Điều gì xảy ra sau khi 1 người nhảy từ cầu Cổng Vàng nhưng còn sống?

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo
The Jumpers: What happens after a person jumps off the Golden Gate Bridge but Survives?
Waking up to a new world
Published on October 1, 2011 by Steve Taylor in Out of the Darkness

Những người nhảy cầu tự tử

Mùa hè năm 1985, Ken Baldwin đã quyết định tự tử. Anh chịu đựng chứng trầm cảm từ tuổi thiếu niên, và bây giờ, ở tuổi 28, stress và chứng mất ngủ của việc mới làm bố khiến cho tình trạng của anh tồi tệ hơn. Có 1 tiếng nói trong đầu anh nói rằng anh là kẻ thất bại, sống chật đất và anh đã bị thuyết phục rằng vợ con anh sẽ sống tốt hơn nếu không có anh. Anh đã cố tự tự 1 lần trước đây, với những viên thuốc giảm đau quá liều, nhưng lần này anh quyết định sẽ tự tử thành công. Anh nói với vợ sẽ đi làm về trễ và lái xe từ nhà anh đến cầu Cổng Vàng ở San Francisco. 

Cầu Cổng Vàng là địa điểm tự tử nổi tiếng nhất ở Mĩ, có lẽ là nhất thế giới. Trong vòng 75 năm kể từ khi nó mở cửa, có ít nhất 1300 người đã tự tử ở đó, trung bình có gần 20 người mỗi năm, hoặc 16 ngày 1 người. Cây cầu quá nổi tiếng 1 phần là vì vẻ đẹp và vị trí lãng mạn của nó, nhưng cũng vì nó là 1 cách để chết thành công. Mỗi người nhảy có 98% cơ hội thành công, 1 tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với treo cổ, dùng thuốc quá liều hoặc bắn súng. Cây cầu cao 67m, và sau 4 giây nhảy, người nhảy chạm nước với tốc độ 75mph, với một lực tương đương với 1 chiếc xe tải đâm vào 1 bức tường.

Lúc 10h sáng, Ken Baldwin bước chậm rãi lên cầu và nhảy qua lan can cầu. Nhưng ngay sau khi cánh tay anh rời bỏ, anh đã biết mình đã mắc 1 sai lầm. Mặc cho bao nhiêu năm dự định tự tử, anh biết anh không muốn chết sau tất cả. Anh kể, đây là điều tồi tệ nhất tôi có thể làm trong cuộc đời tôi. Tôi nghĩ về vợ và con gái. Tôi không muốn chết. Tôi muốn sống. Anh nhận ra 'mọi thứ trong cuộc đời tôi mà trước đây tôi nghĩ là không thể sửa chữa được hoàn toàn có thể thay đổi - ngoại trừ việc tôi vừa mới nhảy.'

May mắn thay, chân của Ken rơi xuống nước đầu tiên, đó là cách duy nhất để sống sót. Gãy xương đùi ở chân có thể bảo vệ cho những cơ quan quan trọng của cơ thể khỏi tác động hoàn toàn của cú ngã. Anh được 1 thuyền cứu hộ cứu. 

Ngay giây phút đó, anh biết rằng anh sẽ không cố tự tử lần nữa. Nằm trên thuyền, anh cảm thấy run lên sung sướng vì còn sống, được có 1 cơ hội khác. Tuy nhiên, trong nhiều giờ vẫn không rõ liệu cơ hội thứ 2 này sẽ thành hiện thực không. Dù anh không bị gãy xương nhưng phổi thì bị tổn thương nghiêm trọng, và anh chỉ có 50% cơ hội sống. Nhưng khi anh đã phục hồi, Ken cảm thấy biết ơn vô cùng đối với cuộc sống của anh mà trước đây chưa bao giờ anh cảm nhận. Anh chia sẻ:

Trước đây, tôi không muốn trở nên tốt hơn, tôi chết dần chết mòn trong đau khổ của tôi. Nhưng sau cú nhảy, điều đó đã thay đổi vì hiện giờ tôi biết tôi muốn sống...hầu hết mọi người chỉ có 1 cuộc sống từ lúc học phổ thông đến đại học rồi kết hôn, công việc và con cái. Tôi có 2 cuộc sống: 1 trước khi nhảy và 1 sau khi nhảy. Tôi bây giờ gần như là 1 con người hoàn toàn khác. Tôi biết mình đã may mắn khi còn sống. Tôi có thể có 1 ngày khó chịu ở trường học (Ken là giáo viên), nhưng tôi có cuộc sống của tôi.

Nói cách khác, nỗ lực tự tử của Ken đã dẫn đến 1 sự thay đổi về mặt tâm lý, thậm chí 1 sự thay đổi về mặt tâm linh. Năm 1975, khi chỉ có 10 người được biết là còn sống sau khi nhảy cầu, nhà tâm lý David Rosen đã phỏng vấn 7 người trong số họ. Ông phát hiện thấy tất cả họ đều có những trải nghiệm tâm linh trong suốt hoặc ngay sau cú nhảy của họ. Họ đã trải nghiệm những cảm giác bình an và bình tâm mạnh mẽ, 1 sự nhận thức về 1 "sức mạnh cao hơn" và 1 sự kết nối với những người khác hoặc với vũ trụ như là 1 toàn thể. Và trạng thái này không bao giờ tàn phai. Dù, trong 1 số trường hợp, nhiều năm sau cú nhảy, tất cả bọn họ đều duy trì được cảm nhận về ý nghĩa cuộc sống và sự thoả mãn, hạnh phúc. Nói cách khác, họ đã trải qua 1 sự biến đổi tâm linh lâu dài. Hầu hết những người nhảy rơi vào tình trạng mất ý thức khi chạm nước, nhưng 2 người trong số những người được Rosen phỏng vấn vẫn giữ được ý thức, và có những trải nghiệm tâm linh sâu sắc ngay tại thời điểm đó. Và 1 người đã mô tả về nó: 

Khi tôi chạm nước, tôi cảm thấy 1 cảm giác trống rỗng và bị nén chặt. Đầu tiên, mọi thứ là màu đen, rồi xám-nâu, sau đó là ánh sáng.  Nó đã mở tâm trí của tôi - giống như thức dậy. Nó rất yên tĩnh. Khi tôi nổi lên mặt nước, tôi nhận ra mình còn sống. Tôi cảm thấy như được tái sinh. Tôi hát vì quá hạnh phúc. Nó đã xác nhận niềm tin của tôi - có 1 thế giới tâm linh cao hơn. Trong giây phút đó tôi tràn đầy niềm hy vọng và mục đích sống mới. 

Nó vượt quá sự hiểu biết của hầu hết mọi người. Tôi nhận ra sự kỳ diệu của cuộc sống - như xem 1 con chim bay - mọi thứ đầy ý nghĩa hơn khi bạn gần đánh mất nó. Tôi trải nghiệm 1 cảm giác của sự hợp nhất với mọi thứ và 1 tính chất mới lạ với tất cả mọi người. 

Nhiều người sống sót cho biết khả năng thấu cảm mới của họ với người khác. Họ có thể cảm nhận nỗi đau của người khác và khao khát muốn giúp đỡ họ. Có lẽ điều này nói với chúng ta 1 số điều về bản chất của trầm cảm, đau khổ. Những người trầm cảm, đau khổ thường chìm đắm vào bản thân họ, quá bận tâm với những vấn đề của họ đến nỗi họ không thể kết nối với người khác. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy người trầm cảm ít có khả năng đáp ứng lại trước những yêu cầu giúp đỡ hoặc từ thiện. Nhưng đối với những người nhảy cầu, màn sương của sự chìm đắm vào cái tôi đã biến mất bởi sự sửng sốt và kinh ngạc về việc sống sót của họ. Họ trở nên có khả năng vượt ra ngoài những cái tôi của riêng họ. 1 số người nói, bây giờ họ yêu Chúa và muốn làm điều gì đó cho những người khác. 

1 số người sống sót đã giải thích những trải nghiệm của họ theo những ngôn ngữ tôn giáo. 1 người nói với Rosen rằng trước khi nhảy, anh từng là 1 người theo thuyết không thể biết, nhưng sau đó 'tôi trở thành người theo Thiên Chúa giáo hoàn toàn, tôi tin vào Chúa và Jesus Christ.'

Tiến rất gần đến cái chết đã đánh thức trong họ sự kinh ngạc và vẻ đẹp của thế giới mà trước đây bị che mờ bởi những suy nghĩ tiêu cực của họ. Họ đã nhận ra cho đến thời điểm này họ đã từng đánh giá thấp giá trị của cuộc sống. Và bây giờ họ mới nhận ra giá trị của nó, họ sẽ không bao giờ đánh giá thấp nó nữa. Nhưng bi kịch thật sự, tất nhiên, đó là hàng ngàn người khác không bao giờ có 1 cơ hội thứ 2. 



Nguồn: PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top