Học có thực sự quan trọng?!

cooLkids

HOW TO LIVE
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/10/2011
Bài viết
205
Học, đó là công việc quá đỗi quen thuộc đối vs ko chỉ cta, những HS, SV đang ngồi trên ghế nhà trường, giảng đường mà còn là c/v của tất cả mọi người đang sống, đang suy nghĩ và lao động...*vì mìk ms là SV nên ở đây mìk cũng chỉ đề cập đến HS, SV thui
Để hiểu vấn đề chính hơn, cta nên bắt đầu vs câu hỏi nho nhỏ: "Các bạn học để làm gì?!". Để đạt điểm cao, để thực hiện ước mơ, để sau này kiếm được việc làm tốt... hay là vì những lí do nào nữa.

Đừng vội đọc tiếp mà ko nghĩ xem mìk học để làm gì nhé!

Nếu bạn đã trả lời câu hỏi trên thì chắc câu hỏi sau sẽ ko khó khăn để bạn quyết định. "Bạn có thực sự thích học?!". Ở đây ko có ba mẹ, anh chị..., mà chỉ có tôi và các bạn. Do đó ko có nguyên do để bạn ko tiết lộ ý kiến thực của các bạn. Vì chính tôi cũng đã từng cảm thấy một số môn học thật nhàm chán, vô bổ nên các bạn cứ tự tin bày tỏ suy nghĩ của mìk ...
 
Mới đây môn kỹ năng mềm lớp mình có tổ chức Open talk.Cô có đặt 1 vài câu hỏi "Ban là ai?" "Tại sao bạn được sinh ra?" "Bạn sống vì điều gì?"...
Bạn thử trả lời xem sao rồi từ đó rút ra kết luận nhé.
:KSV@02:
 
học thì vẫn có thể đứng đường or dựa cột nhưng hok học thì chắc chắn rồi.
vậy cái có thể vs cái chắc chắn bạn chọn cái nào ^^!
 
Mình thích quay về thời học 10 hoặc 11 năm phổ thông thôi, cắt mấy thứ mà về sau chả bao h dùng đi. Chả biết ông mở một đống trường đại học, cao đẳng ra có con không mà kí mở nhiều thế. Và học ở đây coi như là bắt buộc oj hjc. Năm nay thi lại mà trượt nữa thì học cao đẳng cho đỡ mệt. Càng nghĩ càng thấy nản.
 
Mới đây môn kỹ năng mềm lớp mình có tổ chức Open talk.Cô có đặt 1 vài câu hỏi "Ban là ai?" "Tại sao bạn được sinh ra?" "Bạn sống vì điều gì?"...
Bạn thử trả lời xem sao rồi từ đó rút ra kết luận nhé.

Trường bạn tổ chức lớp học đó cho SV sớm thiệt. Còn mấy trường ở ngoài này đa số chỉ dạy cách nhồi nhét kiến thức vào đầu SV còn việc dạy kỹ năng khác các thầy cô chỉ ns vu vơ, bóng gió trong lúc tức bọn mik` nc thui . Còn đâu phải tự đi học và tìm hiểu những kỹ năng ấy.*thiệt ge^ a'k*.
Việc bạn hỏi tôi: "Bạn là ai?" "Tại sao bạn được sinh ra?" "Bạn sống vì điều gì?"... Tôi tin mỗi cta sẽ có câu trả lời khác nhau, còn theo tôi, tôi là chính tôi. Tuy bản thân ko được như mọi ng` bình thường và đôi khi tôi cũng géc nó, géc chính mik`. Nhưng tôi tin mọi thứ sinh ra đều có lí do của riêng nó. Và tôi tin mik` sinh ra để cống hiến, chứ ko phải chỉ để hưởng thụ... Do đó, mỗi ng` cta sinh ra đều có những khả năng riêng của mik`, khả năng càng cao thì đồng nghĩa vs việc trách nhiệm càng lớn.
học thì vẫn có thể đứng đường or dựa cột nhưng hok học thì chắc chắn rồi.
vậy cái có thể vs cái chắc chắn bạn chọn cái nào ^^!

Cái đó ko thể đánh đồng được bạn ak`! Mà dù có đứng đường thì tôi chắc chắn rằng thèn đứng đường có học thức chắc chắn sẽ có c/s tốt hơn cái tên kia
Mình thích quay về thời học 10 hoặc 11 năm phổ thông thôi, cắt mấy thứ mà về sau chả bao h dùng đi. Chả biết ông mở một đống trường đại học, cao đẳng ra có con không mà kí mở nhiều thế. Và học ở đây coi như là bắt buộc oj hjc. Năm nay thi lại mà trượt nữa thì học cao đẳng cho đỡ mệt. Càng nghĩ càng thấy nản.
@@... Mở nhiều trường cái này mik` nghĩ chắc là để phân loại đào tạo những HS, SV có trình độ khác nhau, giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và việc học... Nhưng theo mik` thấy ở nước ta hnay thì có vẻ ko hẳn là như vậy.


“Và học ở đây coi như là bắt buộc oj hjc”
Cảm ơn bạn đã bày tỏ ý kiến thực của mik`, đó là điều rất bt khi các bạn chưa thấy được niềm vui cũng như những gì mà bạn sẽ có được*mik` sẽ cmt vấn đề này trong bài sau*. Mik` rất mong và hi vọng nhận được nhiều hơn ý kiến của các bạn khác. Hãy tự tin bày tỏ ý kiến, quan điểm của mik`, biết đâu đấy ta sẽ gặp được quan điểm trùng hợp...
 
cũng hk pik nữa
 
ừhm, nói ra thì đa số là hok ai "thích" học, chỉ học zì sau này hay zì family thoy. mình thì chỉ thích 1 số môn cố định, thực tế chứ ko thích "học" theo kiểu thời nay, chỉ là lý thuyết suông chứ chẳng có ứng dụng nào hết. ai học cao, biết nhiều thì đc cái mác nói hay, "nhiều kiến thức", học là để zậy đó!

học đúng là wan trọng, nhưng học gồm nhiều phần mà mình cảm thấy là "học làm người" thì quan trọng hơn là "học kiếm tiền". nếu có thể nói chuyện vs chủ tịch nước, mình sẽ yêu cầu bỏ bớt vài môn văn hoá xã hội và vài phần trong mấy môn tự nhiên. học mấy cái đó nhiều cũng để "trang điểm đầu óc" thoy, chứ thực ra thi cử xong xuôi thì cũng rỗng tuếch
 
bây h mình đến trường học chỉ để vui chơi vs các bạn thui. Mình thấy đến trường còn vui hơn ở nhà, hễ làm sai hoặn lười 1 chút là lại bị ba mẹ ...@@
 
vào ủng hộ a nè, hihi:KSV@01:
e thấy việc thik học hay không còn phụ thuộc vào từng môn, từng sở thik, đam mê của mọi người
e theo môn sinh cũng bởi vì thik tìm hiểu thế giới tự nhiên, để trả lời cho n~ câu hỏi tại sao ngây ngô ngày bé
nhg e ko thik môn toán vì cho đến bây giờ e vẫn chưa biết đc học toán nhiều như vậy để làm gì ngoài việc đếm tiền, cảm giác mơ hồ về cái môn ý lắm, nhg vẫn phải cố gắng học và tự bảo mình cứ học rùi mai sau ắt có lúc cần
còn vc học để làm gì thì có nhiều lý do lắm, để điểm cao, để theo đuổi ước mơ, để mai sau có 1 vc làm tốt đều đúng, để biết thêm kiến thức, để bố mẹ yên tâm, vui lòng, để mình ko bị tụt lại đằng sau XH, để có 1 tương lai chắc chắn, để biết yêu thương, .....
nhg e cảm thấy trở ngại lớn nhất của mình lúc này là sự lười nhác, e ko phải ng thik trì hoãn nhg đôi khi n~ công vc hằng ngày + lịch học trên lớp trung bình 6 h/ngày làm e có rất ít thời gian tự học ở nhà ==> thường chỉ học n~ môn chính, môn quan trọng ==> học lệch
 
vào ủng hộ a nè, hihi:KSV@01:
e thấy việc thik học hay không còn phụ thuộc vào từng môn, từng sở thik, đam mê của mọi người
e theo môn sinh cũng bởi vì thik tìm hiểu thế giới tự nhiên, để trả lời cho n~ câu hỏi tại sao ngây ngô ngày bé
nhg e ko thik môn toán vì cho đến bây giờ e vẫn chưa biết đc học toán nhiều như vậy để làm gì ngoài việc đếm tiền, cảm giác mơ hồ về cái môn ý lắm, nhg vẫn phải cố gắng học và tự bảo mình cứ học rùi mai sau ắt có lúc cần
còn vc học để làm gì thì có nhiều lý do lắm, để điểm cao, để theo đuổi ước mơ, để mai sau có 1 vc làm tốt đều đúng, để biết thêm kiến thức, để bố mẹ yên tâm, vui lòng, để mình ko bị tụt lại đằng sau XH, để có 1 tương lai chắc chắn, để biết yêu thương, .....
nhg e cảm thấy trở ngại lớn nhất của mình lúc này là sự lười nhác, e ko phải ng thik trì hoãn nhg đôi khi n~ công vc hằng ngày + lịch học trên lớp trung bình 6 h/ngày làm e có rất ít thời gian tự học ở nhà ==> thường chỉ học n~ môn chính, môn quan trọng ==> học lệch
like me ♥
 
anh cooLkids ơi, tiếp tục đi! bước tiếp theo là gì vậy? anh ns sẽ bàn về ch học lệch trong pic này mà, e vào bn lần chưa thấy?
 
hôm trước mình vào dantri có đọc đc bài viết này, ko biết đã có nhiều người đọc chưa, m.n thử nêu suy nghĩ của mình về chuyện này nhé!




Phát điên vì… học​
Cuộc chạy “nước rút” của các sĩ tử đang “nóng” dần lên khi mùa tuyển sinh năm 2012 sẽ bắt đầu với liên tiếp các đợt thi tốt nghiệp THPT, tuyển vào hệ THPT, rồi đại học, cao đẳng…
So với năm ngoái, mùa thi năm nay xem ra có phần “nóng” hơn không chỉ bởi thời tiết mà còn vì kinh tế suy thoái đã làm cho các sĩ tử quyết tâm giành một vị trí tại trường công để tiết kiệm khoản học phí cho cha mẹ. Bởi vậy, vốn đã áp lực, mùa thi năm nay còn nhiều áp lực hơn và điều đó đã khiến cho không ít thí sinh phải nhập viện vì… tâm thần.

Ngã vật bên bàn học

Mùa thi năm nào cũng vậy, cứ đến Khoa Điều trị Loạn thần cấp, thuộc Viện Chăm sóc sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai lại thấy bệnh nhân là những học sinh, sinh viên tương lai tăng lên đáng kể. Năm nay, theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Điều trị Loạn thần cấp thì đã có tới 10 em nhập viện, trong đó hầu hết đều là học sinh ở thủ đô Hà Nội, có 1 em ở Lạng Sơn và tất cả đều đang chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp từ THCS lên THPT.

Nhìn các em, dẫu vẫn còn khoác trên mình chiếc áo trắng đồng phục chưa kịp thay, vẫn còn lại chút gì đó thông minh, lanh lợi của tuổi học trò nhưng từ thần thái đến hành động của các em đều đã trở nên vô thức. Bác sĩ Dũng nhận định: “Đó chính là biểu hiện của những học sinh bị loạn thần vào mỗi mùa thi do phải chịu quá nhiều áp lực”. Có học sinh thì “hiền lành” ngồi thất thần, đẫn đờ một chỗ rồi nhìn xa xăm, bảo gì làm nấy, lại có học sinh đối nghịch hẳn khi gào thét, gầm rú, nói năng lảm nhảm, không cho ai tiến lại gần.

Trong số những học sinh bị loạn thần cấp phải đến điều trị ở Viện Chăm sóc sức khỏe tâm thần, có một trường hợp rất đặc biệt đối với bác sĩ Dũng. Đó là em Nguyễn Thị D, 17 tuổi, ở Nghệ An, một học sinh giỏi, xuất sắc không chỉ của trường mà còn của tỉnh. Sinh ra trong một gia đình có tới 6 anh chị em, gia đình D rất nghèo khó nhưng em lại học giỏi toán như “thần đồng”. Ngoài ra, vốn ngoại ngữ của D cũng khiến nhiều học sinh chuyên ngữ ở các thành phố lớn phải đáng nể, khâm phục. D hoàn toàn tự học chỉ dưới sự dìu dắt của thầy cô ở trường mà không học thêm ở bất kỳ trung tâm ngoại ngữ nào. Nhà D ăn còn không đủ thì làm sao có tiền cho em đi học thêm. Ý thức rất rõ điều này nên em cố gắng phấn đấu học tập phần để đỡ tốn tiền của cha mẹ, phần muốn biến ước mơ thành hiện thực – được ăn no mặc ấm, có công ăn việc làm ổn định để giúp đỡ gia đình.

Ước mơ tưởng chừng nhỏ nhoi, nhất là với học sinh thành phố thế nhưng với D con đường hiện thực hóa ước mơ quả là chật vật. Mỗi ngày D chỉ ngủ khoảng 3-4 tiếng đồng hồ. Còn lại tất cả thời gian em đều dành cho việc học và học. Học đến nỗi quên ăn, chỉ ăn mì tôm cho nhanh còn lấy thời gian học. Cứ như vậy, đến một ngày, cũng chỉ vì học, đang ngồi chìm đắm trong đống sách vở bỗng nhiên em đờ người ra rồi ngã vật xuống đất. Người nhà vội vàng đưa em đi bệnh viện cấp cứu. Nhưng chỉ có bệnh viện chuyên sâu về lĩnh vực này mới điều trị được nên D được đưa thẳng từ Nghệ An ra Viện Chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Hôm đó bác sĩ Dũng nhớ mãi, hình ảnh một nữ sinh chỉ nặng 30kg, khóc lóc, kể lể những gì chẳng ai rõ vì “nói không ra hơi”. Trên cơ thể nhiều chỗ lở lói, viêm tấy do không có sức đề kháng để chống chọi… 33 ngày ở viện là khoảng thời gian D được chăm sóc cẩn thận nhất, ăn uống đầy đủ nhất nhờ tấm lòng hảo tâm của các bác sĩ, y tá trong viện. Và điều đặc biệt em hoàn toàn “cách biệt” với sách vở cho nên D nhanh chóng hồi phục, lấy lại được sức khỏe. Tuy nhiên, những người như D dẫu có bình phục song không bao giờ thần kinh có thể trở về như cũ, gặp điều kiện, nó lại tái phát ngay. Và D đã bị như vậy. Chưa đầy một tuần từ viện trở về, em lại nhập viện ngay vì tái phát bệnh cũ do tiếc khoảng thời gian nằm viện, D đã lao vào học bù mà không được bồi dưỡng, uống thuốc bổ thần kinh…

“Tao ghét mày, tao ghét toán"

Phải kể đến một trường hợp khác mà đối với những người quan tâm đến giáo dục, sẽ không một người nào không biết đến em vì em từng đoạt giải ở các kỳ thi toán Olympic quốc tế. Người ta còn biết đến em là con một vị giáo sư nổi tiếng trong ngành toán học nên được thừa hưởng “gen” thông minh như vậy từ người cha, em học giỏi hơn người, xuất chúng hơn người. Kết quả học tập của em lúc nào cũng “dẫn đầu của những người dẫn đầu” không chỉ ở lớp mà còn của trường. Phải nói thêm rằng, trường em là trường chuyên nên ở đó chỉ toàn những học sinh xuất sắc. Với thành tích học tập xuất sắc của mình, em trở thành “tượng đài” để các bạn trong trường học tập, noi theo. Cha mẹ cũng rất tự hào, vinh dự về em. Họ luôn giúp em tỏa sáng ở những nơi nào em có mặt. Nhưng “lợi bất cập hại”, tất cả những điều đó thay vì làm em cảm thấy hạnh phúc, lại khiến lúc nào em cũng cảm thấy nặng nề, áp lực vì cái bóng của mình. Cái “bóng” đó càng lớn khi em được tuyển thẳng vào ĐH trong khi chưa tốt nghiệp THPT.

Để vượt qua cái bóng của mình, “hết ngày dài lại đêm thâu”, em chỉ làm bạn với toán và toán và không gì có thể tách nổi em ra khỏi người bạn đầy thách thức đó. Đến một hôm, đang giờ trưa yên ắng, bỗng nhiên người ta nghe thấy tiếng em la hét, đập phá trong phòng. Em chạy ra ngoài, khóa sập cửa lại rồi vừa vứt chìa khóa ra xa vừa tức giận hét lên: “Tao ghét mày, tao ghét toán, toàn số là số. Mày làm khổ tao! Mày làm tao phát điên rồ!”. Nói rồi, em chạy vụt đi mà không ai biết em đi đâu, tìm đâu cũng không thấy. Một tuần sau, sau khi đã mỏi mắt trông chờ, kiếm tìm, bố mẹ em mới tìm thấy em trong tình cảnh thật đáng thương – nằm co ro cúm rúm dưới gốc cây bên hè đường, áo quần bẩn thỉu, nhem nhuốc! Cuối cùng, em phải nhập Viện Chăm sóc sức khỏe tâm thần để điều trị do bị loạn thần cấp.

Hôm chúng tôi gặp em ở viện, sức khỏe của em đang tiến triển tốt. Bác sĩ Dũng kể, em đã chịu giao tiếp với người xung quanh, đã làm chủ những lời nói, suy nghĩ của mình. Nhưng quan trọng hơn cả là tư duy toán học – khả năng thiên bẩm của em đã cho thấy những dấu hiệu hồi phục. Vì hôm trước, một tiến sĩ chuẩn bị bảo vệ luận án loay hoay không biết giải bài toán cao cấp của mình đã mang đến Khoa Điều trị loạn thần để nhờ các đồng nghiệp “hỗ trợ”. Vô tình hôm đó em cũng đang ngồi trong phòng của bác sĩ Dũng, thế là sau khi nghe đề toán xong, như phản xạ tự nhiên, em lấy giấy bút giải ngay trước sự kinh ngạc, thán phục của mọi người.

Cứ mỗi mùa thi đến là bác sĩ Nguyễn Văn Dũng lại lo nơm nớp: bệnh nhân năm nay sẽ nhiều hơn năm ngoái. Kiểm chứng qua bao nhiêu thời gian, chưa bao giờ nỗi lo âu này của bác sĩ Dũng trở nên thừa thãi, nhất là vào những tháng đỉnh điểm của mùa thi như tháng 6, 7. Bác sĩ Dũng nhận định: “Khi ở độ tuổi học sinh, do các nội tiết tố để cân bằng cơ thể vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và phải đến năm 22 tuổi nó mới hoàn thiện thực sự nên khi gặp phải chuyện “sốc”, hay bị áp lực nặng nề, các nội tiết tố này (nội môi) bị rối loạn, dẫn đến loạn thần cấp ở các em.

Trong trường hợp không được bồi bổ, “tái sản xuất” sức lao động, học tập một cách khoa học thì quá trình loạn thần diễn ra càng nhanh hơn. Đặc biệt là với những người đã bị loạn thần một lần thì lần sau rất dễ xảy ra, ngay cả khi không chịu áp lực lớn”. Bởi vậy, bác sĩ Dũng nhấn mạnh: “Để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, đồng thời bảo đảm hiệu quả học tập, không nên tạo áp lực nặng nề cho học sinh mà hãy xác định: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình. Xin các bậc phụ huynh, xã hội hãy ghi nhớ điều này”.

Theo Tú Anh
Petrotimes​
 
×
Quay lại
Top