Giải mã tại sao Lý Chiêu Hoàng được chọn làm vua - Xuyên Không Đệ Nhất Truyện Blogspot

pivivu

Thành viên
Tham gia
27/11/2018
Bài viết
10
Lý Thuận Thiên là công chúa trưởng con vua Lý Huệ Tông với hoàng hậu Trần Thị Dung, là chị ruột của nữ vương Lý Chiêu Hoàng - vị vua cuối cùng của vương triều Lý. Bà sinh vào tháng 6 năm Bính Tý 1216.

Xuất thân của Thuận Thiên Công Chúa

Xét về thân thế, bà là công chúa nhà Lý, dòng họ cai trị Đại Việt hơn 200 năm. Xuất thân hiển hách và cao quý, bà cùng Chiêu Thánh Lý phế hậu, Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu, Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng hậu là những Hoàng hậu có xuất thân cao quý bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

Tuy vậy, cuộc đời éo le của bà bắt đầu từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Khi Trần Thị Dung mang thai công chúa Thuận Thiên thì cũng là lúc diễn ra cuộc giằng co quyết liệt của bà với Đàm Thái hậu để được tồn tại trong hoàng cung. Thái hậu nhà Lý lúc bây giờ coi Trần Tự Khánh là giặc, Thuận Trinh phu nhân là nội ứng của giặc nên tìm mọi cách để giết hại. Để cứu vợ con, vua Lý Huệ Tông phải cùng bà bỏ trốn. Công chúa Thuận Thiên ra đời trong cuộc trốn chạy.

Không rõ khoảng thời gian nào mà bà được gả cho Phụng Càn vương Trần Liễu. Vì Thuận Thiên công chúa là hoàng nữ, nên theo luật lệ của triều đình xưa, bà sẽ là chính phu nhân của Trần Liễu. Trần Liễu được ban hôn với Thuận Thiên công chúa, chị của Lý Chiêu Hoàng, con gái của Lý Huệ Tông. Theo Trần triều thế phả hành trạng, trước khi lấy Thuận Thiên công chúa, Trần Liễu đã có người vợ tên là Trần Thị Nguyệt.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục có ghi chép về việc Lý Huệ Tông trao đế vị cho con gái út là công chúa Lý Phật Kim như sau: “Chứng bệnh nhà vua ngày càng nặng, thuốc chữa mãi cũng không công hiệu. Thủ Độ quản lĩnh điện tiền chư quân hộ vệ cấm đình, xét xử tất cả mọi việc. Bấy giờ hoàng hậu Trần Thị sinh được hai công chúa. Công chúa thứ hai là Phật Kim, nhà vua yêu lắm, định lập làm con kế tự, bèn ban cho nàng 24 lộ trong nước để làm ấp thang mộc.

Tháng 10, mùa đông, lập con gái là Phật Kim làm Thái tử. Nhà vua không khỏi bệnh, lại chưa có con trai thừa tự, trong cung duy có hai nàng công chúa, con lớn là Thuận Thiên, con bé là Chiêu Thánh, đều do Trần Thị sinh ra. Hiện nay, Thuận Thiên đã lấy Trần Liễu, nên nhà vua lập Chiêu Thánh làm Thái tử. Truyền ngôi cho con gái là Phật Kim, nhà vua ra ở chùa Chân Giáo”


Giả thuyết thứ nhất: Tại sao Thuận Thiên Công Chúa không được truyền ngồi từ Lý Huệ Tông?


Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục “Tháng 10, mùa đông, lập con gái là Phật Kim làm Thái tử. Nhà vua không khỏi bệnh, lại chưa có con trai thừa tự, trong cung duy có hai nàng công chúa, con lớn là Thuận Thiên, con bé là Chiêu Thánh, đều do Trần Thị sinh ra. Hiện nay, Thuận Thiên đã lấy Trần Liễu, nên nhà vua lập Chiêu Thánh làm Thái tử. Truyền ngôi cho con gái là Phật Kim, nhà vua ra ở chùa Chân Giáo”


Như vậy có thể thấy, sở dĩ Lý Huệ Tông không nhường ngôi cho con gái cả là bởi vì lúc đó Thuận Thiên công chúa đã được gả chồng, về làm dâu họ Trần rồi. Theo quan niệm “dâu là con, rể là khách”, “xuất giá tòng phu” thì Thuận Thiên công chúa không còn là người thuộc hoàng tộc họ Lý nữa.

Đại Việt sử ký toàn thư còn có dòng chê trách Lý Huệ Tông không sáng suốt, “nếu chẳng may không có con trai nối thì chọn con người trong tôn thất nuôi làm con mình, đổi nối giữ cơ đồ cũng là cách xử trí khi biến. Lý Nhân Tông đã làm như thế rồi, Huệ Tông sao không noi việc cũ mà làm theo, lại để đến khi ốm nặng mới lập con gái làm con nối dõi và truyền ngôi cho, há có phải là hợp lý đâu?”.

Giả thuyết thứ hai: Mối quan hệ giữa An Sinh Vương Trần Liễu và Thái Sư Trần Thủ Độ

Đại Việt sử ký toàn thư nhận định: "Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả. Vì thế ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua".

An Sinh Vương Trần Liễu con trưởng Thượng hoàng Trần Thừa, anh ruột vua Trần Thái Tông ,ông là người có trí lớn, ngày thường thì ung dung, hào hoa, gặp việc lớn thì sắt đá. Thời loạn lạc, phụ thân phải gánh vác việc nước, trọng trách trong nhà hầu hết đều phải lo liệu.

Được hoang hậu tác thành, vua Lý Huệ Tông gả công chúa Thuận Thiên, vinh phong Phò mã đô uý, lại cấp đất A Sào để làm thực ấp, phong chức Phụng Càn vương. Ông xây phủ đệ tại A Sào (nay là phần đất hai xã An Đông và An Thái, huyện Quỳnh Phụ). Tuổi trẻ kiên nghị, Phụng Càn vương không tiếc tiền của thuê nhân công, mượn người làm, đêm ngày lăn lộn cung gia nô gia đồng khai hoang phục hóa, đào sông đắp đường, dựng đình, mở quán. Nhờ đức lớn của vương mà dân khang vật thịnh. Trần Liễu thực sự trở thành hậu thuẫn quan trọng giúp phụ thân và vương đệ (Trần Thái Tông) vững tâm dựng nghiệp. Ông có thể được xem là một thế lực có “cân nặng” trong họ Trần lúc bấy giờ. Việc kiểm soát ông so với em trai Trần Cảnh được cho là khó khăn hơn. Vì thế việc chọn Trần Cảnh là bước đi sáng suốt mà Trần Thủ Độ đã định trước.


Sau khi em mình là Trần Cảnh lên ngôi tức, Thái Tông Nguyên Hiếu hoàng đế. Tháng 8 âm lịch năm 1228, ông được Thái Tông phong cho làm Thái úy, dự hàng Tể tướng dù lúc đó ông chỉ mới 17 tuổi. Đến tháng 8, năm 1234, ông được phong hiệu làm Hiển Hoàng, một tước vị thường do Hoàng đế tự xưng, điều này cho thấy Trần Thái Tông rất cất nhắc ông, từ đây ông chính thức ra chính trường phụ chính cho Thái Tông bên cạnh Thái sư Trần Thủ Độ. Năm 1236, bị giáng làm Hoài vương, do bị phát hiện cưỡng bức một cung nhân triều Lý cũ.

Tại Thăng Long, Thái uý Trần Liễu vừa lo việc chiều chính, vừa trực tiếp phụ trách cung Thánh Từ (Nơi ở và làm việc của Thượng Hoàng). Tháng 6 năm Bính Thân (1236), đê vỡ, nước sông tràn vào cung, nhân đi thuyền vào chầu phụ hoàng, thấy một cung nữ thời Lý xinh đẹp đang vén xiêm lội liền gọi vào cung Lệ Thiên cùng ân ái. Có người đem việc ấy hặc tấu Trần Liễu bị giáng xuống làm Hoàng vương. Sau vua cho đổi tên cung ấy thành cung “Thưởng Xuân”.

Có thể thấy, sau khi Trần Cảnh lên ngôi rất trọng dụng anh mình là Trần Liễu. Nhưng sự kiện cung nữ nhà Lý đã khiến ông bị mất đi tính nhiệm. Kèm theo đó là kéo theo các sự kiện mà Thái sư Trần Thủ Độ đứng sau “giật dây”.

Sự kiện năm 1237 là một ví dụ điển hình, vì Thái Tông lấy Lý hoàng hậu mãi không có con, Thái sư Trần Thủ Độ đưa Thuận Thiên công chúa vợ ông, lúc ấy đã có mang 3 tháng vào làm Hoàng hậu thay thế, giáng Lý hoàng hậu trở lại làm Chiêu Thánh công chúa. Đứa trẻ sinh ra là Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang.

Trước tình cảnh đó, Trẫn Liễu phẫn uất họp quân nổi dậy. Thái Tông chán nản bỏ đi lên Yên Tử, nhưng Trần Thủ Độ gây sức ép cũng đành phải quay về. Sau Trần Liễu biết không làm gì được phải đóng giả làm người đánh cá trốn lên thuyền Thái Tông xin tha tội. Thủ Độ biết được, cầm gươm đến định giết Liễu nhưng Thái Tông lấy thân mình che cho Liễu. Thái Tông tha tội Trần Liễu nhưng quân lính theo ông đều bị giết.


Từ hai giả thuyết trên cho thấy việc Thuận Thiên công chúa không được truyền ngôi, một phần do chính bản thân bà đã lấy chồng nên không còn thuộc họ Lý. Mặt khác, có thể do lo sợ sự lớn mạnh của thế lực Trần Liễu nên Thái Sư Trần Thủ Độ đã chọn cách ép vua Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con gái út thay thì con trưởng.
Nguồn: [xuyenkhongdenhattruyen.blogspot.com/2018/12/giai-ma-tai-sao-ly-thuan-thien-khong.html]
Xuyên Không Đệ Nhất Truyện
 
×
Quay lại
Top