“Điện mặt trời: cẩm nang dành cho người mới” bản đẹp định dạng PDF tại đây

Bạn cảm thấy độ hữu ích của bài viết này như thế nào ?

  • Hữu ích

    Số phiếu: 0 0,0%
  • Chưa hữu ích

    Số phiếu: 0 0,0%

  • Số người tham gia
    0

satashi0123

Thành viên
Tham gia
12/4/2019
Bài viết
1
“Điện mặt trời: cẩm nang dành cho người mới” bản đẹp định dạng PDF trên website solar24h.com

Hướng dẫn dành cho các bạn muốn đầu tư hệ vào thống điện mặt trời

Nếu bạn đọc qua cuốn sách này mình xin chúc mừng bạn. Bạn sẽ có được một lượng kiến thức giúp bạn tự tin khi nói chuyện với người bán hàng tư vấn về điện mặt trời cho bạn. Tự tin để dùng đúng đồng tiền của mình cho một hệ thống tiết kiệm điện phù hợp cho ngôi nhà của bạn. Tự tin khi bạn là sinh viên đi phỏng vấn xin việc tại các công ty làm việc trong ngành điện năng lượng mặt trời…

Trong cuốn sách này chúng ta sẽ đi qua những đề mục sau :

  • Ba thành phần chính của một hệ thống điện mặt trời
  • Những thông số cần đo đếm: điện năng tiêu thụ và đồ thị tải.
  • Bạn cần mua bao nhiêu tấm pin ?
  • Quy chế mua bán điện mặt trời hiện tại
  • Hướng mái, độ nghiêng để hệ thống đạt hiệu quả tối đa
  • Vấn đề hoàn vốn của hệ thống
  • Chi phí cho hệ thống điện mặt trời
  • Bạn có cần Accquy lưu trữ ?
Trong cuốn sách sẽ có đề cập đến một số vấn đề kỹ thuật, bạn có thể bỏ qua các đề mục đó nếu không cảm thấy hứng thú với chúng.

  1. Ba thành phần chính của một hệ thống điện mặt trời
a.Tấm pin năng lượng mặt trời

aa.png


Các tấm pin mặt trời sẽ được lắp đặt trên mái nhà của bạn và có độ bền trung bình vào khoảng 25 năm đối với các thương hiệu tốt.

Trên thị trường hiện nay, chúng ta có những thương hiệu tấm pin cao cấp và tầm trung. Bên cạnh đó là những tấm pin trôi nổi giá rẻ ở Việt Nam hiện nay. Các tấm pin giá rẻ thường có hiệu suất thấp, một số không có nhãn mác với tuổi thọ trung bình chỉ vào khoảng từ 3-5 năm.

Tips: Đừng nên quá lo lắng trong việc lựa chọn công nghệ Poly hay Mono, cả hai loại đều đang có hiệu suất phát điện rất tốt tại Việt Nam.

Dưới đây là những thương hiệu tấm pin nổi tiếng trên thế giới hiện nay :

bb.png


b.Inverter

Hiện tại chúng ta thường sử dụng hai loại đó là String inverter và Micro inverter.

cc.png


String inverter thường sẽ được lắp đặt trên tường, tất cả các tấm pin mặt trời sẽ được kết nối vào inverter. Trong khi đó Micro inverter sẽ đặt ở mặt sau và kết nối với từng tấm pin riêng lẻ.

Ngoài ra chúng ta còn một tùy biến khác mang tên “Power optimisers” là loại lai giữa String inverter và Micro inverter. SolarEdge là một trong những nhà sản xuất nổi tiếng với công nghệ “ Power optimisers”. Hệ thống sẽ có một String Inverter lắp đặt trên tường, đồng thời trên mỗi tấm pin sẽ gắn thêm bộ “Optimiser” (bộ tối ưu công suất).

Micro inverter và bộ Optimiser giúp tối ưu hiệu suất hệ thống tốt hơn so với String inverter do chúng thực hiện tối ưu trên từng tấm pin riêng lẻ. Các Micro inverter có ngưỡng điện áp thấp hơn so với String inverter (230V AC so với khoảng 600 Volts DC). Tuy vậy bạn sẽ cần bỏ thêm 20% tiền đầu tư cho các hệ thống có Micro inverter hoặc các bộ Optimiser.

Tips : Không lắp đặt String Inverter tại những vị trí có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Chúng ta nên chọn khu vực bóng râm, hoặc làm mái che trên Inverter. Ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu lên Inverter sẽ làm giảm tuổi thọ của Inverter một cách đáng kể.

Nhiệm vụ của Inverter là chuyển đổi điện một chiều mà các tấm pin mặt trời sản xuất thành điện xoay chiều phù hợp với lưới điện quốc gia. Đó chính là điện năng các thiết bị trong nhà bạn sử dụng. Inverter là thành phần rất dễ bị hỏng trong hệ thống năng lượng mặt trời ở 10-15 năm đầu tiên. Vì thế dù mức chi phí có giới hạn, bạn hãy luôn cố gắng đầu tư cho mình inverter có chất lượng và độ tin cậy tốt nhất.



Dưới đây là những thương hiệu Inverter nổi tiếng trên thế giới hiện nay:

ee.png


c.Hệ thống khung giàn

Hiện nay chúng ta có hai loại giàn khung để cố định các tấm pin trên mái như sau: Khung thép mạ kẽm ( tự thiết kế hoặc dùng loại Unitrust ), Hệ thống Rail nhôm ( có sẵn phụ kiện để lắp đặt ).

Với hệ thống rail nhôm có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau do đó bạn nên dò hỏi các nhà cung cấp kỹ trước khi lựa chọn mua sản phẩm. Chúng ta hãy tìm hiểu rõ xuất xứ cũng như uy tín của hãng sản xuất rail nhôm trước khi mua sản phẩm.

Một số hãng sản xuất rail nhôm chuyên dụng trên thế giới :

ff.png


2.Những thông số cần đo đếm: Điện năng tiêu thụ và đồ thị tải.

Khi hệ thống hoạt động và tạo ra điện năng. Lượng điện năng này sẽ được ưu tiên cấp cho tải ( máy giặt, tủ lạnh ,quạt, bóng đèn….) sử dụng. Phần điện năng lượng mặt trời còn dư sẽ được trả ngược ra lưới. Theo quyết định mới nhất đối với các dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà, Giá bán điện mặt trời 01/01/2019 đến 31/12/2019 là 2.134 đồng/kWh. Tiền điện mặt trời sẽ được thanh toán cho khách hàng vào cuối năm thông qua hình thức chuyển khoản.

Nếu như bạn sử dụng thiết bị chủ yếu vào ban ngày. Năng lượng điện mặt trời được tải tiêu thụ có thể lên đến 65%(chỉ có 35% trả ngược ra lưới)

Nếu bạn ít sử dụng thiết bị điện vào ban ngày, lượng điện mặt trời được tải tiêu thụ có thể chỉ ở mức 20%

3.Bạn cần mua bao nhiêu tấm pin ?

Thị trường điện mặt trời nối chung và tấm pin năng lượng mặt trời nói riêng đã và sẽ tiếp tục phổ biến, giảm giá mạnh trong tương lai. Cùng nhìn lại Việt Nam chúng ta khoảng 5-7 năm trước đây. Bạn sẽ phải đỏ con mắt để tìm được một nhà cung cấp tấm pin năng lượng mặt trời chất lượng. Hầu hết anh em lắp đặt hệ thống là do niềm đam mê và nguồn hàng hoàn toàn tự mua từ nước ngoài. Với giá thành tại thời điểm ấy khiến nhiều người cực kỳ e dè khi đầu tư.

Với xu hướng giảm giá trong tương lai của hệ thống điện mặt trời, tình hình giá điện ở nước ta hiện đang tăng dần theo từng năm. Bên cạnh đó là hợp đồng mua bán điện mặt trời với các dự án trên mái nhà đã được phát hành. Điều này mở ra một tương lai mới đầy triển vọng cho điện mặt trời tại Việt Nam.

Thế nên mua bao nhiêu tấm pin tùy thuộc vào hầu bao của bạn, diện tích mái nhà khu vực lắp đặt và chính sách của nhà nước cho các hệ thống điện mặt trời (hiện tại các hệ thống điện mặt trời dưới 1MW được tự chủ lắp đặt và vận hành).

Với những bạn có ý định đầu tư cho hộ gia đình, hệ thống khoảng 5kWp là một con số phù hợp (18-20 tấm pin).

4.Quy chế mua bán điện mặt trời hiện tại

Hiện tại các dự án điện mặt trời áp mái đã có hợp đồng mua bán điện với các thông tin đáng chú ý như sau:

a.Giá mua điện

Từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019 là 2.134 đồng/kWh

b.Hồ sơ đăng ký

Trước 03 ngày so với ngày dự kiến hoàn thành lắp đặt dự án, chủ đầu tư gửi một bộ hồ sơ đề nghị bán điện cho công ty điện lực / điện lực như sau:

  • Giấy đề nghị bán điện (biểu mẫu BM.0I)
  • Hồ sơ kỹ thuật (nếu có): Tài liệu kỹ thuật về tấm pin quang điện, bộ inverter; giấy chứng nhận xuất xưởng/chứng nhận chất lượng thiết bị của nhà sản xuất; các biên bản thí nghiệm các thông số kỹ thuật đáp ứng quy định hiện hành bởi một đơn vị có đủ năng lực.
c.Hình thức thanh toán

Hình thức thanh toán bằng chuyển khoản vào cuối năm. Phí chuyển khoản do chủ đầu tư chịu.

5.Hướng mái, độ nghiêng để hệ thống đạt hiệu quả tối đa

a.Hướng của giàn pin

Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây, nếu giàn pin nghiêng về hướng Đông, hệ thống sẽ tạo ra điện nhiều vào buổi sáng, sau đó giảm dần từ buổi trưa cho đến chiều tối.

Giàn pin nghiêng về hướng Nam sẽ đạt đỉnh công suất vào buổi trưa ( đồng thời là hướng tối ưu hiệu suất phát trong năm )

Giàn pin nghiêng về hướng Tây tạo ra điện nhiều nhất vào buổi chiều.

Giàn pin nghiêng về hướng Bắc có hiệu suất phát điện thấp nhất trong các hướng.

Hiện tại giá của các tấm pin đã giảm khá nhiều so với các năm trước đây. Do đó bạn hoàn toàn có thể đầu tư cho mình một giàn pin nghiêng về hướng Tây, hướng Đông, hoặc kết hợp nghiêng cả về hướng Đông, Tây, Nam.

Trong một số trường hợp bất khả kháng chúng ta bắt buộc phải nghiêng giàn pin về hướng Bắc, tuy nhiên nên nhớ đây là giải pháp cuối cùng mà bạn nên lựa chọn.

Việc nghiêng giàn pin về hai hướng Đông và Tây tạo ra lượng điện mặt trời lớn vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều. Khoảng thời gian này trùng với thời điểm các thiết bị điện được sử dụng nhiều nhất. Chúng ta cùng quan sát đồ thị phụ tải điện ở Việt Nam phía dưới đây.

phu-tai.png


Biểu đồ phụ tải điện cho thấy, nhu cầu sử dụng điện đạt đỉnh vào khoảng thời gian 9h sáng và 3h chiều. Do đó nếu lắp đặt hệ thống điện mặt trời với hai mái Đông Tây sẽ tạo nguồn năng lượng điện mặt trời lớn nhất vào hai thời điểm này để đáp ứng cho tải sử dụng.

b.Độ nghiêng của giàn pin

Ở Việt Nam các bạn nên đặt giàn pin nghiêng khoảng 9 – 11 độ. Các bạn tra cứu thêm bài viết sử dụng PVGIS và tìm góc nghiêng tối ưu ( thông số Slope Angle )

Chúng ta không nên đặt tấm pin nằm ngang, điều này vô tình sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn bám lên trên bề mặt tấm pin, đồng thời giàn pin cũng mất đi khả năng tự làm sạch vào những ngày trời mưa. Nguyên nhân hầu hết các tấm pin có khung nhôm bảo vệ luôn cao hơn so với bề mặt tấm pin.

Nếu bạn có ý định lắp đặt tấm pin nằm ngang để làm mái che, hãy lựa chọn loại tấm pin không có khung nhôm.

6.Vấn đề hoàn vốn của hệ thống

Thời gian hoàn vốn sẽ từ 7-10 năm. Con số này sẽ trải rộng hoặc hẹp hơn tùy theo mức độ sử dụng điện, dung lượng hệ thống lắp đặt, bên cạnh đó là giá điện tại thời điểm tính toán. Hãy yêu cầu phía công ty cung cấp hệ thống tư vấn cho bạn về con số này.

Tips : Nếu họ chưa có dữ liệu chính xác về đồ thị tải nhà của bạn. Hãy yêu cầu họ tính toán trong trường hợp xấu nhất khi tải không tiêu thụ hết điện mặt trời và trong trường hợp tốt nhất khi tải tiêu thụ hoàn toàn điện mặt trời.

7.Chi phí cho hệ thống điện mặt trời

Hiện tại các bạn có thể tham khảo các con số sau:

  • Hệ thống 1kwp : 17 – 30 triệu.
  • Hệ thống 3KWP : 51-90 triệu.
  • Hệ Thống 5KWP : 85- 150 triệu.
Chi phí hệ thống sẽ tăng lên nếu như bạn cần sửa chữa, thay thế các thiết bị đóng cắt, đường dây để phù hợp sử dụng hệ thống điện mặt trời.

Nếu sử dụng Micro Inverter chi phí hệ thống sẽ tăng lên khoảng 20%.

Hệ thống trang bị thêm Accquy lưu trữ ( Hybrid hoặc Off-Grid ) giá thành sẽ tăng ít nhất là gấp đôi so với những con số phía trên.

Nếu bạn nhận được những mức giá thấp hơn nhiều so với bên trên thì khả năng lợi nhuận của họ đang để ở mức rất thấp, hoặc họ đang phải cắt bỏ một số hạng mục của hệ thống, chế độ bảo hành…

Vậy nên hãy luôn tỉnh táo khi lựa chọn và đầu tư vào hệ thống điện mặt trời.

Tips : Một hệ thống điện mặt trời giá rẻ sẽ khiến bạn phải trả thêm chi phí sửa chữa và bảo trì. Bạn nên tránh xa những hệ thống như vậy. Những người từng phải gỡ bỏ hết một giàn pin khi mới chỉ sử dụng được một vài năm sẽ hiểu những gì mình đang đề cập ở đây.

8.Bạn có cần Accquy lưu trữ ?

Các hệ thống sử dụng accquy lưu trữ hiện tại vẫn quá đắt tiền

Thời gian hoàn vốn của hệ thống khoảng 15 năm và trong khoảng thời gian ấy bạn sẽ nhiều lần phải thay thế giàn accquy của bạn. Hệ lụy là hệ thống chưa hoàn vốn nhưng chúng ta đã tốn thêm chi phí bảo trì và sửa chữa, thay thế giàn accquy…

Trong khi đó những hệ thống không sử dụng accquy đang có thời gian hoàn vốn khoảng 7 năm và hoạt động bền bỉ trong thời gian 25 năm. Như vậy sau khi chạm điểm hoàn vốn, bạn còn ít nhất khoảng trên 15 năm để hệ thống sinh lời cho bạn.

Chúng ta nên chờ đợi ít nhất từ 4-6 năm nữa để xây dựng hệ thống lưu trữ khi giá accquy đã hạ xuống. Giải pháp tốt nhất cho bạn lúc này là hệ thống điện mặt trời hòa lưới.

Tips : Nhiều hệ thống accquy lưu trữ không hỗ trợ chức năng backup khi điện lưới mất. Bạn cần phải làm rõ yêu cầu này với đon vị thiết kế trước khi lắp đặt hệ thống. Chức năng này sẽ cần tính toán chi tiết và có thể thay thế một số thiết bị trong tủ điện đóng cắt bảo vệ hệ thống.

Nguồn bài viết : solar24h.com
 
×
Quay lại
Top