Đối phó với nguy cơ thiếu điện

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
hững thông tin dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia cho thấy mùa hè năm 2013 này, thời tiết sẽ khá khắc nghiệt với nhiều đợt nắng nóng kéo dài. Trong khi đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng cảnh báo nguy cơ thiếu điện từ nguồn thuỷ điện do hạn hán kéo dài, khiến mức dự phòng điện sẽ rất thấp, đe dọa trực tiếp đến việc đảm bảo đủ điện cho mùa khô.

Do đó, không chỉ lo chuẩn bị các thiết bị chống nóng, người dân còn lo tìm mua các thiết bị tích điện, tiết kiệm điện, đối phó với cái nóng nắng mùa hè đang chờ đợi.
Thiết bị tích điện bắt đầu “nóng”


Nếu như trước đây, chuẩn bị cho một mùa hè nắng nóng và có nhiều nguy cơ về khả năng thiếu điện, người dân thường lựa chọn máy phát điện (dùng được cho tất cả các thiết bị điện trong gia đình, nhất là điều hoà và tủ lạnh), thì 1 – 2 năm trở lại đây, với sự khó khăn của nền kinh tế, các thiết bị tích điện (quạt, đèn) hay thiết bị kích điện (bộ lưu trữ điện dự phòng cho cả hệ thống). Đặc biệt, bộ lưu trữ điện dự phòng đang ngày được quan tâm nhiều hơn, do không chỉ giá cả rất đa dạng phù hợp nhu cầu và khả năng từng gia đình, mà còn có ưu thế chuyển nguồn phát tức thì để không bị ngắt thiết bị, không gây tiếng ồn khi hoạt động và nhất là gọn gàng để lắp đặt.

Đầu đường Trường Chinh (gần ra đến Ngã tư Vọng, cắt với đường Giải Phóng) là một trong những đoạn phố bán thiết bị điện khá sầm uất của Hà Nội. Trước đây mỗi kỳ gần hè như thế này, các cửa hàng bán máy phát điện và thiết bị lưu điện khá đắt khách. Nhưng trước thềm hè năm nay, hầu hết các cửa hàng không nhập thêm máy phát điện về, chỉ còn hàng tồn kho còn lại; bổ sung vào đó là sự phong phú của các thiết bị lưu điện cũng như thiết bị tích điện. Giải thích cho chúng tôi về sự khác nhau của 2 thiết bị này, nhân viên bán hàng ở số 46 Trường Chinh cho biết các thiết bị lưu điện chủ yếu chỉ có quạt và đèn. Nghĩa là, đây là những thiết bị lưu điện ngay cho nó và chỉ phục vụ riêng cho sự hoạt động của mình với pin lưu điện bên trong (phải xạc trước khi sử dụng).

Sản phẩm lưu điện (UPS) đã qua sử dụng của hãng Santak được giao bán khá nhiều trên mạng

Nhân viên này cho biết khách đến mua điều hoà hay tủ lạnh thời gian gần đây đều được tư vấn về thiết bị lưu điện để tham khảo, và nhận được sự quan tâm khá lớn. Trung bình 1 ngày showroom này bán được 3 – 4 bộ thiết bị, dù đây mới là thời điểm chớm hè. Tuy nhiên, người dân chủ yếu vẫn quan tâm đến chủng loại giá rẻ, công suất vừa phải để tiết giảm chi phí thay vì chọn chủng loại công suất lớn, chất lượng hơn nhưng giá cũng lớn hơn (dù giá trung bình cũng chỉ khoảng 10 triệu trở xuống cho một bộ chất lượng).

Chọn loại nào đáng “đồng tiền bát gạo”?


Theo nhân viên tư vấn của Trung tâm dịch vụ khách hàng Santax (trên phố Vương Thừa Vũ, quận Thanh Xuân, Hà Nội), thiết bị lưu điện là sản phẩm còn khá mới mẻ đối với thị trường trong nước, nhưng đang thu hút sự quan tâm lớn của người tiêu dùng. Bởi lẽ đối với thiết bị tích điện chỉ có quạt và đèn chiếu sáng, chủ phục vụ nhu cầu tối thiểu của gia đình; trong khi nhiều người còn có nhu cầu làm việc (sử dụng máy tính) hay mở điều hòa, chạy tủ lạnh... Giá cả khá đa dạng, với chủng loại công suất ắc quy khoảng 1000W giá chỉ hơn 2 triệu, với công suất tầm 2000W giá cũng chỉ 6 – 7 triệu. Nguồn gốc cũng phong phú không kém với các tên tuổi như Santax, Champion, Powerware, Compaq, APC... Thời gian sử dụng trung bình đều ở mức khoảng 10 tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên, điều quan trọng là khách hàng phải tham khảo kỹ các thông tin về sản phẩm mình định mua từ trước, tuỳ nhu cầu mà quyết định sẽ nghiên cứu loại nào phù hợp, tránh trường hợp ra cửa hàng mới xin tư vấn của nhân viên bán hàng. Hơn nữa, sự tư vấn của nhân viên bán hàng cũng chỉ là một kênh tham khảo, khách hàng phải xem kỹ món hàng mình định mua, từ tem nhãn đến cam kết bảo hành của nhà sản xuất, tránh mua phải hàng rởm đã bắt đầu xuất hiện khá nhiều trên thị trường.



Tiết kiệm hơn nữa, nhiều người dân lựa chọn thiết bị tích điện thay vì bộ lưu điện phòng nguy cơ cắt điện trong mùa hè


Lời khuyên của nhân viên này là nếu gia đình chỉ có nhu cầu mua bộ lưu điện phục vụ chạy quạt, chiếu sáng, duy trì hoạt động tủ lạnh và xem ti vi (không sử dụng hoặc ít sử dụng điều hoà hay bình nước nóng) thì chỉ cần mua loại có công suất 1000W (tương đương với 1500VA) là vừa. Còn nếu muốn hạn chế chi phí hơn nữa do nhu cầu không cao, người tiêu dùng có thể tìm mua một bộ biến tần với công suất tải tối đa 700W (tức là ở 1 thời điểm, có thể chạy đồng thời các thiết bị điện có tổng công suất 700W, tương ứng với công suất tiêu thụ của 1 quạt, 1 tivi, 1 bộ máy tính, 2-3 bóng đèn compact), kèm theo cả 1 bình ắc quy giá cũng chỉ trên 1 triệu cho loại trung bình (thời gian sử dụng phụ thuộc vào chất lượng ắc quy, là phụ kiện gắn kèm do khách tự lựa chọn). Với bộ này, nếu người tiêu dùng sử dụng với tổng công suất 120W thì được chừng gần 10 giờ đồng hồ liên tục.

Nhân viên tư vấn này cũng lưu ý, dù là thiết bị tích điện, lưu điện hay bộ biến tần thì đều có sự hao mòn khá lớn trong thời gian sử dụng, chưa kể khả năng lỗi sản phẩm cũng cao. Do đó, người tiêu dùng nên lựa chọn đồ mới, dù chi phí có đắt đỏ nhưng có chất lượng bảo đảm, đồng thời các cửa hàng bán ra cũng phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình đối với khách hàng trong thời gian còn bảo hành. Tuy nhiên, nghiên cứu trên thị trường, chúng tôi lại nhận thấy riêng với thiết bị lưu điện (UPS), nếu không có đủ khả năng mua đồ mới (mà lại có kiến thức căn bản về đồ điện tử), người tiêu dùng tìm được nguồn hàng cũ cũng tốt (chủ yếu là hàng đã qua sử dụng nhập từ nước ngoài về, rao bán khá nhiều trên các diễn đàn online), bởi lẽ gần như những hiệu UPS trên rất ít khi hư hỏng gì về phần mạnh điều khiển, trong khi giá rẻ chưa đến 1/10 cái mới (nếu biết mặc cả). Bộ phận dễ hỏng và có hao mòn cao nhất của thiết bị này là bình ắc quy thì lại là chi tiết rời, rất dễ mua trên thị trường.

Những lưu ý cho thiết bị lưu điện mùa nóng
Điểm đầu tiên cần để ý khi lựa chọn thiết bị lưu điện (UPS) là cần xác định công suất cho phù hợp với yêu cầu. Người tiêu dùng cần mua UPS có công suất lớn hơn hoặc bằng công suất thiết bị sử dụng.

Điểm thứ hai là người tiêu dùng phải xác định sẽ sử dụng dòng nào? UPS bao gồm hai dòng chính online và offline. Dòng offline là khi nguồn điện lưới còn đáp ứng được, nó sẽ được đưa thẳng tới thiết bị sử dụng.

Trường hợp có sự cố về nguồn điện lưới, bộ chuyển mạch sẽ chuyển sang chế độ dùng ắc quy, dòng điện một chiều từ ắc quy sẽ được biến đổi thành dòng xoay chiều phù hợp cho thiết bị sử dụng. Với nguyên lý hoạt động như vậy, dòng offline có nhược điểm là khi chuyển mạch dòng xoay chiều sẽ có độ trễ nên các thiết bị có sự nhạy cảm cao sẽ không phù hợp với loại ổn áp này.

Còn với dòng online, ngay cả khi nguồn điện lưới còn đáp ứng được nó cũng không được đưa thẳng tới thiết bị sử dụng mà phải đưa qua bộ chuyển mạch thành dòng một chiều nạp vào ắc quy, rồi từ ắc quy dòng điện môt chiều lại được biến đổi trở lại thành dòng xoay chiều và cấp cho thiết bị sử dụng. Với nguyên lý hoạt động này, nguồn điện cung cấp cho thiết bị sử dụng luôn được lấy từ ắc quy nên có độ ổn định cao và không bị trễ như loại offline. Ngoài ra dòng online còn có phần mềm quản lý đi kèm, có màn hình LCD giúp người sử dụng thiết lập các thông số cho UPS hoạt động đúng theo nhu cầu hiện tại của mình như hẹn giờ tắt mở, điều chỉnh điện áp...

Theo lời khuyên của các nhà sản xuất, điểu hết sức quan trọng cần chú ý là không được lợi dụng việc lưu điện của UPS để tiếp tục làm việc mà hãy tranh thủ thời gian lưu các tài liệu và tắt máy trước khi UPS hết điện, điều này giúp tuổi thọ UPS được lâu hơn. Không để hở đầu ra UPS vì điện áp ra là dòng xoay chiều 100-240v rất nguy hiểm. Để UPS nơi thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao dễ gây chập điện hay hỏng hóc không đáng có.

Nguồn :giaoducthoidai.vn
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top