Đón Halloween, NASA phát hành ảnh không gian ma quái

minho

hello there!
Thành viên thân thiết
Tham gia
12/1/2013
Bài viết
517
Để chào mừng lễ hội Halloween 2013 (hay còn gọi là lễ hội ma quái), NASA phát hành ba hình ảnh không gian độc đáo, đầy tính ma mị được chụp bởi kính viễn vọng không gian Spitzer.

Những hình ảnh này thể hiện “phần còn lại quái gở của các ngôi sao đang chết”, được bắt giữ bởi ánh sáng hồng ngoại của kính viễn vọng không gian Spitzer. Cả ba tinh vân này đều có những cái tên thú vị, liên quan đến lễ hội Halloween.

hop-so-phat-sang.jpg

Hộp sọ phát sáng - (Ảnh: CNET)​

Tinh vân đầu tiên có tên “Hộp sọ phát sáng”. Khu vực bên trong của tinh vân này chứa chất khí ion hoá và chúng bao xung quanh khu vực màu xanh lục của những phân tử hydro.

con-ma-cua-sao-moc.jpg

Con ma của sao Mộc - (Ảnh: CNET)​

Tinh vân thứ hai được gọi là “Con ma của sao Mộc”, còn được gọi là NGC 3242, nằm cách trái đất khoảng 1.400 năm ánh sáng trong chòm sao Hydra. Tia hồng ngoại Spitzer cho thấy, vầng hào quang bên ngoài của ngôi sao chết này có màu đỏ. Những vòng tròn đồng tâm, bao xung quanh đối tượng, đó cũng là lý do mà những vật liệu được ném ra trong suốt thời gian ngôi sao chết.

qua-ta-nho.jpg

Quả tạ nhỏ - (Ảnh: CNET)​

Và Tinh vân cuối cùng có tên là “Quả tạ nhỏ”, tia sáng phát ra từ chúng nhờ những phân tử hydro. Đây cũng là hình ảnh khiến các nhà khoa học ám ảnh nhiều nhất, vì khi nhìn vào, họ hình dung được quá trình mất đi “rùn rợn” của các ngôi sao.


Theo Tuổi Trẻ
 
×
Quay lại
Top