Đổi giờ làm, Hà Nội có "gỡ" được ùn tắc?

bemilo273

Thành viên
Tham gia
16/1/2012
Bài viết
2


Theo kế hoạch, ngày 1/2, Hà Nội sẽ thực hiện thay đổi giờ làm của 10 quận nội thành và 2 huyện ngoại thành để giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, liệu giải pháp này sẽ giúp Thủ đô giảm được bao nhiêu điểm ùn tắc, trong khi nguyên nhân gây “bệnh” hiện nay không chỉ do mỗi lượng phương tiện giao thông gây ra?. Tim viec lam
Theo quyết định của Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, việc điều chỉnh giờ làm, giờ học sẽ bắt đầu áp dụng tại 10 quận nội thành và 2 huyện ngoại thành là Từ Liêm và Thanh Trì từ 1/2/2012. Một trong những nhóm đối tượng bị điều chỉnh là sinh viên các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường trung học phổ thông. Nhóm này, sẽ bắt đầu học buổi sáng từ trước 7h hàng ngày; kết thúc giờ học buổi chiều sau 19h hàng ngày thay cho từ 7h30 phút và 18h30 phút so với trước kia. Viec lam

Thành phố cũng điều chỉnh giờ học của nhóm đối tượng là các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở: Thời gian bắt đầu lớp học buổi sáng từ 8h và kết thúc giờ lớp học chiều vào 17h. Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở bố trí giáo viên, cán bộ, công nhân viên để tiếp nhận học sinh từ 7h30 sáng và quản lý học sinh đến 17h30 hàng ngày.

Đối với nhóm các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể của Trung ương, thành phố, quận, huyện, phường, xã, thị trấn, thời gian bắt đầu làm việc buổi sáng từ 8h và kết thúc giờ làm việc buổi chiều vào 17h.
Tìm việc làm



Nhóm các trung tâm thương mại, dịch vụ… (trừ ngân hàng, tài chính), thời gian bắt đầu làm việc buổi sáng từ 9h và kết thúc giờ làm việc buổi chiều sau 19h. Các nhóm đối tượng khác (nhà máy, xí nghiệp làm việc theo ca, lực lượng vũ trang nhân dân…) giữ nguyên thời gian làm việc như hiện tại.

Phải khẳng định rằng, việc thành phố quyết định điều chỉnh giờ làm, giờ học là biện pháp khá mạnh, thể hiện quyết tâm rất cao của lãnh đạo Hà Nội trong việc tìm biện pháp trấn áp vấn nạn ùn tắc giao thông kéo dài nhiều năm trên địa bàn Thủ đô. Bởi vì, trước đó biện pháp này đã có trong các Nghị quyết của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn từ cách đây hàng chục năm nhưng do ngại đụng chạm nên Hà Nội nhiều năm liền chỉ quanh quẩn với các bài toán phân làn đường, bịt ngã tư, xén vỉa hè… để giảm ùn tắc. Nhưng sau khi Bộ Giao thông vận tải đề xuất phương án này, thì Hà Nội đã vào cuộc và cuối cùng, sau 3 lần đưa ra phương án, lãnh đạo thành phố cũng đã chọn được một phương án được cho là tối ưu để hạn chế tắc đường.

Tuy nhiên, trước ngày Hà Nội thực hiện quyết định này, trao đổi với VnMedia, một số chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giao thông cho rằng, dù là giải pháp mạnh thì Hà Nội cũng không thể giảm được quá nhiều ùn tắc từ biện pháp đổi giờ này.
Ts Khuất Việt Hùng, Trường Đại học Giao thông vận tải cho rằng, giải pháp thay đổi giờ làm, giờ học mà Hà Nội sẽ thực hiện, nếu hiệu quả nhất thì cũng chỉ làm thay đổi 70% lưu lượng tham gia giao thông trong giờ cao điểm.
Theo Ts Hùng, một số thành phố nước ngoài đã áp dụng điều này nhưng khi người ta triển khai, họ nghiên cứu rất kỹ chuỗi chuyến đi, hoạt động trong ngày của các nhóm dân cư, sau đó đưa chuỗi chuyến đi lên mô hình giao thông để xem hiện tượng ùn tắc giao thông xảy ra trên tuyến đường nào, giờ nào, từ đâu đến đâu, sau đó mới tính toán điều chỉnh giờ làm, giờ học của nhóm đó.…

Tất cả những việc này, sẽ được tính toán trên mô hình giao thông, từ đó sẽ quyết định nên áp dụng hay không. Còn ở nước ta thì cứ đưa ra làm thử trước. Cứ cho rằng, nếu nó rơi vào kịch bản tốt nhất thì sẽ giảm được 5% số chuyến đi trên những tuyến đường ùn tắc nhất hiện nay.

”Hiện nay trong giờ cao điểm năng lực thông hành của Hà Nội thiếu khoảng 15 – 20% nên nếu chỉ giảm 5% thì cũng không ảnh hưởng lắm cho nên tôi nghĩ tình hình ùn tắc giao thông Hà Nội sẽ khó chuyển biến nhiều nếu chỉ thực hiện giải pháp đổi giờ”, Ts Hùng nhấn mạnh.

Có thể thấy, những lo lắng trên hoàn toàn có lý khi theo thống kê, Hà Nội hiện có 6,33 triệu dân, riêng 4 quận nội thành cũ có tới 16 cơ sở y tế, trong đó có 12 bệnh viện Trung ương, 26 trường đại học cao đẳng với hàng trăm nghìn học sinh từ cả nước về học, mỗi năm có 176.000 người nhập cư thành phố, từ 6-8 triệu khách tham quan du lịch, không kể lực lượng lao động thời vụ, buôn bán rong hàng vạn người vào thành phố mỗi ngày.

Về số lượng phương tiện, thành phố hiện có 3,7 triệu xe máy, gần 400.000 ô tô, đó là chưa kể mỗi ngày còn có hàng nghìn ô tô vãng lai từ các tỉnh về Hà Nội. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2011, cơ quan chức năng Hà Nội đã cấp 137.894 giấy phép lái xe trong đó có 48.881 giấy phép lái xe ô tô. Số lượng xe máy tăng 155.000 chiếc, ô tô tăng 28.000 chiếc trong 8 tháng đầu năm 2011.

Đây là sức ép lớn đối với hạ tầng giao thông của Thủ đô. Thế nhưng, cơ sở hạ tầng, giao thông của Hà Nội hiện nay quá nhỏ bé so với số lượng phương tiện khổng lồ trên. Toàn thành phố hiện có 1.714 Km đường bộ; trong đó 80% đường bộ có khổ rộng dưới 11m, tổng diện tích dành cho giao thông chiếm 6,8% trong khi nhu cầu hiện tại là 20%.

Phục vụ giao thông tĩnh Hà Nội có 384 điểm đỗ xe, quỹ đất dành cho bãi đỗ xe đạt 10% nhu cầu. Do vậy hiện nay 12% xe ô tô đang phải đỗ dưới lòng đường. Các nút giao thông của Hà Nội chủ yếu là nút giao thông đồng mức, cùng với 173 điểm giao cắt đường sắt - đường bộ. Trung bình 3.690 người được đi trên 1 km đường. Cùng với số người ấy, mỗi km đường phải cõng 2.150 xe máy và 230 chiếc ô tô.

Theo tính toán của Viện Quy hoạch và Quản lý giao thông mặc dù lượng ô tô chiếm 10% (gần 400.000 chiếc) và xe máy chiếm 90% (3,7 triệu chiếc) nhưng ô tô chiếm tới 55% diện tích mặt đường và theo đó chiếm 65% diện tích bãi đỗ. Mỗi xe máy khi di chuyển chiếm 6m2 mặt đường và chiếm 2,5m2 chỗ đỗ, mỗi ô tô di chuyển chiếm 25m2 mặt đường và chiếm 10m2 chỗ đỗ. Với số lượng xe cá nhân khổng lồ trên, nhiều người cho rằng, chỉ cần xếp xe ra đường cũng không đủ chỗ chưa nói gì để việc đi lại.

Những năm qua, để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông của Thủ đô, lãnh đạo Hà Nội đã chi hàng chục nghìn tỷ đồng để mở mang đường sá, xây dựng cầu vượt, tổ chức phân luồng giao thông, tổ chức lại giao thông các tuyến phố... nhưng tình hình ùn tắc giao thông cũng mới chỉ giảm được phần nào.

Vậy nên với giải pháp đổi giờ làm, giờ học lần này, hoàn toàn có thể thấy rất khó để giải bài toán ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô. Với kinh nghiệm làm giao thông nhiều năm, có thể nhận định, trong những ngày đầu thực hiện giải pháp đổi giờ này, do phần lớn sinh viên các trường đại học còn chưa nhập học trở lại sau kỳ nghỉ Tết nên mấy ngày đầu việc đổi giờ sẽ cho kết quả khả quan nhưng sau đó khi sinh viên trở lại trường học tập bình thường thì giải pháp này chưa chắc đã đáp ứng được mong mỏi của lãnh đạo thành phố khi đưa ra.
 
×
Quay lại
Top