Hậu quả thể lý và tâm lý của việc giữ bí mật.

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo : What are the Physical and Psychological Consequences of Secrecy?
Published on July 3, 2012 by Alex Stone in Fooling Houdini

Các nhà khoa học đã xây dựng 1 chỉ số giữ bí mật ( the self-concealment score ) để đánh giá mức độ giữ bí mật của bạn theo thang điểm 10 ( rất cởi mở ) đến 50 ( giữ bí mật ). Phần lớn mọi người nằm ở khoảng trung bình, đó là mức lành mạnh. Số điểm quá cao/ quá thấp được xem là có rắc rối.

Khi bạn có chỉ số giữ bí mật cao , bạn có xu hướng giữ kín những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Người có chỉ số giữ bí mật cao có xu hướng bị căng thẳng, trầm cảm và có lòng tự trọng thấp ( low self-esteem). Họ phải chịu đựng những cơn đau đầu và đau lưng thường xuyên. Người có những hồi ức bí mật thì bị đau ốm thường xuyên hơn và ít thỏa mãn hơn những người ít bí mật. Do đó ta không ngạc nhiên khi mức độ giữ bí mật cao là 1 đặc tính chủ đạo của người bị OCD ( ám ảnh cưỡng bức)

1 nghiên cứu khác cho biết những đồng tính nam che dấu khuynh hướng t.ình d.ục của họ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư và bệnh lây nhiễm cao cực kỳ. Khi các nhà nghiên cứu tại UCLA theo dõi 1 nhóm đồng tính nam mắc HIV trong suốt 9 năm , họ phát hiện thấy căn bệnh tiến triển nhanh ở những người giữ bí mật hơn những người cởi mở về khuynh hướng t.ình d.ục đồng tính của họ.

Nghiên cứu khác cho thấy trị liệu lời nói ( talk therapy ) giúp kéo dài thời gian sống cho những bệnh nhân ung thư vú và giúp góa phụ ( mới bị mất chồng ) giảm nguy cơ đau ốm bằng cách nói về nỗi đau của họ. ( Điều này là đúng ngay cả sau khi kiểm soát số lượng bạn bè của góa phụ trước khi xảy ra cái chết của chồng ). Thậm chí chỉ riêng việc viết ra nỗi đau của bạn lên 1 mảnh giấy và sau đó đốt nó đi cũng đủ mang lại lợi ích về thể chất và tâm lý.

Việc giữ bí mật là một gánh nặng. Trong 1 nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu che dấu cảm xúc của họ bằng cách duy trì 1 bộ mặt lạnh như tiền trong 1 khoảng thời gian. Sau đó ngay lập tức, họ được cho làm 1 test về khả năng trí tuệ. Kết quả là họ thực hiện bài test tệ hơn trung bình so với những người được tự do bộc lộ cảm xúc. Các nhà tâm lý gọi đây là “ sự suy yếu của cái tôi” ( ego depletion )

Trong 1 thí nghiệm có liên quan, các nhà tâm lý yêu cầu 1 nhóm người tình nguyện không suy nghĩ về 1 con gấu trắng trong 5 phút . Sau đó, họ được giao 1 bài test về sức bền thể chất : họ phải siết chặt nắm tay càng lâu càng tốt. Điều đáng chú ý là những người dành 5 phút để tống con gấu trắng ra khỏi đầu có sức bền thể chất thấp hơn những người được tự do tưởng tượng về con gấu trắng đến khi nào họ thấy hài lòng.

Những nghiên cứu trên cho rằng việc luyện tập khả năng tự kiểm soát bản thân đòi hỏi bạn phải chủ tâm che dấu thông tin , và điều này gây mệt mỏi về thể chất cũng như tâm lý cho bạn. Đó là lý do tại sao việc giữ bí mật có thể làm nguy hại cho sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta.
 
×
Quay lại
Top