Hát văn hầu đồng – nghệ thuật tâm linh độc đáo

dodongdovi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/3/2016
Bài viết
34
Người ta vẫn thường hay nói hát văn là một kho báu của người Việt, là một giá trị nghệ thuật vượt thời gian. Bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu kĩ hơn về nghệ thuật độc đáo này.
Hát văn hầu đồng còn được gọi là Hát văn - hầu Thánh, Bắc ghế hầu đồng, Loan giá ngự đồng…, là một nghi lễ quan trọng gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Đức Thánh Trần.

hat-van-hau-dong.jpg

Hát văn trong một buổi hầu


Hát văn trong hầu đồng có nhiều hình thức khác nhau gồm: hát thi, hát thờ, hát cửa đền, hát hầu.

+ Hát thi dùng trong các cuộc đua tài thi hát và thường là hát đơn, chỉ một người hát.

+ Hát thờ được hát vào những ngày rằm, mồng một, ngày tất niên...

+ Hát văn nơi cửa đền: thường gặp tại các đền phủ trong những ngày đầu xuân, ngày lễ hội. Các cung văn hát chầu văn phục vụ khách hành hương đi lễ.

+ Hát hầu: hay còn gọi là hát lên đồng, hát hầu bóng, dùng trong quá trình thực hiện nghi lễ hầu đồng. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của Chầu văn.
Phục vụ hát văn trong một nghi lễ hầu đồng gồm có:

+ Cung văn – người hát chầu văn: Người ca sĩ được gọi là cung văn, thông thường là người vừa hát giỏi, vừa biết nhiều làn điệu, vừa biết chơi nhạc cụ.

+ Dàn nhạc hầu đồng: gồm có một đàn nguyệt, một đàn nhị, một trống nhỏ (gọi là trống con), một cảnh đôi, một phách. Người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác tùy theo địa phương hoặc hoàn cảnh hành lễ và yêu cầu của người hành lễ. Trong các loại nhạc cụ kể trên, đàn nguyệt, trống nhỏ và cảnh đôi đóng vai trò nòng cốt. Đây là những nhạc khí cơ bản, không thể thiếu được vì chúng tạo nên tính cách riêng biệt và đặc thù của dàn nhạc hát văn.



Trong Nghi lễ hát văn hầu đồng của người Việt, các hình thức biểu đạt, động tác múa, âm nhạc và lời hát văn đều mang dấu ấn lịch sử, ghi lại sự tích và ca ngợi công đức của những nhân vật lịch sử có công với dân, với nước. Khi thì là hát chầu văn giá ông Hoàng Mười, khi thì lại là chầu văn giá Cô Bé Thượng Ngàn…. Câu văn tuy có vần điệu, niêm luật không chặt chẽ như một bài thơ nhưng khi đọc lên mọi người đều cảm nhận được chất thơ của bài văn. Giai điệu của hát văn khi thì mượt mà, hấp dẫn, khi lại dồn dập, khoẻ khoắn vui tươi. Chất thơ của bài văn đó được nâng lên cao tuyệt đỉnh trong không khí tâm linh thành kính, khấn vái xuýt xoa, khói hương nghi ngút, có dàn nhạc, lời ca phụ hoạ, đưa đẩy và các điệu múa thiêng của Thánh thể hiện qua người hầu đồng.

hat-van-hau-dong-gia-co-be-thuong-ngan.jpg

Hát văn giá cô Bé Thượng Ngàn

Về giá trị văn hóa, hát văn trong lễ hầu đồng của người Việt là tín ngưỡng bản địa, tích hợp các hình thức văn hoá dân gian khác nhau như: âm nhạc, ngôn ngữ, tri thức dân gian, ca hát, nhảy múa, nghề thủ công truyền thống, trang phục cùng với nghệ thuật trang trí, kiến trúc, ẩm thực...trong một thể thống nhất hoàn chỉnh, trong đó yếu tố “sân khấu” kết hợp chặt chẽ với yếu tố tâm linh, phản ánh tư duy, nhận thức về tự nhiên, xã hội của cộng đồng. Tín ngưỡng này vừa bảo tồn các giá trị truyền thống như "uống nước nhớ nguồn", vừa được cộng đồng tái tạo, tích hợp các giá trị văn hoá mới, để thích ứng với điều kiện cuộc sống hiện đại, vì vậy nó có sức hấp dẫn cao đối với mọi người, nhất là những người theo tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ.


Có một thời gian dài do bị hiểu sai và bị quy là mê tín dị đoan, hát chầu văn hầu đồng bị cấm và dần dần mai một. Tuy nhiên đến đầu những năm 1990, Chầu văn được trả lại sự trong sạch và lại có cơ hội phát triển..Chính vì nhận thấy giá trị nghệ thuật vô cùng độc đáo cùng với ý nghĩa văn hóa, lịch sử của Chầu văn. Bộ VHTTDL đã đưa hát văn vào danh mục Di sản để nghiên cứu, lập hồ sơ đệ trình Unesco công nhận “ Nghi lễ Chầu văn của người Việt ” là Di sản văn hóa Thế giới.
 
×
Quay lại
Top