Giảm áp lực cho phụ huynh và học sinh

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Từ năm học 2013 – 2014, giáo viên không cần chấm điểm thường xuyên cho học sinh lớp 1, mà chỉ cần đánh giá vào cuối năm học. Đây là một trong những biện pháp đổi mới nhằm giảm áp lực cho trẻ khi chuyển từ môi trường mẫu giáo sang tiểu học, vừa được bộ Giáo dục và đào tạo triển khai trong Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 đối với bậc tiểu học.


ImageHandler.ashx

Học sinh tiểu học trong ngày khai trường năm học 2012 – 2013 tại TP.HCM. Ảnh: Thanh Hảo
Theo thứ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, yêu cầu đặt ra đối với việc đổi mới này là giáo viên không được có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, không được chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào, bởi vì, giáo viên các trường tiểu học, ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, còn có trách nhiệm hướng dẫn học sinh học đọc, học viết, cách ngồi đúng tư thế… nhằm tạo cho các em sự tự tin và niềm vui học tập. Được biết, sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM đã triển khai thực hiện việc không chấm điểm bài làm học sinh lớp 1, mà thay thế bằng nhận xét ngay trong năm học này.

Bà Võ Ngọc Thu, trưởng phòng Giáo dục quận 5 cho biết hầu hết các giáo viên và nhà trường đều đồng tình với chủ trương không tạo áp lực điểm số và thi đua đối với các em, đặc biệt là học sinh lớp 1 chưa quen với nề nếp và môi trường học tập ở trường tiểu học. Một số hiệu trưởng trường tiểu học cho rằng, việc làm này cũng sẽ giảm gánh nặng lên cho giáo viên dạy lớp 1, là lớp đầu cấp. “Đôi khi chính sự đòi hỏi cao của phụ huynh về điểm số đã tạo nên áp lực học hành cho chính con mình”, bà Thu nói.

Ông Lê Hồng Sơn, giám đốc sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM cho rằng, chủ trương trên của bộ Giáo dục và đào tạo là một tín hiệu đáng mừng vì sẽ làm giảm tình trạng cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1. Trong thực tế, từ vài năm nay, nhiều trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM cũng đã áp dụng biện pháp này, nhưng chưa phổ biến. Việc thay thế cách cho điểm vào bài làm học sinh bằng biểu tượng, chẳng hạn như dán logo khuôn mặt (cười vui = tốt, buồn = kém), dán bông hoa (mỗi màu đỏ, vàng, xanh thay thế cho mỗi mức độ tốt, khá và kém)... đã được nhiều thầy cô thực hiện từ lâu.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn cảm thấy lo lắng vì nếu không cho điểm thì nhà trường sẽ đánh giá và xếp loại học sinh như thế nào? Ở một số địa phương, các thầy cô cho rằng, bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra yêu cầu quá cận thời điểm đầu năm học khiến các giáo viên bị động. Hiện bộ Giáo dục và đào tạo cũng chưa có hướng dẫn chi tiết và cụ thể về cách thức đánh giá. Tại Thông tư số 32 ban hành cách đây bốn năm, bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã điều chỉnh cách đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, theo đó, yêu cầu giáo viên chấm điểm thông qua các bài kiểm tra định kỳ như kiểm tra miệng, kiểm tra viết. Do thông tư chưa được điều chỉnh, nên hướng dẫn không chấm điểm đối với học sinh lớp 1 năm nay chưa thực sự trở thành quy định bắt buộc.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Hồng Sơn, giám đốc sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM cho biết trước ngày khai giảng năm học mới, sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM đã có yêu cầu các phòng giáo dục quận, huyện và ban giám hiệu trường tiểu học hướng dẫn cụ thể cho giáo viên dạy lớp 1 về phương pháp đánh giá học lực của học sinh. Đồng thời, khi đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhận xét, lời phê giáo viên phải hết sức thận trọng. Nhận xét của giáo viên phải thể hiện sự tôn trọng, khuyến khích và thể hiện tình cảm thương yêu đối với các em.

Chủ yếu động viên, khen ngợi học sinh

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, trưởng phòng Giáo dục tiểu học, sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM, khi đánh giá học sinh, giáo viên cần tập trung ghi nhận xét chu đáo, chi tiết cụ thể, mang tính động viên, khuyến khích, khen ngợi và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh (đặc biệt là sự tiến bộ của học sinh chưa biết đọc, viết khi đến trường). Điều này phù hợp với thông tư 32/2009/TT- BGDĐT: việc đánh giá thường xuyên nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh học tập tiến bộ và giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học cho hiệu quả.
Theo SGTT
 
×
Quay lại
Top