Hình ảnh giẫm đạp cho đến chết , kinh hoàng ở Campuchia

cacabala00

Cựu quản lý
Tham gia
26/5/2010
Bài viết
811
Người dân hoảng loạn cố chen nhau cố thoát ra khỏi đám đông, xác người nằm la liệt trên cây cầu bắc qua sông Tonle Sap sau lễ hội té nước diễn ra ở thủ đô Phnom Penh hôm qua (22/11).

t448005.jpg

Cảnh chen lấn xô đẩy đến nghẹt thở.
t448035.jpg


t448011.jpg


t448032.jpg

Hiện trường sau vụ giẫm đạp là ngổn ngang thi thể người bị nạn và giày dép của họ.
t448003.jpg

Một nạn nhân được cứu giúp.
t448016.jpg

Những người phụ nữ ngất lịm vì kiệt sức.
t448021.jpg

Quang cảnh trên cây cầu nơi xảy ra vụ giẫm đạp.
t448024.jpg

t448025.jpg


t448031.jpg

Các nạn nhân đang được đưa đi cấp cứu.
t448027.jpg

t448034.jpg


t448037.jpg

Những người đàn ông cũng kiệt sức vì đám đông chen lấn.
t448039.jpg


t448040.jpg

Thi thể những người bị nạn nằm la liệt.




t448332.jpg

Rất nhiều người cố chen ra khỏi đám đông lúc xảy ra hỗn loạn.​

Sean Ngu, một người Austraila về thăm gia đình và bạn bè ở Campuchia cho biết: “Lúc đó đang có rất nhiều người trên cầu thì đột nhiên cả hai phía cầu bắt đầu xô đẩy. Mọi người trở nên hoảng loạn. Những người ở giữa bị đẩy ngã rơi khỏi cầu”.
“Đã có ít nhất 50 người nhảy xuống sông. Một số người cố gắng leo lên cầu để bám vào dây điện, nhưng rồi dây điện đứt và họ bị điện giật. Số người chết vì thế cũng tăng lên”, người này nói thêm.
Được cảnh sát giải cứu sau một lúc lâu bị kẹp chặt trong đám đông, cô gái 19 tuổi Khon Sros bàng hoàng kể lại: “Mọi người xô đẩy dữ dội khiến tôi bị ngã. Họ liên tục la hét: 'Đi! Đi!'. Một người đàn ông đứng gần tôi đã chết vì kiệt sức và không đủ không khí để thở”.
“Tôi bị sốc và nghĩ rằng sẽ chết trong vụ hoảng loạn. Những người khỏe mạnh có thể trốn thoát, nhưng phụ nữ và trẻ em thì không qua khỏi”, Chea Srey Lak (27 tuổi) thuật lại. Nằm cạnh cô là một phụ nữ khoảng 60 tuổi đã bị hàng trăm người giẫm đạp cho đến chết trong lúc cố gắng chạy thoát.
t448340.jpg

Nhiều phụ nữ và trẻ em bị giẫm đạp đến chết vì không đủ sức thoát ra khỏi đám đông đang hoảng loạn.​

“Có nhiều tiếng than khóc và kêu gọi giúp đỡ ở khắp mọi nơi, nhưng chẳng ai có thể giúp nhau. Mọi người chỉ biết chạy”, Chea nói trong bệnh viện Calmette Hospital, nơi cô đang được điều trị chấn thương ở tay và chân.
Chính phủ Campuchia quyết định chọn ngày thứ Năm tới là ngày quốc tang. Nhà chức trách ước tính có hơn 2 triệu người đã tham gia lễ hội té nước, một trong những lễ hội chính trong năm của người Campuchia. Người phát ngôn của chính phủ cho biết có hơn 400 người bị thương và hầu hết những trường hợp tử vong là do bị nghẹt thở và nội thương.
Rất nhiều trường hợp bị chết là thanh thiếu niên do không đủ sức chạy thoát khỏi vụ hỗn loạn. Thi thể các nạn nhân sau vụ việc đã lấp đầy bệnh viện Calmette, trung tâm điều trị chính ở Phnom Penh. Các trường hợp bị thương thậm chí còn phải điều trị cả ở ngoài hành lang.

Thi thể của các nạn nhân nằm la liệt tại hiện trường và sau khi được đưa vào bệnh viện. (Video: BBC)



Những người bị thương liên tục được đưa vào bệnh viện và phải nằm điều trị cả ngoài hành lang hoặc trên nền nhà. Hình ảnh để lại hiện trường là la liệt giày dép, kính mát và quần áo của những người bị nạn. (Video: CNN)​


zing.vn
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Tại sao lại xảy ra sự cố đó nhỉ? nguyên nhân của sự hoảng loạn đó là do đâu?:KSV@02:
 
Chỉ một đêm lễ hội mà phải hy sinh mạng sống, có nên không? Có lẽ đây là tín ngưỡng của họ
 
Lúc đầu là có nhiều người đi xem lễ hội té nước ,vì đông quá họ chen nhau đến nỗi đứt dây điện rùi giựt sau đó hoảng quá chen nhau mà chạy thui :)
 
Nghe nói là xuất phát từ 1 tin đồn rằng cây cầu đó không an toàn
ngoài ra một số người nhảy khỏi cầu trước khi rớt xuống sông còn bám và làm đứt 1 số dây điện xuống dòng sông nên số người chết vì điện giật cũng nhiều ko kém
 
Thoát chết hy hữu tại thảm họa giẫm đạp

Có nạn nhân trong thảm hoạ giẫm đạp ở Campuchia tưởng đã chết lại đột ngột sống lại xin nước uống. Đặc biệt, có trường hợp cả nhà thoát chết nhờ... đi mua kem.
Chết phủ ga trắng đột ngột… sống lại
Số người thiệt mạng ở Campuchia sau vụ giẫm đạp từ lễ hội nước không ngừng tăng lên. Bên cạnh người chết, hàng trăm người khác được cứu sống sau khi lực lượng cứu hộ “moi” lên trong đám đông kẹt cứng. Và không ít câu chuyện thoát khỏi thần chết hy hữu khiến người trong cuộc cũng khó tin.
Chiều tối 24/11, rất đông người dân vẫn tụ tập hai bên bờ sông Basscac, gần cầu Koh Pich - nơi xảy ra thảm hoạ. Có người đến nhìn lại nơi người thân của mình bị chết, có người còn bắt xe từ TP HCM qua Campuchia xem cây cầu thế nào mà “nuốt” người khủng khiếp thế… Và cũng có người trở lại bờ sông nơi mình vừa giành giật sự sống với tử thần.
t449648.jpg
Chiều tối 24/11, rất đông người dân vẫn đứng bên bờ cầu Koh Pich nơi xảy ra
thảm hoạ. Đã có nhiều câu chuyện thoát chết hy hữu trong thảm hoạ khủng khiếp
tại lễ hội nước ở Phnom Penh.
Anh Nguyễn Văn Sáng, Việt kiều ở tỉnh Kandal cho biết, rất nhiều người ở xóm ven sông gần nhà anh thoát chết. Ly kỳ nhất phải nói đến chuyện chết đi sống lại của chị Thía.
Anh Sang bắt đầu câu chuyện thoát chết của người bà con mình... Hai mẹ con chị Thía dắt nhau đi xem lễ hội nước, mẹ để con ngồi trên vai. Khi đám đông bắt đầu dồn lên, chị Thía dần dần kiệt sức, nói với con trai: “Con ơi mẹ mệt quá! Chắc mẹ không sống nổi rồi”. Cậu con hoảng sợ hét to: “Mẹ ơi mẹ đừng chết, mẹ đừng bỏ con…”
Một lúc sau đám đông xô đẩy, hai mẹ con lạc nhau. Chị Thía ngất xỉu. Lúc tỉnh dậy, chị thấy mình may mắn sống sót.
Thế nhưng, trước khi chị biết mình còn sống, cảnh sát đã lôi được chị ra khỏi đám đông và chị ngừng thở. Thấy vậy, cảnh sát khiêng chị ra bãi cỏ bên cạnh cầu nằm chờ xe đến chở về nhà xác. Tấm ga trắng đã phủ lên người chị.
Một lúc sau, người bán nước gần đó thấy mấy ngón tay chị Thía nhúc nhích, rồi ngón tay ra hiệu vẫy vẫy… Hoảng hồn, chị bán nước đến sờ vào người, thấy còn thở rồi còn vẫy xin nước uống. Và chị Thía đã chết đi sống lại… Nếu không có người bán nước cứu chị kịp thời trong những xác chết, chị đã thành người thiên cổ.
“Tỉnh dậy, quần áo chị ấy tả tơi. Hai cánh tay bầm tím, dập nát do bị xô đẩy và vết răng cắn từ những nạn nhân khác. Đến giờ mọi người vẫn không dám nhắc đến cái chết của cậu con trai, sợ chị ấy bị xúc động mạnh không chịu nổi” - anh Sáng nói.
t449647.jpg
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam ở Campuchia trao quà cho nạn nhân người Việt
thoát chết trong thảm hoạ.
Hàng chục người khác cũng vượt khỏi lưỡi hái tử thần nhờ nhảy xuống sông, đu lan can cầu hay nỗ lực bò qua đám đông. Chị bán nước trên cầu thấy mọi người giẫm đạp khủng khiếp, chị nhảy theo người khác xuống… sông rồi thoát chết.
Chúng tôi gặp anh “gù” (tên thật là Xiêm), người gốc Việt cũng thoát chết trong thảm hoạ mà không hiểu tại sao? Xiêm bị gù từ nhỏ, cao chưa đầy mét. Lúc xảy ra thảm hoạ, Xiêm cũng như bao người khác cố gắng thoát khỏi đám đông. Trong lúc nhiều thanh niên khoẻ mạnh chết do bị giẫm đạp thì chàng “gù” lại thoát nạn…
Thoát chết nhờ đi… ăn kem!
Chiều tối 24/11, chị Phạm Thị Hạnh, quê gốc Đồng Tháp, hiện ở tỉnh Kandal đã tiến về phía cây cầu để hình dung lại thảm cảnh cách đó 2 ngày. Chỉ chừng vài phút bước chân nhanh lên cầu, có lẽ chị cùng con và 3 đứa cháu đã trở thành nạn nhân của thảm hoạ giẫm đạp.
Thế nhưng khi trò chuyện với mọi người, chị vui hơn, luôn miệng “tui hên lắm, tui sống là nhờ ăn kem”. Chị Hạnh kể, lúc đó mấy đứa cháu nhất định đòi lên cầu chơi, ai cũng nô nức. Chị đặt một đứa ngồi lên vai, con gái chị tay dắt 2 đứa cháu khác gần tới đầu cầu thì khựng lại bởi quá đông người.
“Thấy vậy, tôi đổi ý hứa với mấy cháu nếu không lên cầu sẽ mua kem cho chúng ăn. Ba cây kem hết 9.000 riel (45.000 VNĐ), số tiền đắt nhưng nhờ mất số tiền đó mà tôi và những đứa cháu thoát chết. Thật ra là phải cảm ơn… mấy cây kem đó” - chị Hạnh kể lại.
t449646.jpg
Người dân và nhà sư xem hình ảnh vụ tai nạn khủng khiếp trên báo Campuchia.
Còn chị Bun Hun Sray Lung, 31 tuổi, người thoát chết trong thảm hoạ một lần nữa đến cầu Koh Pich để nhìn lại nơi mình thoát chết.
“Tôi đã cố gắng bò qua đám đông đang dính chặt vào nhau và như “ôm” lấy tôi. Tất cả mọi người đè lên nhau và không còn sức lực để thoát ra. Cứ vậy, người nọ giẫm lên người kia cả 3, 4 lớp… Khủng khiếp! Một lúc sau, tôi cảm giác mình tách được khỏi đám người đó và dùng chút sức lực còn lại để bò ra ngoài xin nước uống” - chị Lung nhớ lại.
Ớn lạnh hơn, chị Lung tả về cảm giác mà chị có được lúc đó. “Toàn thân tôi tê dại không còn sức lực. Hình như có sức hút nào đó cứ dính chặt chúng tôi lại với nhau. Tay chân không thể động đậy mà chỉ cố gắng la lên yếu ớt”.
Hú vía trở về nhà, chị Lung thấy mình đang vùng vẫy, bò qua đám đông trên… TV. Đến giờ, vết bầm tím trên đầu gối chị vẫn chưa lành, còn nỗi sợ hãi chưa biết bao giờ mới nguôi.

P/s: Thay vì lập 1 topic :) mình post trong topic của mình lun^^
 
ghê quá, chen tới kiệt sức chết àh?
 
×
Quay lại
Top