HƯỚNG DẪN THỦ TỤC LÀM HỒ SƠ DU HỌC ÚC

nguyetanh8406

Thành viên
Tham gia
14/7/2011
Bài viết
8
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC LÀM HỒ SƠ DU HỌC ÚC của CỔNG THÔNG TIN TRƯỜNG PHỔ THÔNG QUỐC TẾ KINH BẮC https://kbis.edu.vn/ cho các bạn muốn du học tại Úc.

Úc là vùng đất xinh đẹp với những vùng sa mạc rộng lớn, với những ngôi nhà cùng những khu vườn đầy hoa rực rỡ, với những thành phố hiện đại, và những bãi biển nổi tiếng thế giới. Thủ đô của Úc là Canberra, Khoảng 60% trong dân số 21,7 triệu người của Úc sống tập trung ở các thành phố lớn của bang như: Sydney, Melboume, Brisbane, Perth và Adelaide. Tại Úc có 6 tiểu bang và 2 vùng lãnh thổ. Các tiểu bang gồm New South Wales,Queensland, Nam Úc, Tasmania, Victoria và Tây Úc.
Tổng diện tích của Úc là hơn 7 triệu km2 và được bao quanh bởi Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

image.php


THeo thông tin mới nhất, Úc nới rộng quy định xét duyệt Visa du học: Quyết định mở rộng xét duyệt visa cho các trường không thuộc khối đại học sẽ không giúp đẩy mạnh thị trường du học sinh quốc tế được nhiều trừ khi các trường đó giảm giá đáng kể.

Theo nhận định của nhà nhân khẩu học Bob Birrell: “Quyết định mở rộng xét duyệt visa cho các trường không thuộc khối đại học sẽ không giúp đẩy mạnh thị trường du học sinh quốc tế được nhiều trừ khi các trường đó giảm giá đáng kể”.
Ông nói: “Chúng ta sẽ phải đợi xem đó là những trường nào, họ cung cấp những khóa học gì và mức học phí họ sẽ thu là bao nhiêu rồi mới đánh giá mọi việc được chính xác. Nhưng sự thay đổi trên nhiều khả năng không làm tăng doanh thu tổng thể lên nhiều bởi các trường này sẽ không tăng học phí hoặc còn giảm đi để thu hút du học sinh nước ngoài”.

HỒ SƠ ĐĂNG KÍ NHẬP HỌC
Hộ Chiếu
Bằng tốt nghiệp và bảng điểm bậc học gần nhất
Bảng điểm IELTS hoặc các chứng nhận ngoại ngữ khác nếu có

HỒ SƠ XIN VISA DU HỌC:

Thị thực thứ hạng (visa sub-classes) chiếu theo lĩnh vực giáo dục. Quý vị nên nộp đơn xin thị thực thứ hạng dành cho khóa học chính mà quý vị dự định theo học. Mức thẩm định quốc gia (country assessment levels - CAL) Mức thẩm định quốc gia được xếp theo từng lĩnh vực giáo dục tại mỗi nước và được chia ra làm 5 mức. Các tiêu chuẩn hiển nhiên (evidentiary standards) Mức nghiêm ngặt của các yêu cầu về thị thực, bao gồm khả năng Anh ngữ, tùy thuộc vào mức thẩm định quốc gia. Mức thẩm định quốc gia càng cao thì các yêu cầu về thị thực càng trở nên nghiêm ngặt hơn. Xác nhận ghi danh điện tử (electronic confirmation of enrolment - eCoE) Xác nhận ghi danh điện tử hay eCoE là chứng cớ ghi danh duy nhất được chấp nhận trong việc duyệt xét đơn xin cấp thị thực du học hoặc Chứng nhận học bổng (Đối với học sinh theo chương trình học bổng).

Bao gồm hồ sơ cá nhân, học tập và hồ sơ chứng minh tài chính

Hồ sơ cá nhân:
Ảnh 4x6 (10 tấm)
Hộ Chiếu (bản gốc)
Giấy Khai Sinh (03 bản photo công chứng trong vòng 6 tháng)
CMND (03 bản photo công chứng trong vòng 6 tháng)
Hộ Khẩu của học sinh (03 bản photo công chứng trong vòng 6 tháng)
Hồ Sơ học tập :
Bảng Điểm và Bằng tốt nghiệp THPT ( 01 bản gốc và 2 bản photo công chứng)
Bảng Điểm và Bằng tốt nghiệp Đại học (01 bản gốc và 2 bản photo công chứng)
Giấy khen và các giấy chứng nhận khác nếu có (03 bản photo công chứng trong vòng 6 tháng)
Hồ Sơ Chứng Minh Tài Chính:

Một trong các điều kiện để xin thị thực của Úc là bạn phải có và chứng minh được nguồn tài chính hỗ trợ việc học tập của bạn trong suốt thời gian du học tại Úc, bao gồm toàn bộ chi phí về học phí, ăn ở và các chi phí khác như bảo hiểm, vé máy bay hai chiều … Tùy vào khóa học của bạn mà văn phòng visa của Bộ Di trú Úc sẽ có những mức độ yêu cầu khác nhau trong việc chứng minh tài chính.

Chứng minh tài chính thường gồm có 2 phần:
Bằng chứng về số tiền bạn phải chuẩn bị đi du học; và Nguồn gốc tích luỹ của số tiền đó.
Bằng chứng về số tiền chuẩn bị du học của bạn có thể thể hiện bằng sổ tiết kiệm hoặc Hợp đồng vay tín dụng du học của Ngân Hàng.
Để có thể kí được hợp đồng vay tín dụng, ngân hàng có trách nhiệm thẩm định khả năng chi trả của gia đình bạn. Khi bạn đã đáp ứng đủ các yêu cầu của ngân hàng, văn phòng visa sẽ tin tưởng và công nhận khả năng tài chính của gia đình bạn. Các ngân hàng cho vay tín dụng du học như: ANZ, ACB, SACOMBANK, TECHCOMBANK, MARITINEBANK, HDBANK..v.v. Nếu bạn dự định vay tiền ngân hàng đi du học & chưa biết lựa chọn ngân hàng nào, chúng tôi có thể giới thiệu bạn tới một trong các ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn cho vay du học.

Tuy nhiên nếu gia đình bạn đã có sẵn nguồn tiền và các nguồn thu nhập có thể chứng minh được rất rõ ràng thì bạn có thể chứng minh trực tiếp bằng sổ tiết kiệm. Nếu bạn phân vân không biết mình nên chọn cách nào, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn cách chứng mình tài chính an toàn, thuận tiện, tiết kiệm và phù hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể và chi tiết thu nhập của gia đình bạn.

Một số giấy tờ cần thiết cho việc chứng minh tài chính như sau:
Giấy tờ chứng nhận quan hệ giữa người bảo trợ tài chính và du học sinh
Thư cam kết bảo trợ tài chính
Giấy CMND của người bảo trợ tài chính
Sổ tiết kiệm
Giấy tờ sở hữu bất động sản
Bảng kê lương, hợp đồng lao động, giấy chứng nhận ĐKKD (nếu có)
Biên lai đóng thuế
Hợp đồng hạn mức tín dụng…
Các giấy tờ nộp là bản photo công chứng ( 03 bản). Các giấy tờ công chứng quá 6 tháng là không còn hiệu lực.
Số lượng và chi tiết giấy tờ tùy thuộc vào cách thức chứng minh tài chính mà bạn chọn và nguồn gốc tài chính mà bạn có. Hãy liên hệ với nhân viên tư vấn của chúng tôi được hướng dẫn làm hồ sơ chi tiết “hoàn toàn miễn phí”.

Các bạn có thể xem cụ thể tại https://kbis.edu.vn/vn/detail/huong-dan-lam-ho-so-du-hoc-uc-520/ nhé.
 
×
Quay lại
Top