Văn Đề thi học sinh giỏi quốc gia THPT môn Ngữ văn năm học 2012-2013: Chưa ổn!

Hoa Trạng Nguyên

Là Nụ Cười Nhạt Phai Màu Nắng~
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/2/2010
Bài viết
344
PN - Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã diễn ra ngày 11/1/2013. Với đề thi môn Ngữ văn, học sinh đã khá bất ngờ và lúng túng.

Đề thi gồm hai câu, trong đó, nguyên văn câu hai như sau:
“Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: Một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân) một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo)… Đó là những đồ vật, sự vật mang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận… của con người.

Ý kiến của anh chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượng đồ vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình”.

Có một cái gì đó không ổn ở một đề thi cấp quốc gia, người viết xin được chia sẻ một vài ý kiến như sau:
Thứ nhất, đề yêu cầu nêu ý kiến về một nhận định. Nhưng, nhận định trên không có xuất xứ rõ ràng (Nhận định của ai? Công bố ở đâu?) Đề thi phải đảm bảo tính khoa học, mà khoa học thì phải minh bạch, rõ ràng. Bất cứ một ý kiến, một đánh giá nào thuộc khoa học xã hội nhân văn phải luôn mang tính lịch sử - xã hội cụ thể, thậm chí tính cá nhân. Hay nhận định trên là của người biên soạn đề? Ai cũng có quyền phát biểu quan điểm của mình. Nhưng lấy một ý kiến, một quan điểm chưa một lần được công bố công khai để làm đề thi cấp quốc gia thì e rằng chưa được hợp lý.

Thứ hai, tác giả cho rằng: “một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân), một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng) một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo)” là những đồ vật, sự vật là chưa ổn. Một cây đàn thì có thể gọi là đồ vật, sự vật nhưng “một cây đàn huyền thoại” có thể là một đồ vật, sự vật được chăng? Đã gọi là huyền thoại thì có thể sờ nắn nó được chăng? Đọc lại truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn tôi thấy phương thuốc chữa bệnh quái lạ là một chiếc bánh bao tẩm máu người. Gọi nó là một sự vật, đồ vật có ổn chăng? Ngay kể cả nhìn thấy và sờ mó được như: “một công trình kiến trúc kỳ vĩ tinh xảo”, “một bức thư pháp đẹp và quý” mà gọi là “những đồ vật, sự vật” theo tôi cũng không ổn.

Thứ ba, về mặt kiến thức, lại càng có vấn đề. Tác giả nhận định: “Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật” (những chữ in đậm do người viết nhấn mạnh). Tôi cho rằng đây là một nhận định chưa ổn. Tác giả đã thực hiện biện pháp so sánh “hình tượng con người” nhiều khi “không quan trọng và đặc sắc bằng hình tượng đồ vật, sự vật” trong các tác phẩm nêu ở dưới, sau dấu hai chấm. Thực ra, theo sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và căn cứ trên chính các văn bản tác phẩm văn học ấy thì chúng ta nhận thấy không phải như tác giả so sánh. Trong tác phẩm: “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo, hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca quan trọng hơn và đặc sắc hơn hình tượng cây đàn ghi ta; trong tác phẩm: “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, hình tượng người tử tù Huấn Cao quan trọng hơn và đặc sắc hơn hình tượng “một bức thư pháp đẹp và quý”. Cả hai tác phẩm trên đều hướng đến ca ngợi hình tượng người nghệ sĩ tài hoa, đầy khát vọng là Lor-ca và Huấn Cao. Còn cây đàn, bức thư pháp chỉ là những chi tiết nghệ thuật làm nổi bật hình tượng con người mà thôi. Tương tự như vậy là hình tượng đầy bi kịch của Vũ Như Tô (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), là hình tượng đầy nỗi đau trước “quốc dân tính” của chính tác giả Lỗ Tấn (Thuốc - Lỗ Tấn) đều quan trọng và đặc sắc hơn, “một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo” và “một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ”. Thiết nghĩ rằng, trước khi đưa ra một nhận định, tác giả nên đọc kỹ tác phẩm, yêu cầu của sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Anh có thể cho đề ở bất cứ đâu, có thể tung hứng thoải mái nhưng phải bắt đầu từ những nền tảng căn bản nhất.

Thứ tư, khi kỳ thi này diễn ra (ngày 11/1/2013) học sinh chưa được học tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn. Thật tội nghiệp cho các em và thật tội nghiệp cho những trường tuân thủ đúng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này không có gì là sai, nhưng chưa ổn. Riêng tác phẩm “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng, chương trình phổ thông (kể cả chương trình phổ thông ở trường chuyên) cũng chỉ dạy đoạn trích được đặt tên là “Vĩnh biệt cửu trùng đài”. Đó là hồi cuối của vở kịch, nó tập trung “mở nút” bi kịch của người nghệ sĩ Vũ Như Tô chứ không nói gì nhiều đến một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo cả. Rõ ràng ở điểm này, học sinh quá lúng túng.

Cuối cùng, người viết cảm nhận rằng đề thi trên hơi rườm rà, nặng nề, khô cứng. Nó chưa thật sự cho học sinh thoải mái thể hiện cái “tôi” của mình trong cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương; nó chưa thật sự là chìa khóa để các em mở cánh cửa đi vào thế giới muôn màu của nghệ thuật ngôn từ. Chúng ta đang nói về đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới ra đề (nhất là đề thi môn ngữ văn). Theo cảm quan của chúng tôi, những giáo viên dạy môn ngữ văn thì đề thi trên chưa tạo ra được một cái gì đó mới mẻ, độc đáo. Nó vẫn như cũ, vẫn là nhận định của những “đấng bậc” mà các em học sinh vẫn phải “kính nhi viễn chi”. Các em học sinh đã bị đóng khung: “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Các em được bày tỏ ý kiến nhưng trong chừng mực đó mà thôi. Nên đưa ra những đề mở, thực sự mở cửa tâm hồn và trí tuệ của các em.


HỮU CHÍNH
(Trường phổ thông dân tộc nội trú Bạc Liêu)
 
Hjt.bai danh gia xat thuc that.uhm qua la gio de thi hsg phai chat vat lam moi xat dinh huong di dung.nam truoc em thi hsg cho de cung hoi ngo,nhung mai xac dinh dung de"tho hay la hay ca hon lan xat".hjt!sau clb van minh ngeo nang qua vay!k ai lien lac dang bai gi het
 
đúng là đề thi cóa vấn đề nhưng có lẽ là đa số hs thi hsg đều phải đk học thêm chương trình ngoài sgk!!!!!!!!
người ra đề có thể sẽ dựa trên điều đó để ra đề!

tui cóa đứa bạn học chuyên văn mà lúc nào cũng phải nghiền ngẫm vào mấy tác phẩm ngoài chương trình để làm phong phú thêm bài viết!
với lại có lẽ cũng mang chút j đó của vượt cấp!
 
nói thật là đọc để có cảm giác hơi ép buộc =)) hồi đi thi có lần bắt phân tích cái hay cái đẹp của bài hịch tướng sĩ nhưng k thích nên k muốn phân tích. Đề văn h toàn mang tính chất ép buộc. Có sẵn không chừa chỗ trống cho tư duy cho lắm :( cô bảo đó là để học sinh bớt lúng túng vì kiến thức rộng nhưng thật sự đôi lúc cũng lúng túng hơn vì đề quá là.......bất hợp lí. Học kì một vừa rồi bài thi thì toàn tác phẩm tính tương tác bằng 0 vì câu như nghị luận xã hội nhìn nhận đánh giá thật sự là chưa cao và không có :((có câu:văn học là nhân họcnhưng nhân học xuất hiện nagy2 càng ít av2 đó al2 lí do vì sao bao năm nay vẫn bám trụ tại.......khối A
 
Umh!hoa anh dao noi dung that day.minh on hsg chuan bi thi tinh nua ne!ma on nhung kien thuc trong sach giao khoa thi 'quá sòan'ai hoc gioi van ma khong biet nhung cai cang ban do.nen mun thi dat giai cao phai thu thap kien thuc ben ngoai,hoc vuot cap..em ma di nha sap la om ca dóng tác pham van hoc vê lun.doc,tim hieu,thuoc may cau hay,bai tho hay de lam dan chung ay ma!thi hon nguoi ta la ø chô dó.
 
Hoatrangnguyen ak!cho de tuy co ep buoc that nhung do phai xat dinh de,xac dinh huong di.ro rang ra vay con doi gi nua.hoi moi day trang thi huyen cai de the nay,moi nguoi xem thu ha:'thø ca la tieng noi cua tình cam.moi cung bât cua tinh cam deu the hien mot cach ro rang,chan thuc qua tho ca'.day de danh lua day,nó dâu có ep buot,nhung xat dinh sai huong di la lam sai het ca bai.
 
Đầu tiên xin đính chính mình không phải là người viết bài báo này nên đừng có "Hoatrangnguyen ak", tiếp đó bạn vui lòng viết chữ có dấu đúng chính tả
Không biết bạn đã đọc hết bài chưa mà đưa ra nhận xét như vậy? Dù sao đó là ý kiến riêng của bạn, mình hoàn toàn tôn trọng
Nhưng, khi chê trách, phê bình hoặc đơn giản là không đồng tình một bài viết người khác đã bỏ chất xám ra thì hãy nói có cơ sở căn cứ một chút chứ đừng có áp đặt ý kiến chủ quan rồi cho là đúng
Và bài viết cũng chỉ nêu là "đề văn chưa ổn", là ý kiến chứ không phải nhận định!
 
Hoatrangnguyen ak!cho de tuy co ep buoc that nhung do phai xat dinh de,xac dinh huong di.ro rang ra vay con doi gi nua.hoi moi day trang thi huyen cai de the nay,moi nguoi xem thu ha:'thø ca la tieng noi cua tình cam.moi cung bât cua tinh cam deu the hien mot cach ro rang,chan thuc qua tho ca'.day de danh lua day,nó dâu có ep buot,nhung xat dinh sai huong di la lam sai het ca bai.
trang năm nay học lớp 9 à! ta có đi thi văn hồi lớp 8 một lần ^^! hồi đó ta được giải nhì đó nhé^^!
 
Troi a!hoa trang nguyen hieu lam y minh òi!heo!doc ki lai di!k phai bac bo y kien cau dau,chi la trang ngj sao noi vay thoi.ma xet thay ca 2 toi va nguyen deu la quan diem'ca nhan'thoi.nen khong the noi ai dung ai sai duoc!heo!mà trang cung noi cho nguyen nge cai nay.trang on van that nhung là 'vua'sai chinh ta.ma dt nen k bo dau ro rang duoc.2nguyen nhan do!!!hjhj k khi cang thang quá!(^~^).rat vui vi loi gop y cua cau.mà day là minh 8 voi cau cai fic,chu dau phai cái dê thi quoc gia dau
 
đề này hoàn toàn hợp lí
Thứ nhất: các nhận định đều đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình THPT, và đây là một đề nghị luận vh chứ ko phải nghị luận XH, người ra đề đã bám sát vào nội dung SGK để ra đề.
Thứ 2: “một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân), một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng) một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo)” đơn thuần là nhưng đồ vật. Nhưng ở đây người ra đề đã ghi rõ ràng “Đó là những đồ vật, sự vật mang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận… của con người.”. đây là những hình ảnh biểu trưng, hợp lí quá đi chứ.
Thứ 3: người ra đề chỉ nói “ trong một số tác phẩm”, hơn nữa ko thể khẳng định hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca quan trọng hơn và đặc sắc hơn hình tượng cây đàn ghi ta, hay hình tượng người tử tù Huấn Cao quan trọng hơn và đặc sắc hơn hình tượng “một bức thư pháp đẹp và quý”. Đây là những hình tượng song song trong tác phẩm, soi chiếu để làm nổi bật cho nhau, ko thể thiếu 1 trong 2. Tất cả những điều này, một hsg quốc gia đều biết.
Thứ 4: kì thi tuy diễn ra khi học sinh chưa học đến “Thuốc”, nhưng đã tham gia vào đội tuyển nghĩa là đã đc đầu tư thời gian và đc trang bị kiến thức đây đủ. Hơn nữa, Vĩnh biệt CTĐ chỉ là một đoạn tríh trong sgk cơ bản, học sinh giỏi dĩ nhiên phải đc yêu cầu cao hơn. Điều này ko có gì là lạ.

Dù sao thì kết quả thi cũng đã có, sao cứ phải soi từng chút một thế này chứ.
 
Heo!hoa trang nguyen.minh noi ve cai de'hich tuong si'chu dau phai de thi vong quoc gia.ma minh c ung dua ra luan diem ro rang,dan chung nua ma
 
PN - Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã diễn ra ngày 11/1/2013. Với đề thi môn Ngữ văn, học sinh đã khá bất ngờ và lúng túng.

Đề thi gồm hai câu, trong đó, nguyên văn câu hai như sau:
“Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: Một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân) một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo)… Đó là những đồ vật, sự vật mang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận… của con người.

Ý kiến của anh chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượng đồ vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình”.

Có một cái gì đó không ổn ở một đề thi cấp quốc gia, người viết xin được chia sẻ một vài ý kiến như sau:
Thứ nhất, đề yêu cầu nêu ý kiến về một nhận định. Nhưng, nhận định trên không có xuất xứ rõ ràng (Nhận định của ai? Công bố ở đâu?) Đề thi phải đảm bảo tính khoa học, mà khoa học thì phải minh bạch, rõ ràng. Bất cứ một ý kiến, một đánh giá nào thuộc khoa học xã hội nhân văn phải luôn mang tính lịch sử - xã hội cụ thể, thậm chí tính cá nhân. Hay nhận định trên là của người biên soạn đề? Ai cũng có quyền phát biểu quan điểm của mình. Nhưng lấy một ý kiến, một quan điểm chưa một lần được công bố công khai để làm đề thi cấp quốc gia thì e rằng chưa được hợp lý.

Thứ hai, tác giả cho rằng: “một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân), một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng) một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo)” là những đồ vật, sự vật là chưa ổn. Một cây đàn thì có thể gọi là đồ vật, sự vật nhưng “một cây đàn huyền thoại” có thể là một đồ vật, sự vật được chăng? Đã gọi là huyền thoại thì có thể sờ nắn nó được chăng? Đọc lại truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn tôi thấy phương thuốc chữa bệnh quái lạ là một chiếc bánh bao tẩm máu người. Gọi nó là một sự vật, đồ vật có ổn chăng? Ngay kể cả nhìn thấy và sờ mó được như: “một công trình kiến trúc kỳ vĩ tinh xảo”, “một bức thư pháp đẹp và quý” mà gọi là “những đồ vật, sự vật” theo tôi cũng không ổn.

Thứ ba, về mặt kiến thức, lại càng có vấn đề. Tác giả nhận định: “Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật” (những chữ in đậm do người viết nhấn mạnh). Tôi cho rằng đây là một nhận định chưa ổn. Tác giả đã thực hiện biện pháp so sánh “hình tượng con người” nhiều khi “không quan trọng và đặc sắc bằng hình tượng đồ vật, sự vật” trong các tác phẩm nêu ở dưới, sau dấu hai chấm. Thực ra, theo sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và căn cứ trên chính các văn bản tác phẩm văn học ấy thì chúng ta nhận thấy không phải như tác giả so sánh. Trong tác phẩm: “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo, hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca quan trọng hơn và đặc sắc hơn hình tượng cây đàn ghi ta; trong tác phẩm: “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, hình tượng người tử tù Huấn Cao quan trọng hơn và đặc sắc hơn hình tượng “một bức thư pháp đẹp và quý”. Cả hai tác phẩm trên đều hướng đến ca ngợi hình tượng người nghệ sĩ tài hoa, đầy khát vọng là Lor-ca và Huấn Cao. Còn cây đàn, bức thư pháp chỉ là những chi tiết nghệ thuật làm nổi bật hình tượng con người mà thôi. Tương tự như vậy là hình tượng đầy bi kịch của Vũ Như Tô (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), là hình tượng đầy nỗi đau trước “quốc dân tính” của chính tác giả Lỗ Tấn (Thuốc - Lỗ Tấn) đều quan trọng và đặc sắc hơn, “một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo” và “một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ”. Thiết nghĩ rằng, trước khi đưa ra một nhận định, tác giả nên đọc kỹ tác phẩm, yêu cầu của sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Anh có thể cho đề ở bất cứ đâu, có thể tung hứng thoải mái nhưng phải bắt đầu từ những nền tảng căn bản nhất.

Thứ tư, khi kỳ thi này diễn ra (ngày 11/1/2013) học sinh chưa được học tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn. Thật tội nghiệp cho các em và thật tội nghiệp cho những trường tuân thủ đúng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này không có gì là sai, nhưng chưa ổn. Riêng tác phẩm “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng, chương trình phổ thông (kể cả chương trình phổ thông ở trường chuyên) cũng chỉ dạy đoạn trích được đặt tên là “Vĩnh biệt cửu trùng đài”. Đó là hồi cuối của vở kịch, nó tập trung “mở nút” bi kịch của người nghệ sĩ Vũ Như Tô chứ không nói gì nhiều đến một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo cả. Rõ ràng ở điểm này, học sinh quá lúng túng.

Cuối cùng, người viết cảm nhận rằng đề thi trên hơi rườm rà, nặng nề, khô cứng. Nó chưa thật sự cho học sinh thoải mái thể hiện cái “tôi” của mình trong cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương; nó chưa thật sự là chìa khóa để các em mở cánh cửa đi vào thế giới muôn màu của nghệ thuật ngôn từ. Chúng ta đang nói về đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới ra đề (nhất là đề thi môn ngữ văn). Theo cảm quan của chúng tôi, những giáo viên dạy môn ngữ văn thì đề thi trên chưa tạo ra được một cái gì đó mới mẻ, độc đáo. Nó vẫn như cũ, vẫn là nhận định của những “đấng bậc” mà các em học sinh vẫn phải “kính nhi viễn chi”. Các em học sinh đã bị đóng khung: “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Các em được bày tỏ ý kiến nhưng trong chừng mực đó mà thôi. Nên đưa ra những đề mở, thực sự mở cửa tâm hồn và trí tuệ của các em.


HỮU CHÍNH
(Trường phổ thông dân tộc nội trú Bạc Liêu)
theo mình, đề này không đáng gán nhiều tật như bạn nói:

thứ nhất,bạn nói nhận định là phải biết rõ của ai, xuất xứ và được công bố, nhưng là đối với ai, còn nếu là đối với thí sinh thì bạn

thật sai lầm. Học sinh khi làm văn, đa số không biết các nhận định xuất phát từ đâu, công bố hay chưa. Ví dụ như đề tuyển sinh

ĐH 2013 '' ngưỡng mộ thần tượng là một văn hóa nhưng mê muội thần tươgnj là 1 thảm họa'', câu này ai đã phát biểu, công bố

khi nào. Thực ra đề thi đôi khi là chiêm nghiệm của người ra đề, và nhận định đó họ tâm đắc, tất nhiên về lí luận là phải đúng, học

sinhdđi chứng minh bình về nó, chứ đề mà nhận định toàn được công bố, biết đến thì có gì hay ho.

thứ 2, tác giả đề nói là hình tượng đồ vật sự vật chứ không phải thuần túy là đồ vật sự vật, 2 chữ '' hình tượng'' trong văn học nó

trừu tượng và bao quát. Còn từ huyền thoại đặt với cây đàn là nghĩa tôn vinh, thể hiện sự cái nhìn có chiều sâu về quá khứ chứ

không phải bắt bẻ theo kiểu vật thể sờ nắn như bạn được.

thứ 3 , ý tác giả đề ở đây là đề cao vai trò của hình tượng nghệ thuật là sự vật đồ vật chứ không phải khẳng định nó có tầm quan

trọng hơn hình tượng con người, bạn nhìn đề không thoáng chút nào.

thứ 4,tội nghiệp cái gì,thẳng thắn mà nói, chẳng cần học sinh giỏi đi thi quốc gia mà phàm là người học khối C,D , đa số,đều đã học

hết SGK trước thời điểm đó, hoặc chí ít cũng đọc hết quyển sách văn, với trình độ của hsg quốc gia, chẳng họ chỉ cần thế là làm

được 7 phần

cuối cùng là suy nghĩa của bạn,mình k ý kiến :''>

tóm lại là mình thấy đề ổn, diễn đạt của mình lủng củng quá, có ai hiểu nổi không? :|
 
Đính chính giùm nguyên nha.đề chưa ổn k phải nhận xét cuả nguyên mà là tác giả có cuối bài đăng ó.nên mấy you đừng nói là"bài của bạn"lúc đầu em củng bị"hắn ta"la thế ấy!hjt!mà đã là'đề thi hsg quốc gia'em nghĩ tuy đựơc giử kín đề,nhưng hội đồng ra đề toàn là gv,giáo sư,..thì tất nhiên họ cũng thừa hiểu về những khiá cạnh mà bài nhận xét.nên em nghĩ k hẳng là đề chuẩn ,nhưng dù sao củng đạt 97-98 0/.
 
Hơi bị lạc đề nhưng mình cũng có cái này muốn hỏi: Đề thi Speaking HSG THPT 2011-2012: "The development of high-rise buildings should be banned in crowded Hanoi." Do you support the proposal? Mình thấy cái đề này hơi bị có phạm vi hẹp à nha. Việc xây nhà cao tầng ở Hanoi theo mình là một việc lớn nhưng nó không đến tầm cả nước, quốc gia, thậm chí còn ít khi được đề cập trên các chương trình thời sự ở VTV để nhiều bạn ở những nơi khác có thể nắm bắt tình hình. Nếu có thể thì mình đề nghị đổi "crowded Hanoi" thành "crowded cites" cho dễ nói. Bởi vì dù là các bạn học sinh có thể hình dung Hanoi như những thành phố khác nhưng cũng chỉ có thể nói chung chung, và đặc biệt không thể đưa ra dẫn chứng cụ thể như những bạn thí sinh ở hà thành, dĩ nhiên như thế sẽ dẫn đến thiếu hụt ý để nói và như thế là không công bằng. đây chỉ là suy nghĩ của mình, mong mấy bạn đóng góp ý kiến ạ :KSV@01:
 
×
Quay lại
Top