Hà Nội khuyến khích xe đạp để tránh ùn tắc: Không khả thi và lãng phí

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Góp sức giải quyết ùn tắc giao thông nghiêm trọng, Sở Công Thương TP Hà nội vừa đề xuất đề án khuyến khích xe đạp. Tuy vậy, nhìn từ toàn cục, đề án này sẽ không khả thi và gây lãng phí.

Không có cơ sở khoa học
Nói đến việc giải quyết ùn tắc giao thông, một trong những yếu tố chính là bài toán năng lực thông hành của các phương tiện thông qua một mặt cắt. Với vận tốc trung bình 15 - 20 km/h, xe đạp có năng lực thông hành thấp hơn hẳn so với xe máy. Với tốc độ di chuyển chậm, xe đạp sẽ cản trở các dòng phương tiện khác và gây tắc đường. Thông hành thấp, xe đạp cũng sẽ chiếm nhiều diện tích lòng đường hơn xe máy.

Khả năng vận chuyển của xe máy cũng cao hơn xe đạp, vì thông thường, mỗi xe máy có thể chở theo một người. Trong khi, xe đạp chỉ chở được người sử dụng vì với điều kiện thời tiết nhiệt đới, khả năng chở thêm một người không cao. Chính vì thế, xe đạp không có khả năng vận chuyển hành khách cao hơn xe máy.

Xe đạp không thể là giải pháp giảm ùn tắc giao thông

Điều kiện cơ sở hạ tầng của giao thông Hà Nội cũng khác rất nhiều Singapore và các nước châu Âu, nơi xe đạp được sử dụng nhiều. Tại các nước có tỷ lệ sử dụng xe đạp cao, người ta đã có qui hoạch để xe đạp có thể di chuyển an toàn và thuận lợi. Các con đường được thiết kế làn riêng cho xe đạp. Quan trọng hơn, Nhà nước khuyến khích nên dành hẳn sự ưu tiên đặc biệt cho xe đạp: Được đi làn riêng, được bố trí các khu vực gửi xe, thậm chí còn được sử dụng miễn phí xe đạp. Mục đích chính của việc khuyến khích sử dụng xe đạp tại các nước đó là rèn luyện sức khỏe, đảm bảo giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường đô thị.

Trái lại, Hà Nội vẫn chưa có đường dành riêng cho xe đạp, nếu có quá nhiều phương tiện thô sơ lưu hành cùng xe máy, ôtô sẽ khiến tai nạn gia tăng. Hơn nữa, với điều kiện giao thông Hà Nội rất đặc thù, nhiều ngõ nhỏ, xung đột giao thông rất lớn, các tuyến đường có bề rộng mặt cắt ngang không đồng nhất, "văn hóa vỉa hè"..., sẽ là các tác nhân ảnh hưởng đến khả năng thông hành của xe đạp.

Nếu hệ thống giao thông được thiết kế theo mạng (như khu vực Hoàn Kiếm) và tỷ lệ đất dành cho giao thông cao, thì việc sử dụng xe đạp trong bán kính vừa phải (khoảng 3 - 5 km) sẽ thuận lợi. Tuy vậy, xét về tỷ lệ đất cho giao thông ở Hà Nội đang ở dưới "ngưỡng" cho phép rất nhiều, và xe đạp không thể là cứu cánh cho nạn ùn tắc giao thông. Chưa có một nghiên cứu khoa học nào chỉ ra rằng, đi xe đạp là để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông.

Lãng phí
Việc sử dụng phương tiện gì phù hợp nhất nên để tự người dân quyết định, Nhà nước chỉ nên đầu tư vào qui hoạch, phát triển các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện có khả năng vận chuyển hành khách cao như tàu điện, xe buýt nhanh.
876872-images661885-4.jpg
Đi xe đạp để rèn luyện thể lực hơn là tránh tắc đường
Có ý kiến cho rằng, đề án xe đạp phù hợp với những cá nhân đi trong phạm vi nhỏ và cần được nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, đi xe đạp hoàn toàn chỉ phù hợp với mục tiêu rèn luyện th.ân thể, tiết kiệm nhiên liệu, đảm bảo môi trường, chứ hoàn toàn không thể giải quyết được nạn ùn tắc. Chính vì thế, việc đổ thêm tiền để nghiên cứu là lãng phí và có thể khẳng định đây là đề án viển vông. Việc sử dụng xe đạp để giảm tắc đường là không thể vì từ những năm 1980 - 1990, Hà Nội cũng thường xuyên tắc đường vì xe đạp.

Việc khuyến khích một loại hình giao thông bằng cách sử dụng ngân sách Nhà nước, để rồi, rất có thể, sau một vài năm, khi người dân đã đầu tư tiền cho xe đạp, ùn tắc giao thông lại càng nghiêm trọng hơn, TNGT cao..., người dân lại "xếp xó" hàng ngàn chiếc xe đạp, sẽ gây lãng phí cho toàn xã hội.

900 triệu đồng để nghiên cứu đề án này là số tiền rất nhỏ so với Hà Nội. Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học nào để có thể khẳng định đề án sẽ thành công. Do đó, nhằm tránh lãng phí, có lẽ, đề án này chỉ nên dừng lại ở mức độ "đề xuất", vì rằng, dù nhỏ, nhưng đó cũng vẫn là tiền thuế của dân, và vì thế nên sử dụng sao cho hiệu quả.

Thủ đô còn quá nhiều việc phải làm, việc UBND TP Hà Nội giao Sở Công Thương lấy ý kiến các ngành, các cấp sẽ chỉ gây tốn kém tiền của, thời gian và nguồn lực. Một đề án mà không có lấy một con số phân tích một cách khoa học để giải quyết thì chắc chắn sẽ khó khả thi. Và cần phải nói rõ, đây chỉ là ý tưởng thì đúng hơn, chứ dứt khoát chưa thể là một đề án!
Nguồn :giaoducthoidai.vn
 
Sao lại đề ra biện pháp là xe đạp thay xe máy nhỉ...đúng là không thực tế và khả thi tí nào cả
 
×
Quay lại
Top