Khi nào teen Việt không còn lùn nữa?

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Ôi, chúng ta đang lùn nhất châu Á. Theo thông tin từ Viện dinh dưỡng quốc gia, trong 30 năm qua, người Việt cứ 10 năm chỉ cao thêm được 1cm.

Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt là 1m64, thua 8cm so với Nhật và 10cm so với Hàn Quốc.

Có quá nhiều con đường dẫn tới cái sự lùn, mà phần lớn đều do lỗi của chúng ta, chứ chẳng thể nào đổ lỗi mãi cho cái gen di truyền được.

Sự hắt hủi môn Thể dục trong nhà trường

Bạn Nguyễn Danh (Gò Vấp, TP HCM) than thở: "Nguyên cả lớp tớ ai cũng ghét môn Thể dục. Môn phụ, ít tiết, chương trình vừa nặng vừa chán vừa vô lý. Nghĩ xem, mỗi tiết có 45 phút, tập hợp mất 5 phút, khởi động 10 phút, giảng bài 5 phút, còn lại 25 phút để thực hiện bài tập thì làm được gì. Tiết bóng, mỗi người sờ tới bóng đúng một lần, mỗi lần sờ chưa tới một phút. Đã thế còn bị đa dạng thái quá, 35 phút mà học tới hai nội dung, có lẽ chỉ thần đồng mới học nổi. Xui nhất là tụi lớp chọn, tụi đội tuyển học sinh giỏi, chỉ được biết tới trái banh qua hình vẽ và màn hình ti vi thôi".

bong1-9796-1414397108.jpg

Môn Thể dục bị nhiều bạn "hắt hủi". Ảnh:RMIT.

Đã thế ở TP HCM các trường phổ thông gần như đã xóa sổ giờ Thể dục giữa giờ do thiếu sân bãi tập luyện. Một số trường tư thục để dồn thời gian ôn thi các môn văn hóa, còn bỏ luôn môn Thể dục và cho điểm khống.

Trong khi đó, ngay trong các bộ phim của Hollywood, các hot boy, hot girl hầu như đều ít nhiều dính dáng tới sàn tập. Đó là các siêu sao bóng bầu dục, bóng rổ, các cô nàng nhảy múa thiện nghệ, hoặc những đội cổ vũ rực rỡ lấp lánh. Bởi các ngôi sao thể thao trung học thường được dành những suất học bổng Đại học đặc biệt. Còn ở mình, bạn nào giỏi thể dục còn bị trêu chọc là "đầu óc ngu si tứ chi phát triển", "dinh dưỡng không vào não, chỉ vào xương" nên chẳng ai ham.

Phụ huynh nói không với các môn vận động

Bạn Minh Vương kể: "Ba mẹ tớ chỉ thích tớ ở rịt trong nhà, ngồi ôm lấy cái bàn thôi. Hôm tụi bạn tới rủ đi đá bóng thì bị đuổi thẳng: "Lại tụ tập đàn đúm à? Nắng chang chang ra đó chạy hùng hục rồi về bệnh thì học hành làm sao?"

bo-6757-1414397108.jpg

Nhiều phụ huynh không muốn con mình suốt ngày vận động mồ hôi nhễ nhại. Ảnh: Kyo Phạm.

Hải Đăng cũng có nỗi niềm tương tự: "Thể thao là cái gì, nhìn lịch học của tớ nè: 6h30 sáng học tới 17h30 chiều, ăn vội thức ăn nhanh hoặc cơm hộp rồi 18h học thêm, tối về nhà tắm một cái rồi làm bài tập. Có khi qua nửa đêm mới ngủ, hôm sau lại 6h30 lại đi học tiếp. Mà tớ thấy xung quanh chả mấy ai tập thể dục. Bụng bia của ba to như bà bầu 7 tháng, mẹ thì tối ngày lau dọn, bạn bè thì đứa nào cũng phải chúi đầu vào học, hỏi tớ chơi với ai chứ/"

Khảo sát ngẫu nhiên 400 học sinh THCS và THPT tại Hà Nội và TP HCM, dự án "Hành vi tuổi teen đô thị" cho thấy 70% teen trong mẫu khảo sát không có hoạt động thể thao nào trong một ngày, với học sinh nữa con số đó còn lên tới 80%.

"Văn hóa xe máy"

Đợt sang Hồng Kông, nhìn đường phố và dưới ga tàu điện ngầm cả khối người khổng lồ khi rầm rập đi bộ, mà chúng tớ đuối. Chỉ đi cùng bạn bè Hồng Kông có vài ngày mà cả nhóm chúng tớ đứa nào đứa đó chân dán chi chít cao salonpas. Tới chiều là tụi tớ lết không nổi nữa, chân phồng rộp lên. Văn hóa xe máy làm chúng ra một bước ra đường là ngồi lên xe.

Ở đây toàn giao thông công cộng, xe buýt, tàu điện ngầm, buộc bạn phải đi bộ rất nhiều để chuyển từ ga này tới ga kia, từ trạm này tới trạm khác. Thảo nào, hầu hết họ đều cao lớn hơn tụi tớ, chỉ có các ông bà già thế hệ trước mới lùn thôi.

xe-5423-1414397108.jpg

Nhiều bạn trẻ đang phụ thuộc quá nhiều vào xe máy, xe đạp điện. Ảnh:Khôi Trần.

Trong một nghiên cứu quốc tế năm 2012 đăng tải trên tạp chí y khoa The Lancet (Anh), người Việt Nam được xếp vào nhóm người lười vận động nhất thế giới. Giáo sư Dương Nghiệp Chí, Viện Khoa học Thể dục thể thao Việt Nam cho rằng người Việt hiện thấp nhất trong khu vực là hệ quả của việc thiếu vận động. Nếu vận động hợp lý sẽ tăng cường sức khỏe chung, điều hòa hoạt động của hệ nội tiết, trong đó có tuyến yên, tuyến giáp. Khi đó, các kích thích tố tăng trưởng GH mới giúp tận dụng hết tiềm năng di truyền, đồng thời kích thích sự phát triển của tế bào xương, tăng chiều dài của xương.

Theo Hoa học trò
 
"Phụ huynh nói không với các môn vận động" cái này thì đúng nè còn cái thứ nhất thì cũng tùy trường thôi, vụ đi xe máy thì không lẽ 12h trưa, nắng chang chang mà phải đi bộ hoặc đạp xe tới trường để tập thể dục -_- ( đang ước ao có một chiếc xe máy để chạy đi học cho khỏe -_- )
 
Đổ thừa đủ thứ nhưng mình thấy ảnh hưởng lớn nhất vẫn là yếu tố di truyền. Dân mình tạng người vẫn chưa cao lớn mà sao trông đợi con cái cao to được. Bố mẹ lùn mà đẻ ra con cao vùn vụt :-? <coi chừng nhầm con ở bệnh viện - tào lao xíu:))> Mình nghe nói <không biết đúng không >, hồi xưa Nhật cải thiện giống nòi bằng cách khuyến khích các cô gái lấy chồng Tây:-?
 
×
Quay lại
Top