Hội ngộ những câu chuyện lãng mạn và cười vỡ cả bụng trong đời sinh viên - Nhật ký thường ngày

nhatkysinhvien

Thành viên
Tham gia
9/10/2012
Bài viết
5
Hi các bạn
mình là 1 nhí sinh viên nhưng mà còi tO.
Có ai có mẩu kỷ niệm nho nhỏ nào xin góp vui..lun nhé,
"Góp vui để mở rộng vòng tay bè bạn"
Chúng mình luân là sinh viên sôi nổi:KSV@19::KSV@19::KSV@19:
Bạn là người vui tính?
Bạn là người luôn quan tâm đến người khác?
Bạn là người luôn năng động?
Tất cả có trong Sinh Viên chúng ta??
Cùng nhau chia sẻ nào các bạn ơi :KSV@06:


Chia sẻ khuyến mại::KSV@19::KSV@19:
Lắp mạng Fpt miễn phí cho các bạn sinh viên đây!!
>> Click xem luân nhé <<



 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Nhật ký sinh viên rất mong có nhiều sự phản hồi của các bạn
Trân trong!!
 
Các bạn ơi,
Mình chờ mãi mà ko thấy có ai góp chia sẻ, bun ưa mất!! huuhu
 
Chuyện của dĩ vãng....
Xem ...>> Xem!!
Trước đây ở xóm tôi có cô bạn rất hay ăn quà vặt, suốt ngày la cà quán xá.

Trước khi bàn về vấn đề này, chúng ta cần phải hiểu thêm về hai từ “Chúa Chổm”. Vậy “Chúa Chổm” là gì?

Giai thoại dân gian kể rằng Lê Duy Ninh ngày bé tên là Chổm, mẹ ông từng tình cờ được gặp vua Lê Chiêu Thống một lần khi vua đang bị Mạc Đăng Dung giam lỏng ở phường Đông Hà; sau đó có mang và sinh ra Chổm. Chổm lớn lên nhà nghèo, phải đi vay mọi người để sống qua ngày và hứa sẽ trả đủ nợ.

Bỗng gặp lúc Nguyễn Kim khởi binh chống nhà Mạc, tìm được Chổm là dòng dõi nhà Lê nên lập làm vua. Công cuộc diệt Mạc thắng lợi, vua Chổm trở lại kinh thành Thăng Long. Khi đi qua làng cũ chỗ mẹ con Duy Ninh lánh nạn, một số người bán chịu cho Ninh ngày xưa đổ lại đòi tiền. Họ không biết Duy Ninh làm chức gì nhưng thấy được đi xe giá, quân lính hộ vệ thì chắc là Ninh đã thành đạt, nên họ nhắc lại lời hứa của Ninh.

Có nhiều người không phải là chủ nợ nhưng cũng đổ xô lại yêu cầu, đòi hỏi. Người người tấp nập đầy đường, chỉ vào vua mà đòi nợ.Từ đó “Nợ như chúa Chổm” trở thành một thành ngữ chỉ những người thiếu nợ quá nhiều.

Trước đây ở xóm tôi có cô bạn rất hay ăn quà vặt, suốt ngày la cà quán xá. Lúc đầu chưa quen thì cô ấy trả tiền sòng phẳng, lân la một thời gian đến khi quen biết thì bắt đầu mua chịu. Một hôm, cô ấy đi cùng với một bạn trai ra đầu ngõ thì bị bà chủ quán nước gọi lại đòi nợ. Vì cô ấy không có tiền nên lại khất lần sau khiến bà chủ quán tức giận mắng: “Cháu có biết là cháu đã khất cô đến lần thứ bao nhiêu rồi không?”. Đến lúc này, cậu bạn trai đi cùng ngại quá nên đành phải rút tiền ra trả nợ hộ cô bạn này.

Có lần tôi ra chợ mua đồ ăn thì gặp một cậu sinh viên bị bác bán rau mắng vì tội nợ dai. Khi cậu sinh viên này đi khỏi bác bán rau giãi bày: “Khổ lắm! Tôi chẳng muốn bán cho bọn này tí nào đâu, bọn nó nợ dai lắm!”. Tôi là người ngoài cuộc nên chẳng biết phải thông cảm cho ai. Nửa thương cậu sinh viên bị bác bán rau mắng vì không có tiền trả nợ, vừa thương bác bán rau bán hàng chẳng lời lãi bao nhiêu mà gặp phải những người nợ dai như thế. Cũng có lúc tôi dò hỏi bạn bè thì được biết, nguyên nhân dẫn đến cảnh nợ nần không phải do bố mẹ cho tiền không đủ mà là do vui bạn vui bè nên chi tiêu quá đà hoặc tiêu tiền vào những việc không chính đáng.

Rồi một hôm, khi vào group của nhóm, tôi thấy bạn bè đăng rất nhiều thông tin về tình hình nợ nần của một bạn thành viên trong nhóm. Được đà, một số bạn khác cũng đua nhau đăng những tin nhắn mà bạn ấy hỏi vay tiền. Sau đó là những lời bình phẩm chẳng hay ho chút nào, người thì bảo bạn ấy mượn danh nghĩa tình nguyện để lừa đảo, người thì khuyên đề phòng, cảnh giác...

644337-01.jpg


Sau những chuyện như thế, tôi không hiểu cô bạn cùng xóm tôi cảm thấy thế nào khi cậu bạn trai phải trả nợ hộ mình? Không hiểu cậu sinh viên nợ tiền của bác bán rau nghĩ sao khi để tình trạng nợ nần như thế kéo dài? Và cô bạn trong nhóm tôi có cảm thấy ngại ngùng không khi nhưng khoản nợ nần bị phanh phui trên group nhóm?.

Dù nguyên nhân của việc nợ nần thế nào đi chăng nữa thì người ta khó mà thông cảm cho một kẻ quỵt tiền và nợ nần chồng chất nhất là khi vay mượn tiền để chi tiêu vào những việc không chính đáng. Vì vậy, tốt hơn hết chúng ta phải biết tiết kiệm chi tiêu để tránh vay mượn, hoặc bất đắc dĩ phải đi vay mượn thì chúng ta phải suy nghĩ thật kĩ xem việc đó có thật sự cần thiết và mình có khả năng để trả khoản nợ đó hay không? Trả nợ đúng hẹn cũng là cách để chúng ta tạo được lòng tin đối với bạn bè. Có như thế chúng ta mới thanh thản để tập trung vào việc học tập và tận hưởng cuộc sống đồng thời giúp chúng ta giữ được hình ảnh đẹp của bản thân trong mắt mọi người.
Theo Mực Tím
 
Câu chuyên Giáng sinh

Như thường lệ,mỗi mùa giáng sinh, tôi đều nhận được quà từ anh trai của tôi. Giáng sinh năm ấy tôi cảm thấy vui nhất không phải chỉ vì món quà anh tôi tặng-một chiếc xe hơi mà vì tôi đã học được một bài học rất thú vị vào cái đêm đông lạnh lẽo ấy...

Đã 7 giờ tối, mọi người trong công ty đã ra về gần hết, tôi cũng đang đi đến gara để lấy xe và về nhà ăn Giáng sinh.
Có một cậu bé, ăn mặc rách rưới, trông như một đứa trẻ lang thang, đang đi vòng quanh chiếc xe tôi, vẻ mặt cậu như rất thích thú chiếc xe. Rồi cậu chợt cất tiếng khi thấy tôi đến gần, "Đây là xe của cô ạ?". Tôi khẽ gật đầu, "Đó là quà Giáng sinh anh cô tặng cho." Cậu bé nhìn tôi tỏ vẻ sửng sốt khi tôi vừa dứt lời. "Ý cô là...anh trai cô tặng chiếc xe này mà cô không phải trả bất cứ cái gì?" "Ôi! Cháu ước gì...". Cậu bé vẫn ngập ngừng.

Tất nhiên tôi biết cậu bé muốn nói điều gì tiếp theo. Cậu muốn có được một người anh như vậy. Tôi chăm chú nhìn cậu bé, tỏ vẻ sẵn sàng lắng nghe lời nói của cậu. Thế nhưng cậu vẫn cúi gằm mặt xuống đất, bàn chân di di trên mặt đất một cách vô thức. "Cháu ước...", cậu bé tiếp tục "...cháu có thể trở thành một người anh trai giống như vậy". Tôi nhìn cậu bé, ngạc nhiên với lời nói vừa rồi. Bỗng nhiên tôi đề nghị cậu bé, "Cháu nghĩ saonếu chúng ta đi một vòng quanh thành phố bằng chiếc xe này?". Như sợ tôi đổi ý, cậu bé nhanh nhảu trả lời: "Cháu thích lắm ạ!"

Sau chuyến đi, cậu bé hỏi tôi với ánh mắt sáng ngời đầy hy vọng, "Cô có thể lái xe đến trước nhà cháu không?". Tôi cười và gật đầu. Tôi nghĩ mình biết cậu bé muốn gì. Cậu muốn cho những người hàng xóm thấy cậu đã về nhà trên chiếc xe to như thế nào. Thế nhưng tôi đã lầm..."Cô chỉ cần dừng lại ở đây, và có phiền không nếu cháu xin cô đợi cháu một lát thôi ạ..."

Nói rồi cậu bé chạy nhanh vào con hẻm sâu hun hút, tối om, tưởng chừng như chẳng có ai có thể sống trong ấy. Ít phút sau tôi nghe thấy cậu bé quay lại qua tiếng bước chân, nhưng hình như lần này cậu không chạy như lúc nãy mà đi rất chậm. Và đi theo cậu là một cô bé nhỏ nhắn, mà tôi nghĩ đó là em cậu, cô bé với đôi bàn chân bị tật. Cậu bé đẩy chiếc xe lăn em cậu đang ngồi, một chiếc xe cũ kĩ, xuống những bậc tam cấp một cách rất cẩn thận, và dừng lại cạnh chiếc xe của tôi.

"Cô ấy đây, người mà lúc nãy anh đã nói với em đấy. Anh trai cô ấy đã tặng một chiếc xe hơi cho cô nhân dịp Giáng sinh mà cô chẳng phải tốn lấy một đồng. Và một ngày nào đấy anh cũng sẽ tặng em một món quà giống như vậy. Hãy nghĩ xem, em có thể tận mắt thấy những món quà, những cảnh vật ngoài đường phố trong đêm Giáng sinh, và anh sẽ không phải cố gắng miêu tả nó cho em nghe nữa!".

Tôi không thể cầm được nước mắt, và tôi đã bước ra khỏi xe, đặt cô bé đáng thương ấy lên xe. Ánh mắt cô bé nhìn tôi đầy vẻ cảm phục và thân thiện.

Ba chúng tôi lại bắt đầu một chuyến đi vòng quanh thành phố, một chuyến đi thật ý nghĩa và tôi zẽ không bao giờ quên, khi những bông tuyết lạnh giá của đêm Giáng sinh bắt đầu rơi.

Và cũng trong đêm Giáng sinh ấy, tôi đã hiểu được sâu sắc ý nghĩa một câu nói của chúa Giê-su: "Không gì tốt đẹp hơn việc làm cho người khác hạnh phúc."
Khuyến mại nhân dịp sáng sinh 2012
Chi tiet: lap mang fpt
Chuyện của dĩ vãng....
Xem ...>> Xem!!
Trước đây ở xóm tôi có cô bạn rất hay ăn quà vặt, suốt ngày la cà quán xá.

Trước khi bàn về vấn đề này, chúng ta cần phải hiểu thêm về hai từ “Chúa Chổm”. Vậy “Chúa Chổm” là gì?

Giai thoại dân gian kể rằng Lê Duy Ninh ngày bé tên là Chổm, mẹ ông từng tình cờ được gặp vua Lê Chiêu Thống một lần khi vua đang bị Mạc Đăng Dung giam lỏng ở phường Đông Hà; sau đó có mang và sinh ra Chổm. Chổm lớn lên nhà nghèo, phải đi vay mọi người để sống qua ngày và hứa sẽ trả đủ nợ.

Bỗng gặp lúc Nguyễn Kim khởi binh chống nhà Mạc, tìm được Chổm là dòng dõi nhà Lê nên lập làm vua. Công cuộc diệt Mạc thắng lợi, vua Chổm trở lại kinh thành Thăng Long. Khi đi qua làng cũ chỗ mẹ con Duy Ninh lánh nạn, một số người bán chịu cho Ninh ngày xưa đổ lại đòi tiền. Họ không biết Duy Ninh làm chức gì nhưng thấy được đi xe giá, quân lính hộ vệ thì chắc là Ninh đã thành đạt, nên họ nhắc lại lời hứa của Ninh.

Có nhiều người không phải là chủ nợ nhưng cũng đổ xô lại yêu cầu, đòi hỏi. Người người tấp nập đầy đường, chỉ vào vua mà đòi nợ.Từ đó “Nợ như chúa Chổm” trở thành một thành ngữ chỉ những người thiếu nợ quá nhiều.

Trước đây ở xóm tôi có cô bạn rất hay ăn quà vặt, suốt ngày la cà quán xá. Lúc đầu chưa quen thì cô ấy trả tiền sòng phẳng, lân la một thời gian đến khi quen biết thì bắt đầu mua chịu. Một hôm, cô ấy đi cùng với một bạn trai ra đầu ngõ thì bị bà chủ quán nước gọi lại đòi nợ. Vì cô ấy không có tiền nên lại khất lần sau khiến bà chủ quán tức giận mắng: “Cháu có biết là cháu đã khất cô đến lần thứ bao nhiêu rồi không?”. Đến lúc này, cậu bạn trai đi cùng ngại quá nên đành phải rút tiền ra trả nợ hộ cô bạn này.

Có lần tôi ra chợ mua đồ ăn thì gặp một cậu sinh viên bị bác bán rau mắng vì tội nợ dai. Khi cậu sinh viên này đi khỏi bác bán rau giãi bày: “Khổ lắm! Tôi chẳng muốn bán cho bọn này tí nào đâu, bọn nó nợ dai lắm!”. Tôi là người ngoài cuộc nên chẳng biết phải thông cảm cho ai. Nửa thương cậu sinh viên bị bác bán rau mắng vì không có tiền trả nợ, vừa thương bác bán rau bán hàng chẳng lời lãi bao nhiêu mà gặp phải những người nợ dai như thế. Cũng có lúc tôi dò hỏi bạn bè thì được biết, nguyên nhân dẫn đến cảnh nợ nần không phải do bố mẹ cho tiền không đủ mà là do vui bạn vui bè nên chi tiêu quá đà hoặc tiêu tiền vào những việc không chính đáng.

Rồi một hôm, khi vào group của nhóm, tôi thấy bạn bè đăng rất nhiều thông tin về tình hình nợ nần của một bạn thành viên trong nhóm. Được đà, một số bạn khác cũng đua nhau đăng những tin nhắn mà bạn ấy hỏi vay tiền. Sau đó là những lời bình phẩm chẳng hay ho chút nào, người thì bảo bạn ấy mượn danh nghĩa tình nguyện để lừa đảo, người thì khuyên đề phòng, cảnh giác...

644337-01.jpg


Sau những chuyện như thế, tôi không hiểu cô bạn cùng xóm tôi cảm thấy thế nào khi cậu bạn trai phải trả nợ hộ mình? Không hiểu cậu sinh viên nợ tiền của bác bán rau nghĩ sao khi để tình trạng nợ nần như thế kéo dài? Và cô bạn trong nhóm tôi có cảm thấy ngại ngùng không khi nhưng khoản nợ nần bị phanh phui trên group nhóm?.

Dù nguyên nhân của việc nợ nần thế nào đi chăng nữa thì người ta khó mà thông cảm cho một kẻ quỵt tiền và nợ nần chồng chất nhất là khi vay mượn tiền để chi tiêu vào những việc không chính đáng. Vì vậy, tốt hơn hết chúng ta phải biết tiết kiệm chi tiêu để tránh vay mượn, hoặc bất đắc dĩ phải đi vay mượn thì chúng ta phải suy nghĩ thật kĩ xem việc đó có thật sự cần thiết và mình có khả năng để trả khoản nợ đó hay không? Trả nợ đúng hẹn cũng là cách để chúng ta tạo được lòng tin đối với bạn bè. Có như thế chúng ta mới thanh thản để tập trung vào việc học tập và tận hưởng cuộc sống đồng thời giúp chúng ta giữ được hình ảnh đẹp của bản thân trong mắt mọi người.
Theo Mực Tím
 
×
Quay lại
Top