Đón chờ trận mưa sao băng rực rỡ đầu tiên năm 2016 tại Việt Nam

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.114
Vào đêm nay và rạng sáng mai 4/1, trận mưa sao băng Quadrantid với mật độ khoảng 20 vệt/giờ sẽ xuất hiện trên bầu trời Việt Nam.
Người ta thường nói khi có sao băng rơi, những điều ước ta thực hiện sẽ trở thành sự thật. Và vào đêm nay (3/1) và rạng sáng mai (4/1), người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội nguyện ước những điều tốt đẹp nhất cho năm 2016 và chiêm ngưỡng trận mưa sao băng rực rỡ đầu tiên - mưa sao băng Quadrantid.

160103saobang05-1451792981066.jpg



Diễn ra từ ngày 1-5/1 và đạt cực đại vào đêm mùng 3 rạng sáng ngày 4/1, Quadrantid được xem là trận mưa sao băng cỡ trung nhưng cũng đáng xem nhất, cùng với Perseids và Geminids.


Ngắm nhìn vệt sao băng tuyệt đẹp trên bầu trời Canada.

Khi mưa sao băng này đạt đỉnh, bạn có thể quan sát tới 20 - 50 vệt sao mỗi giờ. Tuy nhiên, đỉnh điểm của cơn mưa sao băng này chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ chứ không tới vài ngày như các cơn mưa sao băng khác.

160103saobang01-1451792185914.jpg

Những mảnh vụn thiên thạch cọ xát với không khí và bốc cháy tạo thành các vệt sáng mà ta gọi là sao băng.

Điểm làm nên sức hấp dẫn của Quadrantids là nguồn gốc có phần bí ẩn của mưa sao băng này. Trên thực tế, Quadrantids xuất phát từ một chòm sao có tên Quadrans Muralis từ thế kỷ XIX, song chòm sao này đã biến mất hoàn toàn trong bản đồ thiên văn học hiện đại.

Cho tới nay, “cha đẻ” của cơn mưa sao băng này vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi. Nhiều giả thuyết cho rằng, Quadrantids là các mảnh thiên thạch nhỏ vỡ ra từ tiểu hành tinh 2003H1 nhưng cũng có người tin Quadrantids vốn xuất phát từ sao chổi C/1490 Y1.

160103saobang02-1451792981015.jpg



Nếu giả thuyết thứ hai là đúng, rất có thể mưa sao băng Quadrantids có liên quan mật thiết tới thảm họa cách đây hơn 500 năm.

Cụ thể, tài liệu cổ ghi nhận sự kiện trận mưa thiên thạch năm 1490 tại Trung Quốc đã giết chết khoảng 10.000 người dưới thời nhà Minh. Hung thủ của thảm họa ấy được cho chính là sao chổi C/1490 Y1.

Để ngắm được trọn vẹn trận mưa sao băng này, hãy làm theo những lời khuyên của các chuyên gia thiên văn học dưới đây:

1. Không cần sử dụng tới kính thiên văn, bởi quan sát trận mưa này bằng mắt thường sẽ thú vị và chân thực hơn.

2. Khoảng thời gian 1 – 3 giờ sáng là thời điểm lý tưởng nhất.

3. Đứng ngoài trời đêm trong 5 phút để mắt quen với bóng tối. Nếu đếm được trên 50 ngôi sao trên bầu trời, đó là dấu hiệu trời quang mây và cho phép bạn ngắm sao băng. Ngược lại, tốt nhất bạn nên quay về… đi ngủ.

4. Chọn địa điểm phù hợp, tránh xa nơi có ánh sáng nhân tạo hay ngay dưới ánh trăng. Ánh sáng phát ra sẽ làm giảm độ sáng của sao băng quan sát được.

5. Mặc áo ấm cẩn thận bởi thời điểm về đêm rất lạnh.

Nguồn: Earthsky​
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top