Hỏi-Đáp Tiếng Nhật

zhd.95

Kẻ săn đêm
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/10/2012
Bài viết
5.692
-Trong Bài số 10, ngày tiến hành cuộc gặp khách hàng đã được ấn định. Nhưng nếu không thể họp vào ngày đó, thì nên bắt đầu bằng một câu như thế nào?
-Khi thấy không tiện, bạn có thể bắt đầu bằng cách nói"môshiwake arimasen" (Tôi rất xin lỗi), và sau đó bạn có thể nói đến lịch hẹn mới.

Kiểm tra các trang bài học có liên quan.

Bài số 10
-Kudasai có nghĩa là gì?
-Trong tiếng Nhật, kudasai (xin vui lòng) thường dùng sau một động từ, với động từ thể -te, trong dạng -te kudasai. Đây là cách nói để yêu cầu về điều gì đó, hoặc yêu cầu ai đó làm điều gì đó cho bạn. Ví dụ, trong Bài số 5, anh Cường cũng được yêu cầu giúp một tay trong cụm từ "Kuon-san mo tetsudatte kudasai" (Anh Cường ơi, anh có thể giúp tôi được không?).
Dùng -te kudasai với một động từ như tachimasu (đứng), chúng ta có "tatte kudasai" (xin mời đứng lên), hoặc vớikimasu (đến), chúng ta có "kite kudasai" (xin mời đến đây). Trong những trường hợp này, câu yêu cầu trở nên nhẹ nhàng hơn.
img_q_20.gif

Dùng -te kudasai với một động từ như tachimasu (đứng), chúng ta có "tatte kudasai" (xin mời đứng lên), hoặc vớikimasu (đến), chúng ta có "kite kudasai" (xin mời đến đây). Trong những trường hợp này, câu yêu cầu trở nên nhẹ nhàng hơn.
img_q_20.gif


Kiểm tra các trang bài học có liên quan.

Bài số 5
Bài số 7
Bài số 13
-Ở Nhật Bản, ngôn ngữ của nam giới và nữ giới có khác biệt gì không?
-Ngôn ngữ của nam và nữ không có sự phân biệt rõ ràng và khoảng cách cũng ngày càng thu hẹp. Một khác biệt lớn là từ "tôi" để chỉ bản thân mình.
Trong công việc, nam giới và nữ giới đều có xu hướng sử dụng từ watashi. Còn có từ lịch sự hơn là watakushi. Tuy nhiên, trong cuộc sống riêng tư, nam giới thường sử dụng từ boku,ore hoặc washi. Nam giới, cả bé và lớn tuổi, đều dùng cảboku và ore, nhưng ore nghe có vẻ hơi thô. Washi có thể mang lại ấn tượng rằng người nói là một người đàn ông lớn tuổi. Trong các tình huống riêng tư, phụ nữ ở mọi lứa tuổi nóiwatashi hoặc cả watakushi.
img_q_08.gif


Kiểm tra các trang bài học có liên quan.

Bài số 16
-"Tám phút" có thể được nói là hachifun hoặc happun. Từ nào thông dụng hơn?
-Nói hachifun hoặc happun đều được. Trong thực tế, cách phát âm happun phổ biến hơn hachifun. Nguyên ngân chỉ đơn giản là vì happun dễ nói hơn.
Các bạn hãy lắng nghe các ví dụ phát âm từ "một phút" đến "mười phút".

Bài số 4
Các bạn hãy lắng nghe các ví dụ phát âm từ "một phút" đến "mười phút".

Bài số 4

-Tôi được dạy rằng có thể sử dụng sumimasen hoặc anô … với nghĩa là "xin lỗi cho hỏi" khi muốn thu hút sự chú ý của một ai đó. Sự khác biệt giữa chúng là gì?
-Xin hãy nhớ rằng trong các tình huống chính thức và trong công việc, sử dụng sumimasen sẽ tốt hơn, vì nó gây ấn tượng lịch sự cho người nghe. Anô... là một từ khiến người khác cho rằng bạn không tự tin lắm.

Kiểm tra các trang bài học có liên quan.

Bài số 18
Bài số 21
-Có nhiều dạng động từ khác nhau để đặt câu hỏi, như -masuka,-masenka và -mashôka. Tôi không hiểu khi nào thì dùng động từ nào?
-Trong tiếng Nhật, từ phổ biến nhất dùng để đặt câu hỏi là -masuka. Vì vậy, ví dụ, chúng ta có thể hỏi "Kêki o tabemasuka?" (Bạn ăn bánh không?).
Khi bạn dùng -masenka và -mashôka, các câu hỏi là khác nhau. Dùng masenka biến câu thành câu gợi ý, và dùngmashôka biến câu thành câu đề nghị. Bài số 5, anh Cường hỏi Yamada "Issho ni kaerimasenka?" (Chúng ta cùng rời văn phòng với nhau chứ?).
"Issho ni kaerimashôka?", câu đề nghị, có nghĩa là "Tôi về với bạn được không?" Bạn có thể nói như vậy vào lúc tối muộn, khi đề nghị được đi cùng ai đó về nhà.
img_q_12.gif

Khi bạn dùng -masenka và -mashôka, các câu hỏi là khác nhau. Dùng masenka biến câu thành câu gợi ý, và dùngmashôka biến câu thành câu đề nghị. Bài số 5, anh Cường hỏi Yamada "Issho ni kaerimasenka?" (Chúng ta cùng rời văn phòng với nhau chứ?).
"Issho ni kaerimashôka?", câu đề nghị, có nghĩa là "Tôi về với bạn được không?" Bạn có thể nói như vậy vào lúc tối muộn, khi đề nghị được đi cùng ai đó về nhà.
img_q_12.gif


Kiểm tra các trang bài học có liên quan.

Bài số 5
-Xin vui lòng cho biết từ demasu có nghĩa là gì.
-Động từ demasu có hơn 10 nghĩa khác nhau. Nghĩa phổ biến nhất là "ra khỏi" nơi nào đó. Trong trường hợp đó, từ demasuđược dùng với từ chỉ một địa điểm.
Dù vậy, trong Bài số 3, chúng tôi giới thiệu cách diễn đạt với"kaigi ni demasu" (tham dự cuộc họp). Nghĩa của demasu ở đây là "xuất hiện và tồn tại" ở một nơi nào đó. Chúng ta dùngdemasu khi sự xuất hiện diễn ra một cách tự chủ và tự nhiên.
img_q_05.gif

Dù vậy, trong Bài số 3, chúng tôi giới thiệu cách diễn đạt với"kaigi ni demasu" (tham dự cuộc họp). Nghĩa của demasu ở đây là "xuất hiện và tồn tại" ở một nơi nào đó. Chúng ta dùngdemasu khi sự xuất hiện diễn ra một cách tự chủ và tự nhiên.
img_q_05.gif


Kiểm tra các trang bài học có liên quan.

Bài số 3
Bài số 11
Bài số 16
-Số bốn có thể được nói là shi hoặc yon. Làm thế nào phân biệt khi nào thì dùng từ nào?
-Trong tiếng Nhật, khi đếm số là "ichi, ni, san, shi, go, roku, shichi, hachi ..." Trong trường hợp này, số 4 phải được đọc là shi.
Tuy nhiên, khi đếm người, chúng ta không nói shi-nin mà nóiyo-nin. Shinin nghe như điềm xấu, vì trong tiếng Nhật, từ shiđồng âm với từ chỉ cái chết. Shinin có thể bị nhầm lẫn với nghĩa người chết.
Tuy nhiên, khi đếm người, chúng ta không nói shi-nin mà nóiyo-nin. Shinin nghe như điềm xấu, vì trong tiếng Nhật, từ shiđồng âm với từ chỉ cái chết. Shinin có thể bị nhầm lẫn với nghĩa người chết.

Kiểm tra các trang bài học có liên quan.

Bài số 4
Bài số 23
-Xin vui lòng giải thích cách dùng mạo từ no trong tiếng Nhật.
-Mạo từ no có một vài nghĩa.
Trong trường hợp "Toshokan no mae" (chỗ ở phía trước thư viện), no được sử dụng để chỉ một vị trí liên quan đến thư viện. Trong khi ở "Yamada-san no kutsu" (đôi giày của Yamada), no chỉ quyền sở hữu.
Trong trường hợp như "garasu no koppu" (một chiếc cốc thủy tinh), no cho thấy vật này được làm bằng gì.
Trong trường hợp "Toshokan no mae" (chỗ ở phía trước thư viện), no được sử dụng để chỉ một vị trí liên quan đến thư viện. Trong khi ở "Yamada-san no kutsu" (đôi giày của Yamada), no chỉ quyền sở hữu.
Trong trường hợp như "garasu no koppu" (một chiếc cốc thủy tinh), no cho thấy vật này được làm bằng gì.

-Hana có thể có nghĩa là bông hoa hoặc mũi, nhưng phát âm có khác nhau không?
-Trong nhiều trường hợp, các từ đồng âm được phát âm theo cùng một cách. Bạn phải phán đoán nghĩa của từ theo mạch của cả câu và chủ đề của cuộc trò chuyện.
Dù vậy, trong một số ví dụ, bạn có thể thấy có sự khác nhau. Như trong câu "Hana ga saku" (hoa nở), thì giọng xuống thấp ngay sau từ hana. Ngược lại, trong câu "Hana ga kayui" (mũi tôi ngứa), thì giọng điệu vẫn như nhau.

花が咲く (はな が さく) Bài số 21

花が咲く (はな が さく) Bài số 21

-Chúng ta nói "watashi wa" nhưng khi viết lại là ha sauwatashi. Tại sao ha lại được phát âm thành wa?
-Chúng ta nói là "watashi wa" nhưng viết "watashi ha". Tương tự như vậy, chúng ta nói "Tokyo e" nhưng viết "Tokyo he". Thực ra, trước đây, mọi người thường nói là "watashi ha". Phát âm dần dần được đổi thành "watashi wa". Khi các quy tắc tiêu chuẩn cho việc sử dụng âm tiết Nhật Bản được công nhận vào năm 1986, người ta đã quyết định tôn trọng hình thức cũ khi viết, nhưng phát âm theo cách hiện đại. Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn viết ha mặc dù thực ra chúng ta nói là wa.
img_q_03.gif

-Tôi không hiểu lắm về sự khác nhau giữa các trợ từ wa và ga.
-Phân biệt sự khác nhau giữa wa và ga là một trong những câu hỏi khó nhất trong ngữ pháp tiếng Nhật.
Wa được sử dụng phổ biến nhất trong một câu kết thúc bằngdesu, sau wa là một danh từ, ví dụ như "Kore wa hon desu"(đây là một cuốn sách). Wa cũng thường được sử dụng khi câu có tính từ, như trong câu "Kanojo wa utsukushî" (Cô ấy xinh đẹp).
Còn ga được dùng khi mô tả một cái gì đó đang xảy ra trước mắt chúng ta, ví dụ như "Ame ga futteimasu" (trời đang mưa).
img_q_01.gif

Wa được sử dụng phổ biến nhất trong một câu kết thúc bằngdesu, sau wa là một danh từ, ví dụ như "Kore wa hon desu"(đây là một cuốn sách). Wa cũng thường được sử dụng khi câu có tính từ, như trong câu "Kanojo wa utsukushî" (Cô ấy xinh đẹp).
Còn ga được dùng khi mô tả một cái gì đó đang xảy ra trước mắt chúng ta, ví dụ như "Ame ga futteimasu" (trời đang mưa).
img_q_01.gif




-Xin vui lòng giải thích sự khác biệt giữa chữ hiragana và chữ katakana.
-Chữ hiragana và chữ katakana đều có nguồn gốc từ kanji, tức chữ Hán. Hiragana là hình thức chữ viết chữ Hán đã được tối giản, trong khi katakana được hình thành từ các bộ phận của chữ viết này.
Ngày nay, Hiragana được sử dụng nhiều hơn katakana, nhưng katakana thực sự là chữ viết cổ hơn. Trước đây, người ta sử dụng katakana trong các tài liệu chính thức. Các nét viết của chữ hiragana tròn hơn và mềm hơn. Loại chữ này được sử dụng để viết các bài thơ và cũng được coi là chữ viết của nữ giới.
Ngày nay, chữ katakana được sử dụng hạn chế. Loại chữ này thường được dùng để viết tên hoặc địa danh của người nước ngoài. Những từ tượng thanh, và những từ mượn từ ngôn ngữ khác, cũng được viết dưới dạng chữ katakana.
img_q_06.gif




-Câu "Anh yêu em" trong tiếng Nhật nói như thế nào?
-"Anh yêu em" có thể dịch trực tiếp là "aishiteimasu", nhưng từ này hiếm khi được nói trong hội thoại. Cụm từ phổ biến là"sukidesu". Trong tiếng Nhật, nếu bạn nói trực tiếp với người mình yêu thì không cần thêm anata (em/anh/bạn), vì vậy bạn không cần nói "Anata ga sukidesu". Chỉ cần nói "sukidesu"là đủ.
Tuy nhiên, bạn có thể nói "anata no koto ga sukidesu"."Anata no koto" (nghĩa đen là "những thứ của bạn") ám chỉ mọi thứ về bạn, không chỉ bản thân bạn mà còn bạn bè, gia đình, sở thích ... Bạn yêu tất cả! Cụm từ đó được sử dụng rất nhiều.
img_q_15.gif


-Cách phát âm từ "arigatô gozaimasu" khá khó. Xin cho tôi lời khuyên.
-Lời khuyên là hãy kéo dài âm tô của từ arigatô hơn một chút, vì như vậy sẽ giúp bạn nói trôi chảy hơn.
Khi viết arigatô, chúng ta thêm u ở cuối từ. Nhưng khi đọc, nếu phát âm rõ ràng từ u, nghe sẽ kỳ quặc. Bí quyết là kéo dài âm trước đó để không nghe rõ âm u.

ありがとうございます。
Bài số 2


Nguồn: https://www.nhk.or.jp/lesson/vietnamese/answer/index.html
 
-Thể phủ định của kimasu (đến) là kimasen (không đến). Vậy thì, phủ định của từ chia ở quá khứ là kimashita (đã đến) là gì?
-Ở thì quá khứ, chúng ta chuyển thành thể phủ định bằng cách thay đổi phần cuối động từ là -mashita thành -masendeshita. Như vậy, kimashita trở thành kimasendeshita. Dù vậy, ngày nay, mọi người thường kết thúc các động từ với desu hoặcmasu hơn. Vì vậy, thì quá khứ của kimasu, người ta cũng dùng là konakattadesu. Bạn có thể thấy mọi người dùng cả hai cách, nhưng ý nghĩa thì giống nhau.
img_q_13.gif
 
-Tôi muốn biết làm thế nào để bày tỏ lòng biết ơn bằng tiếng Nhật? Làm thế nào để bạn nói lời cảm ơn đến bạn bè, cha mẹ và những người cấp trên của bạn?
-Trong hội thoại, chỉ cần nói "arigatô". Khi nói chuyện với gia đình, bạn bè và những người mà bạn thân thiết, thì từ"arigatô" là đủ. Nếu nói cảm ơn với những người đáng kính hoặc trong công việc, thì nói là "arigatô gozaimasu".
Trong văn viết, bạn có thể dùng nhiều cụm từ lịch sự, như"orei môshiagemasu" và "kansha itashimasu".

Kiểm tra các trang bài học có liên quan.

 
-Khi chúng ta nói "... dekiru yô ni narimashita" (Tôi đã có thể làm một cái gì đó), thì "yô ni" trong cụm từ này có nghĩa là gì?
-"Dekiru yô ni" bao gồm dekimasu, động từ biểu thị khả năng, và "yô ni". Nó thể hiện sự thay đổi trạng thái - từ "không thể làm gì đó" trong quá khứ, thành "có thể làm gì đó" ngay bây giờ.
Bạn cũng có thể dùng "yô ni" cùng với một động từ thông thường như arukimasu (đi bộ). Khi một em bé đã ngừng bò và cuối cùng có thể chập chững, chúng ta có thể nói "akachan ga aruku yô ni narimashita" (em bé bây giờ có thể đi được rồi).
img_q_18.gif
 
Cho em hỏi là:ý nghĩa của thể "te "là gì vậy.thể "ta" là gì.thể "nai" trong tiếng nhật là gì vậy ak.và thể "ta" có phải là qúa khứ.thể "nai"có phải là không không ạ
 
@0968526105 thể te là 1 dạng của động từ dùng rất đa dạng : liện kê hành động : Vte Vru. ví dụ : Motte itte kudasai : mang và đi đi. Làm tiền đề để sai khiến : itte kudasai : hãy đi đi. Vte iru : đang : tabeteiru : đang ăn -> Có rất nhiều chỗ dùng tới :) Còn ta là quá khứ, nai là phủ định : tabenai : không ăn
 
Có ai mơi tò te học tiếng Nhật như mình không ạ. Khó quá ạ.:KSV@17::KSV@16::KSV@15::KSV@16::KSV@06::KSV@06: cung lập nhóm giúp đỡ nhau học tập :KSV@18::KSV@18:
 
umh, mình đang muốn học. nhg nhiều cái khó hiểu quá. Có ai gần công viên hòa bình mà cũng đang theo học :KSV@18::KSV@18:không ạ.
 
×
Quay lại
Top