Hệ sinh thái rừng Việt Nam suy thoái trầm trọng

dgoanh

Ước mơ tôi...
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/11/2010
Bài viết
1.453
Đa dạng sinh học của Việt Nam xếp thứ 16 trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái rừng - hệ sinh thái có đa dạng sinh học cao nhất bị suy thoái trầm trọng trong thời gian qua.
522650796_Rung%20Ca%20Mau.jpg

- Đa dạng sinh học của Việt Nam xếp thứ 16 trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái rừng - hệ sinh thái có đa dạng sinh học cao nhất bị suy thoái trầm trọng trong thời gian qua.
Diện tích rừng bị suy giảm từ 43% xuống còn 28,2% (1943 - 1995). Rừng ngập mặn ven biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng giảm 80% diện tích do bị chuyển đổi thành các ao - đầm nuôi trồng thuỷ hải sản thiếu quy hoạch.
Gần đây, diện tích rừng tuy có tăng lên 37% (năm 2005), nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh cũng vẫn chỉ ở mức khoảng 8% so với 50% của các nước trong khu vực.
images




Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, trong các hoạt động thực hiện mục tiêu năm 2010 của Công ước đa dạng sinh học nhằm tăng cường hiệu quả bảo tồn và dịch vụ của các hệ sinh thái rừng trong giảm thiểu thiên tai, bảo vệ tài nguyên nước, giảm phát thải CO2.


Một trong những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đạt được là thành lập được 126 khu bảo tồn bao gồm nhiều các sinh cảnh quan trọng có ý nghĩa quốc tế. Nhưng nếu theo kịch bản về biến đổi khí hậu của Ngân hàng thế giới (WB) nước biển dâng cao 1m sẽ có 78 sinh cảnh tự nhiên quan trọng (27%), 46 khu bảo tồn (33%), 9 khu vực có đa dạng sinh học quan trọng (23%), 23 khu có đa dạng quan trọng khác (21%) bị tác động nghiêm trọng.
Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần thể sinh vật của nhiều hệ sinh thái. Các nhà khoa học đã chứng minh được sự di cư của một số loài do sự ấm lên của trái đất, nhiều loài cây trên dãy Hoàng Liên Sơn đang phải "sơ tán" lên cao hơn để tồn tại. Giới khoa học gọi đây là hiện tượng "dịch chuyển vành đai nhiệt lên cao". Đặc trưng trong số đó có thông Vân San Hoàng Liên - một loài chỉ tìm thấy duy nhất tại đây, trước đây chỉ sinh trưởng ở độ cao 2.200m - 2.400m, thì nay chỉ có thể gặp ở độ cao 2.400m - 2.700m. Cùng với nó, Thông thích Xi-Pan, Thông thích SaPa và một số loài khác cũng đang "leo" dần lên cao.


Ngoài ra, ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái đất ngập nước và lục địa cũng có xu hướng dịch chuyển lên cao hơn. Các loài nhiệt đới sẽ giảm đi trong các hệ sinh thái ven biển có xu hướng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ cao hơn trong các hệ sinh thái trên cạn các loài ôn đới (thường cho năng xuất sinh học cao) sẽ giảm đi cấu trúc chuỗi và lưới thức ăn cũng thay đổi.


Nhiệt độ tăng còn làm gia tăng khả năng cháy rừng, nhất là các khu rừng trên đất than bùn vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa gia tăng lượng phát thải khí nhà kính làm gia tăng biến đổi khí hậu.
 
×
Quay lại
Top