghe giống người nước ngoài chút xíu. Để làm được thứ vớ vẩn này cần một động lực và kỷ luật, phương pháp, sự say mê nhất định.

Thấy khó khăn và tốn đủ thứ chưa.

Tại sao mau quên?

để không quên thì phải có môi trường mà áp dụng, mà phải môi trường toàn Mỹ cơ, lỡ vô công ty toàn Tiếng Anh chuẩn giọng Ấn Độ thì “phí cơm” nhỉ.

Làm việc ở Việt Nam dễ có môi trường đó không?

Hay làm thế này: ” người ta giàu học Tiếng Anh (hội) Việt Mỹ, còn tôi nghèo nên qua Mỹ học Tiếng Anh” cho “chuất”.

4. Chúng ta nên học Tiếng Anh thực dụng thôi.

Nghĩa là học Tiếng Anh để sử dụng vào mục đích nhất định và thiết thực: làm -việc- kiếm- tiền.

Có câu:” who pays, he decides”. Thầy biết Tiếng Anh bản xứ của em hay lắm nhưng tổng giám đốc, hoặc sếp em người Ấn Độ, ông ta chẳng thích cái Tiếng Anh giọng Mỹ của em lắm đâu, chả lẻ lúc này lại phải học nói Tiếng Anh chuẩn giọng Ấn Độ để thích nghi và gây thiệt cảm với ông ta à. Khi tôi còn làm hướng dẫn viên du lịch, tôi từng biết một hai hướng dẫn bị đoàn khách Ba Lan, hoặc Đông Đức đổi hướng dẫn khác vì khách dị ứng với thứ Tiếng Anh giọng Mỹ đương đại của anh ta.

Nếu xui bạn làm giáo viên ngoại ngữ, vì yêu cầu nghề nghiệp, nói giống người nước ngoài để gây hứng thú cho học trò, tạo điều kiện thực tập nói Tiếng Anh tốt hơn cho học viên, kể cũng tốt. Nhưng chả lẻ đa số người học Tiếng Anh để đi dạy hết à.

“Ngôn ngữ là vỏ bọc tư duy”, giọng nói là cái vỏ của ngôn ngữ, trong khi bản chất, nội dung, trí tuệ, cách diễn đạt không học, lại tập trung học cái VỎ của cái VỎ của cái tư duy mà không thấy “cấn” à.

Em thử nghĩ xem, một trung tâm có loại giáo viên nào nhiều hơn?: giáo viên phát âm chuẩn Mỹ hay giáo viên có trình độ, dạy hay, am hiểu sư phạm và học viên, dạy cách phân tích, nghị luận, văn chương, triết học. Tiếng Anh hay Tiếng Việt chẳng qua là công cụ để diễn đạt điều mình muốn nói, học để làm sao có ý tưởng và cách để diễn đạt cho dễ hiểu thuyết phục các ý tưởng của mình cần thiết hơn em à.

5. Tự hào văn hóa, nguồn gốc xuất thân của mỗi cá nhân

Một anh Hà Nội vào Sài Gòn lập nghiệp 20 năm vẫn nói Tiếng Việt giọng Bắc, một Việt Kiều đi Mỹ 40 năm vẫn nói thứ Tiếng Anh mang nét Tiếng Việt, người Ấn Độ đi khắp thế giới vấn nói thứ Tiếng Anh giọng Ấn. Vì đó là tự hào, là ước muốn khẳng định giá trị cá nhân

Nếu thầy hỏi em:”Tại sao bạn học ngoại ngữ?”. Em trả lời sao?

….

Thầy biết em sẽ đưa ra nhiều lý do lắm. Để thầy kể cho em nghe câu chuyện thế này:”có con mèo rình trước hang chuột rất lâu và đói meo. Bầy chuột thì biết có mèo ngoài miệng hang nên cố thủ trong hang nhất định không ra dù đói. Mèo ta ngẫm nghĩ một lát, đoạn ngửa cổ lên trời cất tiếng sủa vang:gâu, gâu, gâu. Bầy chuột trong hang tưởng mèo đã bị chó đuổi chạy đi, bèn ùa ra khỏi hang tìm miếng ăn. Mèo bắt lấy chén sạch. Đoạn liếm mép nghĩ thầm”- chà, biết thêm ngoại ngữ kể cũng có lợi.”

Giống câu trả lời của em không?

Thầy tặng em câu trả lời này:” Tôi học Tiếng Anh bây giờ để sau này nói Tiếng Việt với người nước ngoài.

Em có biết tại sao dân cư của các cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Tây Ban Nha, Ý,… thường rất dở ngoại ngữ không? Vì họ giàu, họ tạo ra công việc, cơ hội, họ văn minh, họ có nội lực, tinh hoa, trí tuệ, khoa học công nghệ mà những nước khác cần làm việc với họ, du lịch nước họ, học hỏi họ, phụ thuộc họ. Nên ai muốn giao tiếp với họ thì phải học tiếng của họ, thế thôi.

Bác Hồ nói được nhiều ngoại ngữ, Bác Giáp cũng nói tốt Tiếng Pháp, Giáo sư Ngô bảo châu đi nước ngoài rất nhiều, thậm chí ở đó rất lâu và tất nhiên rất giỏi ngoại ngữ nhưng tất cả các vị nói không giống người bản địa là vì sao vậy.
Vì họ muốn cho mọi người trên thế giới biết, họ là người Việt Nam, ngay cả khi đang nói một ngoại ngữ.

Vì chúng ta là người Việt Nam, chúng ta sinh ra, lớn lên, trưởng thành ở nước Việt Nam, nhờ ngôn ngữ Tiếng Việt, chúng ta biết truyền tải yêu thương, mong chờ, tin tưởng, khát khao, chúng ta trở nên hiểu biết, trí tuệ, nhân văn. TIẾNG VIỆT của tổ tiên ta, của ông bà cha mẹ ta, của ta phải là thứ tiếng quan trọng nhất, đáng yêu nhất, hay ho nhất trên thế giới, xứng đáng để ta dồn toàn tâm toàn trí để học tập , duy trì, cũng cố, phát triển, bảo vệ nó đến muôn đời sau.Sự thật luôn phải là như vậy.
Em nghĩ anh Cường đô-la có cần học Tiếng Anh để giao tiếp với thợ cơ khí người Mỹ sửa xe “lam bò” cho anh không, bầu Đức có cần biết Tiếng Anh để trò chuyện với pilot mỹ của ông ta không.

Cho nên,

Khi các em nói Tiếng Anh không chuẩn giọng Anh hay Mỹ ( nhưng phải chuẩn phát âm và ngữ điệu nha) đó là chuyện đương nhiên, điều nên làm. Cố gắng để bắt chước giống hệt người nước ngoài là cực kỳ vô lý và không nên chút nào. Việc ấy thật lãng phí, mệt mỏi, vô lý, vô nghĩa và có phần bất công với Tiếng Việt. Người ta sẽ nhận ra nhanh chóng nguồn gốc của em khi nghe hơi hướng, linh hồn Tiếng Việt trong tiếng Anh của em

Các em phải học Tiếng Anh vì chúng ta còn nghèo, còn cùi bắp. Chúng ta cần Tiếng Anh để làm việc với họ,học hỏi họ vì họ văn minh, hiện đại hơn. Chúng ta học để hoàn thiện, thăng hoa, và phồn thịnh bản thân và cộng đồng. Lúc đó, sẽ đến phiên chúng ta nói với người nước ngoài rằng: Wanna talk to me, learn Vietnamese!
p/s:
Tôi tuyệt đối tin tưởng những lý lẽ này, nếu anh chị các em nào có cách suy nghĩ khác, xin vui lòng comment vì tôi cần xác tín với các em sinh viên chân lý này rất mực hết lòng.

Thân mến.

Thủ Đức Monday April 22, 2019
 
thế sao mọi người cứ khuyên học tiếng anh với gv bản xứ nhỉ?
 
Mình học với người bản xứ ở trung tâm ILI thấy bình thường mà ta,họ nói rất hay mà học hết đủ 4 kỷ năng luôn ,rất hay
 
Học ngôn ngữ mà học vs người bản người bản ngữ là lợi thế luôn mà,tùy theo mỗi bạn,có nhiều bạn chỉ cần giao tiếp nên chỉ cần môi trường để học được và phát âm nữa,còn có nhiều bạn học để thi lấy chứng chỉ này nọ thì sẽ kĩ hơn nên có nhiều bạn sẽ sợ không học được
 
×
Quay lại
Top