Khi 2 "ông thầy" bị mang tiếng "quấy rối t.ình d.ục"...

rio_sp

Cầu bao nuôi, hứa sẽ ngoan
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/11/2011
Bài viết
14.548
1. Sửng sốt hơn khi biết thêm kết quả này không phải là sản phẩm của mấy cuộc thăm dò ý kiến "vu vơ" trên mạng mà do cơ quan của Bộ LĐTB&XH và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố.

Xem ra, đây là một tin chẳng dễ chịu gì đối với các ông thầy ở hai ngành đức cao vọng trọng của đất nước (thầy giáo, thầy thuốc). Cho rằng đây không phải "con sâu làm rầu nồi canh" chuyên gia của Tổ chức ILO còn phân tích: "mối quan hệ giữa học sinh - thầy/cô giáo, y tá/bác sĩ - bệnh nhân khoảng cách quyền lực khá lớn. Đó là lý do 2 ngành đó dễ có trường hợp quấy rối t.ình d.ục". Như thế có vẻ như có tính... tất yếu!

2. Chắc chắn kết quả này sẽ gây tranh cãi trong những ngày tới, không chỉ từ những người trong nghề y, trong ngành giáo... Thực ra, tôi không quá bất ngờ trước kết quả trên, bởi lẽ, trong nghiên cứu hay điều tra xã hội học, thực hiện trên nhóm đối tượng nào, với quy mô, phương pháp ra sao thì sẽ cho ra kết quả tương ứng. Và khi "đọc" một kết quả điều tra, ta không bao giờ được thoát ly khỏi phương pháp, quy mô đã sinh ra kết quả ấy.

Cụ thể, đây là kết quả của một nghiên cứu dựa trên phỏng vấn 100 người kết hợp với các tài liệu khác (chủ yếu trên các phương tiện thông tin đại chúng). Có thể thấy ngay rằng, với phương pháp như thế, thì hai ông thầy (thầy giáo, thầy thuốc) bị "tố" là... logic. Bởi hai ông thầy này chắc chắn đã xuất hiện nhiều nhất trong cuộc sống của 100 người được phỏng vấn nói trên (ai chẳng phải, hay chẳng có người nhà đi học, đi khám bệnh). Hai ông thầy này cũng được mặc định là những người phải có "đức cao vọng trọng", cho nên hễ có hành vi lệch chuẩn nào đó (chưa nói tiêu cực) thì lập tức sẽ phải chịu tai tiếng, bị lên báo, và người chứng kiến sẽ còn nhớ... đến già!

Đơn cử thế này, ta có thể đồng ý với nhau rằng, bất cứ ai có hành vi chòng ghẹo hoặc sàm sỡ đàn bà con gái đều đáng bị lên án. Nhưng khi chứng kiến một ông thầy làm việc đó thì dư luận sẽ phẫn nộ, còn bình thường, ra ngã ba đường, thấy mấy anh xe ôm, hay mấy gã du tử du thực, xăm trổ đầy mình, buông lời chòng ghẹo con gái nhà lành, thì có khi ta cho là... "chuyện thường ngày ở khu phố"!

Đây là vấn đề có tính tâm lý. Bởi thế khi soi chiếu vào văn học dân gian, ta sẽ thấy hình tượng thầy tu, thầy đồ, thầy cúng... bị bêu riếu rất thảm hại (tham ăn, ngu dốt, máu gái...). Nhưng ta nên coi đó là thủ pháp tương phản trong nghệ thuật (tương phản giữa nội dung là ông thầy với hình thức là kẻ bệ rạc) hơn là sự phản ánh tính phổ biến của hiện tượng này trong xã hội xưa.

3. Một kết quả nghiên cứu đúng, vẫn có thể bị hiểu sai, nếu chúng ta nhớ rằng, khoảng 5-7 năm trước, dư luận rộ lên với một nghiên cứu cho rằng, tuổi quan hệ t.ình d.ục trung bình của thanh niên Việt Nam là 14-15. Kết quả đó đã gây sốc, song ngay lập tức nhiều người tin vào sự logic của nó khi đọc báo, đọc mạng thấy các trường hợp tương tự.

Thực tế, đó chỉ là một kết quả nghiên cứu trong nhóm đối tượng trẻ em lang thang – đối tượng nhạy cảm nhất với việc bị lạm dụng t.ình d.ục. Còn tuổi quan hệ t.ình d.ục lần đầu trung bình của thanh niên Việt Nam, theo kết quả điều tra quốc gia sau đó, đã đưa ra con số khoa học là 19.

4. Trở lại với kết quả của cuộc điều tra trên. Việc phỏng vấn 100 người, dù theo đúng phương pháp khoa học, cũng không thể phản ánh bức tranh toàn cảnh về nạn quấy rối t.ình d.ục trong xã hội. Hay nói đúng hơn, phải hiểu là với 100 người được phỏng vấn đó, thì giáo dục và y tế bị "ấn tượng" là dễ có nguy cơ xảy ra quấy rối t.ình d.ục nhất.

Hiểu như vậy sẽ công bằng hơn với các "ông thầy".

Đông Kinh
Thể thao & Văn hóa
 
×
Quay lại
Top