Hơn 4,5 triệu người Việt sống ở nước ngoài

minhtan20xx

Nhân Viên Tư Vấn
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2012
Bài viết
2.256
Việt kiều hay người Việt hải ngoại là cộng đồng Việt định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Từ điển Thiều Chửu định nghĩa chữ "kiều" (僑) là "ở nhờ, đi ở nhờ làng khác hay nước khác gọi là kiều cư, kiều dân"[26]. Cụm từ "Việt kiều" được những người sống tại Việt Nam dùng để gọi những người Việt sống ở nước ngoài chứ không phải là thuật ngữ được chính họ sử dụng.[27] Tại Việt Nam ngày nay, từ "kiều bào" cũng được dùng với nghĩa tương tự.

Đầu thập niên 1970 có khoảng 100.000 người Việt sống ngoài Việt Nam, chủ yếu tập trung tại các nước láng giềng (Lào,Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, v.v.) và Pháp. Con số này tăng vọt sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 và số quốc gia có người Việt định cư cũng tăng theo; họ ra đi theo đợt di tản tháng 4 năm 1975, theo các đợt thuyền nhân và theo Chương trình Ra đi có Trật tự. Đầu thập niên 1990 với sự sụp đổ của khối Đông ÂuLiên Xô, những người do nhà nước Việt Nam cử đi học tập, lao động không trở về nước đã góp phần vào khối người Việt định cư tại các nước này. Như vậy, ngoài Việt Nam hiện nay có khoảng 4 triệu người Việt sinh sống trên hơn 100 quốc gia ở năm châu lục, trong đó có 1,799,632 sống tại Hoa Kỳ.[28]

Việt kiều trên thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Theo số liệu của Học Viện Ngoại Giao [1] năm 2012, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có trên 4 triệu người và phân bố không đồng đều tại 103 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, 98% trong số đó tập trung ở 21 nước tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Áchâu Đại Dương.

Tên nước Dân số theo ước tính của Bộ Ngoại giao [1]
Mỹ 2.200.000
Pháp 300.000
Úc 300.000
Canada 250.000
Đài Loan 200.000
Campuchia 156.000
Thái Lan 100.000
Malaysia 100.000
Hàn Quốc 100.000
Nhật 80.000
Nga 60.000
Cộng hòa Séc 60.000
Anh 40.000
Lào 30.000
Ba Lan 20.000
Na uy 19.000
Hà Lan 19.000
Bỉ 14.000
Thụy Điển 14.000
Đan Mạch 14.000
Châu Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]
Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Người Mỹ gốc Việt
Với gần 1.8 triệu người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ[28], vào thời điểm năm 2010 số người Việt ở Mỹ chiếm khoảng một nửa số Việt kiều trên toàn thế giới. Họ thường tập trung ở miền Tây, chủ yếu là ở các khu vực đô thị. Riêng tiểu bang California chiếm phân nửa, tập trung đông đảo nhất tại Quận Cam, sau đó là San Jose, CaliforniaHouston, Texas. Trong số 1,132,031 người từ 25 tuổi trở lên, 30.2% không có bằng trung học, 21.5% chỉ tốt nghiệp trung học hoặc tương đương, 18.6% có bằng cử nhân, 22.8% có bằng nghề hoặc liên kết, 6.9% có bằng tốt nghiệp[29] hoặc chuyên nghiệp[28]. Vì hầu hết số người Mỹ gốc Việt là người tỵ nạn chống cộng sản hay thân nhân của người tỵ nạn, họ là thành phần bất đồng chính kiến với chính quyền cộng sản Việt Nam.[30] Nhiều người Mỹ gốc Việt thường xuyên biểu tình lên án tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và gần đây đã vận động chính quyền địa phương công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa làm biểu tượng cho cộng đồng người Việt Hải Ngoại qua "Chiến dịch Cờ Vàng" và nay được xem là "Lá cờ Tự do và Di sản" (Heritage and Freedom Flag) của người Việt tại Mỹ.

Canada[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Người Canada gốc Việt
Người Canada gốc Việt (tiếng Anh: Vietnamese Canadian) là những người sinh sống tại Canada có nguồn gốc dân tộc Việt. Người Việt tại Canada là một trong những cộng đồng dân tộc có nguồn gốc khác châu Âu lớn nhất tại Canada.

Những người Việt đầu tiên tại Canada là sinh viên học sinh du học từ miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Nhiều người Việt bắt đầu di cư đến Canada sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, với hàng nghìn người tị nạn từ miền Nam Việt Nam để tránh chế độ cộng sản. Từ con số 1.500 người vào cuối năm 1974, cộng đồng người Việt tại Canada đã tăng trưởng mạnh và đã lên đến 180.000 người vào năm 2006, trở thành một trong những cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhất trên thế giới.

Châu Đại Dương[sửa | sửa mã nguồn]
Úc[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Người Úc gốc Việt
Theo cuộc thống kê toàn quốc năm 2001, dân số Úc có 154.807 người sinh tại Việt Nam và 174.246 người dùng tiếng Việt trong các hoạt động trong gia đình[31]. Nếu kể cả những con em gốc Việt sinh tại Úc, con số người gốc Việt lên đến 245 ngàn người. Vì lý do ngôn ngữ, liên hệ gia đình, việc làm và nhất là do tình đồng hương, đa số người Việt sống quây quần với nhau và thường tập trung tại các thành phố lớn như Sydney, Melbourne. Người Việt vùng Sydney tụ tập đông nhất ở Cabramatta, còn mệnh danh là "Saigonmatta"[cần dẫn nguồn], và khu Bankstown ở ngoại ô phía tây thành phố. Cộng đồng người Việt tại Úc là một cộng đồng non trẻ, vì mới thành lập và có tuổi bình quân là trẻ. Người Việt tại Úc thường sống rất đoàn kết[cần dẫn nguồn], và thường xuyên có những sinh hoạt cộng đồng để giữ gìn văn hóa và bản sắc Việt[cần dẫn nguồn]. Nhiều Hội đoàn đồng hương được thành lập, như Cộng đồng Người Việt Tự do Liên bang Úc châu. Nhiều người Úc gốc Việt cũng tạo nhiều thành công trong đời sống. Về mặt chính trị, nhiều người cũng nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyển Úc, như ông Lê Văn Hiếu hiện là Phó toàn quyền tiểu bang Nam Úc, bà Lâm Lệ Hoa (Le Lam) hiện là thị trưởng thành phố Auburn, New South Wales và là phụ nữ Úc cũng như người châu Á đầu tiên giữ chức vụ thị trưởng tại Úc[32], Nguyễn Minh Sang (Sang Nguyen) từng là thị trưởng trẻ nhất quận hạt Richmond và hiện là nghị sĩ tiểu bang Victoria[33]. Về khoa học, nữ Tiến sĩ Vũ Thị Ngọc Trang là phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào Viện Khoa học Kỹ thuật Hoàng gia, kiêm nhiệm chức vụ giám đốc Trung tâm Nghiên cứu xã hội thực nghiệm Úc, giáo sư - tiến sĩ sử học Trần Mỹ Vân tại Đại học Nam Úc (University of South Australia).

Châu Á[sửa | sửa mã nguồn]
Campuchia[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Người Campuchia gốc Việt
Thái Lan[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Người Việt tại Thái Lan
Triều Tiên[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Người Việt tại Triều Tiên
Người Việt tại Triều Tiên có một lịch sử từ cuối thời nhà Lý khi nhiều hoàng tử của nhà Lý đã chạy qua Cao Ly để tỵ nạn chính trị ở triều đình của vương quốc Goryeo sau khi nhà Trần lên nắm quyền. Sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia làm hai quốc gia CHDCND Triều TiênHàn Quốc, người Việt tại đây tiếp tục sống ở cả hai quốc gia.

Đài Loan[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Người Việt tại Đài Loan
Theo báo Tiền phong online ngày 9 tháng 12 năm 2006, cộng đồng người Việt sống ở Đài Loan tính đến nay đã có hơn 20 vạn người, trong đó có khoảng 10 vạn là cô dâu lấy chồng người Đài Loan, hơn 7 vạn là những người lao động sang làm việc, trong đó có 80% là phụ nữ. Như vậy số Việt kiều chỉ khoảng dưới 10 vạn người.

Còn theo số liệu mới nhất của Uỷ ban các vấn đề lao động (COA), hiện có 85.528 người Việt Nam làm việc tại Đài Loan. Tuy nhiên đây không phải là Việt kiều theo đúng nghĩa mà là những người quốc tịch Việt Nam sống và làm việc có thời hạn tại Đài Loan.

Châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]
Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Người Pháp gốc Việt
Số người Việt tại Pháp được ước tính từ khoảng 200.000[34] đến 250.000[35] người.

Đức[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Người Việt tại Đức
Người Việt tại Đức là nhóm người ngoại quốc gốc Á lớn nhất tại quốc gia này[36], theo Văn phòng Thống kê Liên bang có 83.526 người có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống tạiĐức tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2004, trong đó có 17.893 người hay 21,4% sinh tại Đức[37]. Thêm vào đó, khoảng 40.000 người di cư gốc Việt không chính thức cũng hiện đang sinh sống tại Đức, chủ yếu tại các bang ở miền Đông[38].

Cộng hòa Séc[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Người Việt tại Cộng hòa Séc
Cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Séc, tính đến năm 2011, vào khoảng 58.000 người, là cộng đồng người nhập cư lớn thứ 3 tại Cộng hòa Séc (là cộng đồng thiểu số lớn thứ 3 sau UcrainaSlovaki). Họ Nguyễn hiện là họ phổ biến đứng thứ 9 tại Cộng hòa Séc.[39]

Hiện công đồng người Việt tại Cộng hòa Séc đã là dân tộc thiểu số chính thức (official minority).[40]

Việt kiều lao động[sửa | sửa mã nguồn]
Trước đây người Việt đi lao động nước ngoài thường tới Liên Xô và các nước vệ tinh của nó. Ngày nay những địa điểm chính là Đài Loan, Nhật Bản, MalaysiaNam Hàn. Con số tổng cộng khoảng 500 ngàn người, 1/3 là phụ nữ. Theo tường trình năm 2013 của chính phủ Hoa Kỳ, so với những người lao động nước ngoài từ các nước Á Châu khác, họ thường thiếu nợ nhiều, cho nên dễ bị làm lao động ép buộc và những lao động có dính líu tới nợ nần. Theo một nghiên cứu 2013 của CSAGA, một tổ chức phi chính phủ Việt Nam, 1/3 trong số 350 người được phỏng vấn, cảm thấy đã bị lừa đảo, và bóc lột. Bị đối xử tệ hại đã đưa đẩy một số công nhân phá hợp đồng, đi làm lậu. Nó trở thành một vấn đề lớn ở Nam Hàn đưa tới việc chính phủ họ hủy bỏ hệ thống cấp giấy phép cho người Việt sang làm. Giấy phép được thử cấp lại, nhưng bộ lao động Việt Nam cho biết, Nam Hàn sẽ đóng cửa lại lần nữa, ngoại trừ số người làm lậu giảm từ 40% xuống 30%.[41]

Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]
Việt kiều ở nước ngoài là một nguồn vốn về kinh tế và nhân lực cho Việt Nam và có sức tiêu thụ cao. Kiều hối cũng là một nguồn doanh thu quan trọng cho Việt Nam. Năm 2009, số tiền người Việt hải ngoại gửi về nước cho thân nhân thông qua những kênh chính thức là 6,2 tỷ đô la, năm 2010 là 8,1 đô-la (khoảng 8% GDP cả nước, 101 tỷ đô la lúc đó), năm 2011 là 9 tỷ đô la (tăng hơn 20% từ năm 2010).[42]

Ngoài ra số doanh nghiệp Việt Kiều cũng đầu tư về làm ăn tại Việt Nam, cho đến năm 2010 ước tính khoảng 3.400 doanh nghiệp, với tổng số vốn đầu tư về nước là khoảng 6 tỷ USD, trong đó có một số doanh nghiệp lớn của cộng đồng Việt Kiều đã phát triển thành công, vươn lên thành những doanh nghiệp có thương hiệu hàng đầu Việt Nam nhưVingroup, Euro Windows[1]

theo wikipedia
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top