Học ngoại ngữ bằng cách hét thật to, hò thật lớn

truongvantuan62cccd4

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
27/2/2012
Bài viết
212
Crazy English là một phương pháp học tiếng Anh không theo truyền thống ở Trung Quốc, trong đó khuyến khích sinh viên và học sinh luyện tập tiếng anh bằng cách gào và hét những từ mới ở nơi đông người hay trên các tòa nhà cao tầng.

Theo Li Yang, sáng lập gia của chương trình này, thì cách học ngoại ngữ truyền thống ở Trung Quốc hiện này là không hiệu quả, và vì thế Crazy English được sáng tạo ra nhằm giúp đỡ mọi người vượt qua trở ngại mặc cảm và tự ti của bản thân cũng như khả năng thông thạo ngôn ngữ bằng cách hét to những từ ngữ này trước đám đông.

Ban đầu, phương pháp này của Li vấp phải sự phản đối của rất nhiều người dân theo chế độ truyền thống của Trung Quốc, nhưng Li vẫn bất chấp tất cả và nỗ lực cống hiến cho Crazy English, và đến nay, Crazy English đã được phổ cập cho hơn 10 triệu người dân mong muốn học ngoại ngữ.

Thời còn trẻ, Li rất nhút nhát và không hề nghĩ tới việc mình sẽ học một ngoại ngữ nước ngoài. Thậm chí, ông còn sợ việc giao tiếp với mọi người và không dám đi xem phim một mình. Nhiều năm trôi qua, sự nhút nhát cứ dần thống trị con người Li và khiến ông gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Và Li đã quyết định mình phải làm một điều gì đó để thay đổi, và ông chọn tiếng anh là môn ngoại ngữ ông muốn học.

Ban đầu, Li cũng như mọi người bình thường, trải qua các quá trình đi học và làm bài tập tiếng anh, nhưng rồi ông dần nhận ra phương pháp này thực sự quá gò bó và không hiệu quả thay vì việc ông cứ đọc thật to những đoạn văn. Việc đọc to những câu văn khiến Li cảm thấy mình tự tin hơn, có động lực hơn và giúp ông tập trung vào việc học hành của mình. Vì thế mối ngày, Li đều tìm một địa điểm để hét thật to những đoạn văn tiếng anh. Và kết quả thực sự khiến Li ngỡ ngàng, ông đã hoàn thành các bài kiểm tra nhanh chóng và giành được điểm thi cao nhất trong kì thi của trường.

Thành công này là động lực để Li thành lập Crazy English, một phương thức học mà ông rất muốn chia sẻ với bất cứ ai có chung đam mê tiếng anh với mình. Năm 1994, trình độ tiếng anh của Li đạt đến mức khiến người khác không thể phân biệt được chất giọng của ông và người bản địa, nhưng vào lúc này, ông phát hiện ra một vấn đề rằng có hơn 300 triệu người dân Trung Quốc gặp vấn đề với việc học môn ngoại ngữ phổ biến nhất thế giới. Vì thế Li quyết định bỏ công việc của mình và thực hiện một công việc mới, phổ cập Crazy English cho người dân khắp mọi miền đất nước.

Giờ đây, Crazy English đang khuyến khích sinh viên hò hét và gào thật to những từ ngữ tiếng anh ở khắp các tòa nhà, trên sân thượng hay chốn đông người. Gào thét cùng nhau khiến mọi người vượt qua sự tự ti, mặc cảm bởi không ai còn phải cảm thấy xấu hổ nữa. Li đi khắp Trung Quốc và tập trung hơn 30.000 người, ở khắp các độ tuổi, và cùng nhau hò hét và học tiếng Anh với họ. Mỗi ngày trôi qua, Crazy English lại đón chào một lượng lớn thành viên đăng ký gia nhập.

C1.jpg


Crazy English- nào mình cùng gào


C2.jpg

Từ số lượng ít ỏi ban đầu, giờ đây Crazy English tập trung một lượng lớn thành viên mỗi lần tổ chức.


C3.jpg

Li không chỉ giúp mọi người học tiếng Anh, ông còn giúp đồng bào mình cùng vượt qua sự xấu hổ và mặc cảm.
C4.jpg



Rất nhiều sinh viên đăng ký tham gia Crazy English.

Nguồn gốc
Phương pháp học tiếng Anh cuồng nhiệt (Crazy English) là phương pháp do một giáo viên người Trung Quốc tên là Lý Dương khởi xướng ra. Lúc đầu, phương pháp Crazy English không được ủng hộ bởi nó đi ngược lại các mô hình và khái niệm giảng dạy truyền thống. Không những thế, Crazy English còn phải chịu sự khinh miệt và ghê tởm của nhiều người Trung Quốc truyền thống, những người luôn yêu mến bản sắc phương Đông về sự kiềm chế, khiêm tốn và điều độ. Nhưng Lý Dương vẫn không bỏ cuộc, ông kiên trì phát triển, tuyên truyền phương pháp này qua các học trò của mình, và dần thu được những thành công cực kỳ to lớn. Cho đến bây giờ, Crazy English đã trở thành phương pháp học tiếng Anh của hơn 20 triệu người ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hơn một trăm hãng thông tấn từ 30 nước, bao gồm cả từ Mỹ, Canada, Australia đã phỏng vấn ông, và đài truyền hình NHK của Nhật Bản đã làm một chương trình phát hình trực tiếp về phương pháp Crazy English. Một bộ phim tài liệu về ông đã được làm. Sau đây, chúng ta sẽ cùng làm quen với những tư tưởng của phương pháp học tiếng Anh thú vị này.


Nguyên lý
Phương pháp Crazy English dựa trên nguyên lý rằng đơn vị cơ bản trong giao tiếp là câu. Trong mỗi tình huống giao tiếp, chỉ có một số lượng nhất định câu được sử dụng, chỉ cần nắm vững được các câu này là có thể giao tiếp tốt trong tình huống đó. Crazy English khuyên nên học thuộc các câu. Câu được học thuộc cả về ngữ âm, ngữ điệu, chữ viết và ý nghĩa, trong đó đặc biệt chú trọng đến ngữ âm và ngữ điệu. Và như vậy, người học sẽ nghe được một câu hoàn chỉnh, từ đó cũng nói được một câu hoàn chỉnh, đồng thời có thể luyện được cách phát âm chuẩn của cả câu. Theo cách truyền thống, người ta học từ vựng, rồi sử dụng ngữ pháp nối các từ thành câu để sử dụng, cách thức như thế sẽ bó buộc ngôn ngữ vào một cái khung chật chội, trong lúc ngôn ngữ luôn thiên biến vạn hóa, nhiều “tiếng lóng” và nghĩa bóng, mà ngữ pháp chính quy không thể theo sát và biểu đạt nổi. Vì vậy, chỉ có cách học thuộc lòng cả câu thì mới nắm vững được toàn bộ ý nghĩa cũng như các sắc thái biểu cảm của câu đó.

Crazy English đưa ra lý luận rằng, chỉ cần học thuộc một số lượng mẫu câu nhất định thì sẽ giao tiếp được bằng tiếng Anh: học 500 câu cơ bản – giao tiếp được bằng tiếng Anh, học 5000 câu cơ bản – viết văn được bằng tiếng Anh, học 50000 câu cơ bản – trở thành một nhà ngôn ngữ học tiếng Anh. Khi tích lũy đủ một số lượng câu nhất định, thì trình độ tiếng Anh của người học sẽ tự nhiên giỏi lên bất ngờ.

Lý Dương cho rằng, học thuộc là “phương pháp duy nhất” học tốt tiếng Anh, tuyệt đối không có cách thứ hai. Ông quan niệm: “Sách đọc nhiều lần tự khắc sẽ hiểu; Đọc thuộc 300 bài thơ Đường, không biết làm thơ cũng biết ngâm thơ; Bài viết đọc nhiều, viết văn hay tuyệt; Trước lạ sau quen”. Học thuộc phải học thuộc triệt để, tức là đến khi ngấm vào máu thịt không thể nào quên. Để học thuộc được như vậy thì phương pháp tốt nhất là lặp đi lặp lại thật nhiều lần, 100 lần, 1000 lần, … đến mức có thể “buột miệng nói ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu”, hơn nữa suốt đời cũng không thể quên. Giống hệt những bậc đại sư võ thuật luyện võ vậy!

Học thuộc lòng chính là điểm mấu chốt giúp hình thành khả năng ngôn ngữ. Trí nhớ hình thành sau hàng trăm, hàng ngàn lần “luyện tập lặp đi lặp lại” gọi là “trí nhớ cơ bắp”. Chính trí nhớ này sẽ quyết định cho khả năng tiếng Anh của một người.


Như vậy, phương pháp học tiếng Anh cuồng nhiệt của Lý Dương dựa trên hai nguyên lý:
- Thứ nhất, câu là đơn vị cơ bản trong giao tiếp tiếng Anh, do đó học tiếng Anh tức là học câu.
- Thứ hai, học thuộc lòng triệt để là phương pháp tốt nhất để học tiếng Anh.

Phương pháp của Lý Dương xuất phát từ một thực tế đó là trong các tình huống giao tiếp tiếng Anh hàng ngày thì mọi người sử dụng câu để giao tiếp với nhau, và mỗi tình huống chỉ sử dụng một số lượng câu nhất định. Như vậy phương pháp này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và trở lại đáp ứng thực tiễn. Đồng thời nó còn dựa trên việc ứng dụng quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Thể hiện cụ thể đó chính là tư tưởng học thuộc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành “trí nhớ cơ bắp”, cũng như việc tích lũy vốn câu học thuộc để quyết định khả năng tiếng Anh giỏi hay kém.


Phương pháp, cách thức cụ thể
Từ những nguyên lý cơ bản và các cơ sở triết lý trên, Lý Dương đưa cách thức và trình tự tiến hành học theo Crazy English cụ thể như sau:

- Chuẩn bị tâm thế
Phải chuẩn bị tâm thế bằng cánh nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Phải coi tiếng Anh là quan trọng nhất, quan trọng hơn cả việc ăn uống, ngủ, nghỉ. Phải luôn tự tin với trí nhớ của mình, không quan tâm đến việc bạn có thể học thuộc hay không, chỉ quan tâm đến việc bạn đã lặp lại đủ chưa! Chỉ cần lặp lại đủ số lần, thì có thể đạt đến mức độ “buột miệng nói ra được”. Luôn luôn tâm niệm kiên trì sẽ sáng tạo nên kỳ tích.

- Mỗi ngày học thuộc 5-10 câu
Mỗi ngày học thuộc 5 -10 câu cơ bản. Cách thức học theo trình tự như sau: đầu tiên là nghe băng để nhận biết âm chuẩn, nói chậm theo âm chuẩn, cuối cùng là nói nhanh cả câu trong một hơi. Việc học thuộc theo cách thức trên được thực hiện bằng cách đọc to và lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc đọc to sẽ giúp cho việc rèn luyện cơ miệng để nói đúng âm chuẩn. Việc luyện nói nhanh, nói lướt câu trong một hơi để luyện khả năng cảm nhận câu thông qua ngữ âm, ngữ điệu. Vì thông thường trong giao tiếp nhiều lúc khi đối tượng nói nhanh, nói lướt ta không nghe được hết nhưng cảm nhận được âm điệu của câu vẫn biết đó là câu gì, có ý nghĩa gì. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần là nhằm để đạt đến mức độ học thuộc triệt để, ăn sâu vào trí não không thể quên được và khi cần có thể buột miệng nói ra. Viết các câu ra giấy và mang theo bên mình mọi lúc, mọi nơi. Quá trình học phải liên tục không ngừng nghỉ, và nhất thiết phải học theo băng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

- Mỗi tuần học thuộc một bài văn
Mỗi tuần ít nhất học thuộc một bài văn. Chỉ cần bạn mỗi tuần học thuộc làu làu một bài văn, một năm sau nhất định bạn sẽ nói được tiếng Anh một cách lưu loát, và khi đó thi cử chỉ còn là chuyện vặt. Để học thuộc đoạn văn cũng không ngoài phương pháp lặp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên sẽ học thuộc. Mỗi bài khóa đọc thuộc toàn bài, nhưng chỉ chọn một đoạn để học thuộc lòng “làu làu như cháo chảy”, tốt nhất có thể viết ra được. Như vậy rất có lợi cho thi cử! Nên tránh việc chỉ đọc qua một vài lượt rồi nghĩ hiểu là được rồi, như thế là cực kỳ sai lầm. Phương pháp học chỉ hiểu mà không thể đọc thuộc lòng không thể thay đổi được “tố chất não” chúng ta, hiểu chỉ dừng lại ở tầng nông của trí nhớ mà thôi. Hiểu rất quan trọng nhưng học thuộc lòng càng quan trọng hơn nhiều!

- Thời gian một lần học không cần vượt quá 5 phút!
Thời gian một lần học thuộc lòng không cần vượt quá 5 phút! Bí quyết của việc học thuộc lòng là: “Ăn ít nhưng ăn nhiều bữa”. Mỗi lần ăn một ít, ăn làm nhiều lần! Không nên ép mình một lần phải học thuộc hết, chỉ cần tranh thủ “hễ rảnh thì học thuộc lòng” là được. Tốt nhất mỗi ngày có thể tranh thủ được thời gian rảnh để lặp lại từ 20 lần trở lên! Người càng bận rộn, càng phù hợp với việc học thuộc lòng, bởi vì những người bận rộn có rất nhiều thời gian vặt vãnh, hơn nữa hiệu suất sử dụng thời gian của họ rất cao: trên đường đi công tác, giờ giải lao giữa hội nghị, trước và sau 3 bữa ăn,… Có thể vừa chạy vừa học, vừa nhảy vừa học, cũng có thể đọc thầm.

Kiên trì học thuộc lòng trong vòng 3 tháng sẽ đạt được khả năng ghi nhớ phi phàm. Trung bình mỗi ngày học thuộc lòng 5 câu, một tháng học thuộc 150 câu, ba tháng học thuộc 450 câu là có thể cơ bản giao tiếp được bằng tiếng Anh. Hơn nữa, khi học một câu thì có thể suy ra 10 câu tương tự. do vậy học thuộc lòng 100 câu thì có thể sử dụng được 1000 câu,…

Trên đây là những hướng dẫn cách thức, phương pháp cụ thể để học tiếng Anh theo phương pháp Crazy English của Lý Dương. Mặc dù có những yếu tố đi ngược lại quan niệm dạy và học tiếng Anh từ trước đến nay, nhưng Crazy English đã dựa trên những cơ sở rất khoa học và khách quan, và có thể áp dụng vào việc dạy học tiếng Anh để nhằm đem lại kết quả cao hơn. Tính đúng đắn của nó cũng đã được kiểm nghiệm trong thực tế.


Cách học thuộc:

- Nghe băng
- Đọc chậm, to, rõ, chính xác
- Đọc lướt nhanh cả câu
- Lặp đi lặp lại 100 lần => buột miệng nói ra được => nên mới gọi là crazy
Phương châm: "cần cù hơn thông minh"





Sau đây là các quy tắc mà tác giả Lý Dương đúc kết được:


45 Quy tắc vàng nhanh chóng đột phá Crazy English


1.Phương pháp học ngoại ngữ tốt nhất, tiên tiến nhất chính là ở Trung Quốc:
Thứ nhất, sách đọc nhiều lần tự khắc sẽ hiểu.

Thứ hai: Đọc thuộc 300 bài thơ Đường, không biết làm thơ cũng biết ngâm thơ.
Thứ ba: Bài viết đọc nhiều, viết văn hay tuyệt.
Thứ 4: Trước lạ sau quen! Tôi tin tưởng rằng, mọi người đều biết câu danh ngôn đó, nhưng điều đáng tiếc là, không có mấy người làm được! Vì thế mà những người thành công mãi mãi vẫn là thiểu số.

2. “Học thuộc” là “phương pháp duy nhất” học tốt tiếng Anh, tuyệt đối không có cách thứ hai! Cần tổ chức cuộc thi học thuộc lòng giữa giáo viên và học sinh vào mỗi tháng, thậm chí mỗi tuần!

3.Cuộc đời tôi thay đổi nhờ vào sự học thuộc lòng! Bản thân vốn thi lại tiếng Anh 3 lần, tôi đã quyết tâm chinh phục tiếng Anh, thế là tôi tìm những bài văn tiếng Anh và bắt đầu học thuộc. Không ngờ rằng bài văn hơn 1000 từ đó lại có đến những hơn 300 từ mới, nhưng tôi không có rút lui. Tôi cắn răng chịu đựng, tra từ điển một cách điên cuồng mất gần hai ngày, sau đó lại điên cuồng học thuộc mất đến 6 ngày. Cho đến bây giờ tôi vẫn có thể đọc thuộc được bài văn đó, bài văn này quả đã hoàn toàn làm thay đổi tôi.

4. Vì sao làm bài tập điền trống khó, bài tập đọc hiểu khó, viết bài luận khó, chính là do bởi vì từ trước đến nay các bạn chưa “học thuộc một cách hoàn toàn”. Không “học thuộc một cách hoàn toàn” thì không thể nào có được cảm giác về ngôn ngữ được.

5. Cảm giác ngôn ngữ chính là biến số của đọc to và đọc thuộc.

6. Các bạn học sinh không thích đọc thuộc bài khóa có những lý do chính đáng dưới đây: Thứ nhất, bài khóa khó học, thứ hai: học xong lại quên; thứ ba: không có thời gian học thuộc; thứ 4: học xong không có ích mấy cho thi cử. Những lý do này đều rất đầy đủ!

7. Năm bí quyết học thuộc:


A, ngày nào cũng học, không được ngừng lại dù chỉ một ngày, giống như ăn cơm vậy; như vậy, cảm giác về ngôn ngữ của bạn ngày nào cũng đều được nâng cao!

B: Nhất định cần phải đọc theo băng, như thế mới có thể đảm bảo được hiệu quả tốt nhất.



C: học thuộc rồi vẫn tiếp tục phải học nữa, cho đến khi nào nó dường như ngấm vào máu thịt mới thôi.



D: Hãy tận dụng những thời gian vặt vãnh của bạn để học, như vậy hiệu quả sẽ là tốt nhất.



F: Hãy viết ra giấy và mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi.
8. Tâm thái tốt nhất để học thuộc: Thứ nhất, hãy tràn trề tự tin với trí nhớ của mình; thứ hai, không nên quan tâm đến việc bạn có thể học thuộc hay không học thuộc, chỉ quan tâm đến việc bạn đã lặp lại đủ chưa! Chỉ cần lặp lại đủ, thì bài khóa cho dù khó đến mấy chăng nữa vẫn có thể buột miệng nói ra được!

9. Bài khóa học không thuộc được không có liên quan gì đến chỉ số IQ của bạn cả, chỉ là bởi vì bạn lặp lại vẫn chưa đủ nhiều mà thôi! Chỉ cần lặp lại một cách cuồng nhiệt, thì đều có thể học thuộc được bài khóa.

10. Phương pháp tôi ủng hộ đó là: Lăp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên sẽ học thuộc! Có gieo hạt tất có thu hoạch! Nhất định sẽ thành công! Lặp lại nhiều lần, muốn quên đi cũng khó! Không cần phải có áp lực tinh thần!

11. Cần học thuộc lòng triệt để! “Học thuộc triệt để” chính là lặp lại 100 lần, thậm chí 1000 lần, đạt được đến mức có thể “ buột miệng nói ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu”, hơn nữa suốt đời cũng không thể quên! Giống hệt những bậc đại sư võ thuật vậy!

12. Mỗi tuần ít nhất cần “học thuộc triệt để” một bài văn!

13. Sự thành công của việc học tiếng Anh kì thực rất dễ, chỉ cần bạn mỗi tuần học thuộc làu làu một bài văn, một năm sau nhất định bạn sẽ nói được tiếng Anh một cách lưu loát, đương nhiên, thi cử lúc đó chỉ còn là chuyện vặt.

14. Tôi không tán thành học thuộc toàn bộ bài khóa! Quá lãng phí thời gian! Tôi tán thành: Đọc thuộc toàn bài, chỉ học thuộc long một đoạn! Mỗi một bài khóa nhất định cần chọn lấy một đoạn để học thuộc “làu làu như cháo chảy” Tốt nhất có thể viết ra được! Như vậy rất có lợi cho việc thi cử!

15. Phương pháp mà chỉ cần đọc qua một vài lượt, cứ nghĩ rằng hiểu là được rồi là phương pháp học “cực kì sai lầm”.

16. Phương pháp học chỉ hiểu mà không thể đọc thuộc lòng không thể thay đổi được “tố chất của não” chúng ta, hiểu cũng chỉ có thể dừng lại ở tầng nông mà thôi. Hiểu rất quan trọng nhưng học thuộc lòng càng quan trọng hơn nhiều!

17. Sự thành công trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều dựa vào học thuộc lòng! Người có trình độ tiếng Ạnh tốt đều nhờ vào “sự nỗ lực học thuộc lòng” mà thành công!

18. Lưu Tường kì thực “mỗi ngày đều học thuộc lòng”, bởi vì mỗi ngày anh ấy đều lặp lại cùng một động tác; Dương Lợi Vĩ ngày nào cũng đều học thuộc lòng, bởi vì ngày nào anh ấy cũng luyện tập lại những “động tác mà anh đã rất quen thuộc”; Các ngôi sao ca nhạc ngày ngày cũng đều đang học thuộc lòng, bởi vì nhiều năm trở lại đây họ đều hát đi hát lại có mấy bài! Nhưng do luyện tập nhiều lần nên họ ngày càng hát hay, ngày càng làm tốt!

19. Học thuộc có thể “nâng cao rõ rệt” được khả năng ghi nhớ! Những vĩ nhân trong lịch sử đều “thong qua học thuộc” mà đạt được khả năng ghi nhớ phi thường!

20. Luôn mang theo một quyển sách, “mọi lúc mọi nơi” đều có thể đọc to và học thuộc lòng một cách cuồng nhiệt, khả năng ghi nhớ của bạn nhất định sẽ có những thay đổi vĩ đại. Chỉ cần kiên trì một thời gian, bạn sẽ đạt được “khả năng siêu việt nhìn lướt cũng khó quên”.

21. Học thuộc lòng chính là điểm mấu chốt giúp hình thành khả năng ngôn ngữ! Chỉ có học thuộc lòng mới có thể chính thức nắm vững được ngôn ngữ, đạt đến được cảnh giới “buột miệng nói ra”.

22. Học thuộc lòng có thể kích hoạt từ vựng và ngữ pháp! Học thuộc lòng giúp mang lại sức sống cho từ vựng và ngữ pháp.

23. “Học thuộc lòng một cách máy móc” chính là cơ sở của bồi dưỡng sức sáng tạo và giáo dục tố chất, bởi vì chỉ có “chết đi” mới có thể “sống lại”.

24. Lặp lại chính là sức mạnh. Sức mạnh sáng tạo nên kì tích.

25. Nền giáo dục Do Thái đã bồi dưỡng ra rất nhiều người giành giải thưởng Nobel, nền giáo dục của họ chính là “lấy việc học tập kiểu ghi nhớ làm trung tâm”, nhấn mạnh “đọc to nhiều lần”!

26. Học thuộc lòng có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao khả năng lý giải, khả năng ghi nhớ và khả năng biểu đạt, cả ba khả năng này đều được nâng cao đồng thời! Nghe được tin tốt lành này vậy bạn hãy lập tức bắt đầu học thuộc đi!

27. Học thuộc một bài văn “khó” “tốt hơn gấp 100 lần” học thuộc những bài văn đơn giản.

28. Nhất định cần phải tràn đầy tự tin đối mặt với khó khăn, cũng chính là những bài văn khó! Bài văn khó đến đâu đi chăng nữa cũng sẽ không chịu đựng nổi sự lặp đi lặp lại từ 20 đến 30 lần 1 ngày, càng đọc tình cảm của bạn đối với nó càng trở nên sâu đậm, càng đọc càng đơn giản, cuối cùng tất cả đều chỉ là “chuyện vặt”!

29. Sách đọc trăm lần, Ý tự hiện ra. Có thể đọc được 100 đã có thể trở thành thiên tài rồi, đáng tiếc là đại đa số mọi người chỉ muốn hoặc chỉ biết đọc 1 hoặc 2lượt, nên họ đành trở thành những người bình thường!

30. Việc học thuộc lòng của tuyệt đại số học sinh đều thuộc dạng “tưởng thuộc nhưng chưa thuộc”, chưa hề triệt để một chút nào, chưa hề tình nguyện một chút nào, số lần lặp lại “còn lâu mới đủ”, như thế không có ích mấy cho việc học tiếng Anh, hơn nữa chỉ làm lãng phí thời gian mà thôi.

31. Trí nhớ hình thành sau trăm ngàn lần “luyện tập lặp đi lặp lại” gọi là “trí nhớ cơ bắp”. Học thuộc triệt để giúp hình thành “trí nhớ cơ bắp” vĩ đại.

32. Khi vừa bắt đầu học thuộc “tương đối khó khăn” (reciting is extremely difficult in the beginning.), nhưng khả năng ghi nhớ trong quá trình học thuộc lòng, sẽ “dần dần được nâng cao”! Bạn sẽ càng học càng thông minh! Nhất định không được hoài nghi bản thân mình (Never doubt yourself!)

33. Chỉ cần bạn “kiên trì” học thuộc lòng trong 3 tháng, bạn nhất định sẽ đạt được “khả năng ghi nhớ phi phàm!” Suốt đời bạn sẽ không phải phiền não vì khả năng ghi nhớ của mình nữa!

34. Thời gian một lần học thuộc lòng không cần vượt quá 5 phút! Bí quyết học thuộc lòng là: Ăn ít nhưng ăn nhiều bữa! Mỗi lần ăn một ít, ăn làm nhiều lần!

35. Không nên ép mình một lần phải học thuộc hết, chỉ cần bạn tranh thủ “hễ rảnh thì học thuộc lòng” là được rồi! Đương nhiên, tốt nhất mỗi ngày có thể “tranh thủ thời gian vặt vãnh” để lặp lại từ 20 lần trở lên!

36. Người càng bận rộn, càng phù hợp với việc học thuộc lòng, bởi vì những người bận rộn có rất nhiều thời gian vặt vãnh, hơn nữa hiệu suất sử dụng thời gian của họ rất cao! Trên đường đi công tác, giờ giải lao giữa hội nghị, trước và sau 3 bữa ăn…

37. Dùng phương pháp học thuộc lòng để điều tiết các môn Toán, Lý, Hóa hiệu quả cũng đặc biệt tốt! Toán học học mệt rồi, vật lý học mệt rồi, hóa học học mệt rồi, đều có thể tiến hành “học thuộc lòng một cách cuồng nhiệt”!

38. Khi học thuộc lòng có thể rất cuồng nhiệt, cũng có thể rất yên tĩnh! Có thể vừa nhảy vừa học, vừa chạy vừa học, cũng có thể đọc thầm!

39. Giáo viên không học thuộc bài khóa là “giáo viên không đủ tiêu chuẩn”! Hi vọng rằng các thầy cô giáo khi đọc xong đừng tức giận! Những giáo viên học thuộc bài khóa không những có thể dạy tốt tiếng Anh, mà còn có thể nói tiếng Anh rất lưu loát.

40. Để khiến cho trình độ tiếng Anh của mình “không ngừng nâng cao”, để nêu một “tấm gương sáng ngời” cho học sinh noi theo, người giáo viên nhất định phải gương mẫu học thuộc trước tiên!

41. Trước khi lên lớp nhất định cần đọc to một bài văn ngắn một lượt, hoặc một đoạn của bài văn, nêu một tấm gương sáng chói cho học sinh, để cho giáo viên và học sinh cùng bước vào “trạng thái Anh ngữ” cuồng nhiệt! Nếu có thể làm được như vậy, ngôi trường này nhất định sẽ là ngôi trường học tiếng Anh tốt nhất toàn Trung Quốc!

42. Học thuộc lòng có thể nâng cao nhanh chóng “khí chất” của một cá nhân! Làm một người có khí chất phi phàm chính là ước mơ của mỗi người! Hãy cùng bắt đầu cuồng nhiệt học thuộc lòng nào các bạn ơi!

43. Học thuộc lòng là một thói quen vĩ đại, một khi có được thói quen này, bạn sẽ thu lợi suốt cả đời!

44. Học thuộc lòng giúp mang lại niềm vui cho cuộc sống mỗi ngày của bạn! Những con chữ đẹp đẽ kia sẽ không ngừng làm sạch tâm hồn bạn, không ngừng tạo dựng khả năng ăn nói của bạn, không ngừng nâng cao sự tự tin của bạn, đương nhiên cũng không ngừng làm tăng thêm khả năng thi cử của bạn!

45. Cuối cùng vẫn cần phải nói với mọi người rằng: Kiên trì sáng tạo nên kì tích! Nhất định cần tiếp tục kiên trì! Tổ quốc cần chúng ta phải kiên trì! Ba mẹ cần chúng ta phải kiên trì! Thầy giáo cần chúng ta phải kiên trì! Thành tựu trong tương lai của chúng ta càng cần chúng ta phải kiên trì.

Nguồn bài viết: https://hoctienganh.info/read.php?560#ixzz1pqfFlC5i:KSV@01:
 
cái này có thể nói là phương pháp "cần cù bù thông minh" đc ấy nhỉ!:KSV@04: Nói chung học ngoại ngữ là cần chăm chỉ! phương pháp nào cũng vậy!:-B h lại có thêm một cách học mới:KSV@05:
 
Học tiếng anh thì nói nhiều và dạng nói là cách để nhanh tiến bộ nhất luôn,
 
×
Quay lại
Top