Đây là 5 bước và 4 phẩm chất để đào tạo não bộ, giúp bạn trở thành một người đổi mới sáng tạo

Yannie chan

Hamano Michio
Thành viên thân thiết
Tham gia
23/6/2017
Bài viết
521
Hãy có cái tôi, nhưng đừng để cái tôi quá lớn.

Khi nghĩ về một người sáng tạo, thứ mà chúng ta tập trung vào là những thành tựu của họ: Làm thế nào mà họ đã thay đổi cả ngành công nghiệp, hoặc lĩnh vực kinh doanh truyền thống của mình? Ý tưởng tuyệt vời của họ đã phá vỡ những định kiến gì? Phạm vi và tác động từ những sáng tạo của họ lớn cỡ nào?

Nghĩ về những điều đó thường làm mọi người bỏ qua một điều quan trọng: Đâu là quá trình tư duy họ đã trải qua để dẫn đến sự đổi mới sáng tạo? Chúng ta đều vậy, ai cũng đã nghe nhiều và biết, thậm chí bị thúc giục phải đổi mới sáng tạo, nhưng làm thế nào để đạt được điều đó không phải thứ mọi người đều biết.


Làm thế nào để đào tạo não bộ, giúp bạn trở thành một người đổi mới sáng tạo?

Victor Poirier là một giáo sư tại Viện Nghiên cứu Khám phá và Sáng tạo thuộc Đại học South Florida. Trong một bài báo khoa học hợp tác với 9 đồng nghiệp của mình, Poirier đã tiết lộ con đường tư duy mà ông cho rằng, nó dẫn một số người đến cái đích của sự sáng tạo và đổi mới.

Bài báo cho rằng đổi mới sáng tạo không tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một chuỗi các bước, và những người sáng tạo đều có những điểm chung nhất định. Tuyệt vời hơn, ông nói mỗi cá nhân trong số chúng ta đều ít nhiều sở hữu các phẩm chất này - mặc dù mức độ có thể khác nhau.

Công trình nghiên cứu của giáo sư Poirier đã xem xét những đặc điểm ấy, và chỉ cho tất cả chúng ta cách "đánh thức" những phẩm chất bên trong mình. Nói một cách khác, nghiên cứu này của ông sẽ giúp bạn giải phóng toàn bộ con người sáng tạo thiên bẩm bên trong mình.

Vậy ngay bây giờ, theo giáo sư Poirier chúng ta có thể làm gì để đào tạo bộ não trở nên sáng tạo hơn?

1. Đừng chờ đợi những khoảnh khắc xuất thần, hãy chủ động tạo ra chúng

Những người sáng tạo không chờ đón những khoảnh khắc và suy nghĩ xuất thần tự đến. Thay vào đó, họ làm theo 5 bước dưới đây:

1. Tìm kiếm và duy trì niềm cảm hứng

2. Sáng tạo

3. Tạo động lực

4. Có tinh thần khởi nghiệp

5. Đổi mới

Cảm hứng có thể được tìm thấy sau khi bạn đã làm một số việc cụ thể, đó là niềm cảm hứng có hệ thống và được dẫn dắt. Nhưng cảm hứng cũng có thể tự phát, mặc dù nó thường xuất hiện sau khi chúng ta suy ngẫm, rà soát và tự hỏi việc này việc kia có tạo cảm hứng cho chúng ta làm việc hay không?

Ví dụ khi bạn bối rối trong khi tìm giải pháp cho một vấn đề mà bạn gặp phải với công việc, giả sử như việc sắp xếp lịch họp cho tổ chức. Lúc này, bạn có một nhóm lớn và phải tìm ra một khoảng thời gian mà tất cả mọi người đều rảnh.

Nếu làm việc một cách thủ công, bạn sẽ phải đi hỏi từng người về lịch làm việc của họ, rồi đau đầu xếp tất cả lại với nhau. Thế nhưng, dù cho tất cả đã được xếp lại, lịch làm việc của mỗi người vẫn bị xung đột vào phút chót.

Bạn nói chuyện với các đồng nghiệp của mình về điều đó. Và sau một vài ngày, bạn sẽ nhận ra rằng giải pháp tốt nhất là yêu cầu toàn bộ nhóm sử dụng một công cụ quản lý lịch làm việc, chẳng hạn như Slack. Sau đó, phần mềm sẽ đồng bộ hoá lịch của họ lại với nhau để tự động sắp xếp các cuộc họp cho bạn.


Đừng chờ đợi những khoảnh khắc xuất thần, hãy chủ động tạo ra chúng

Trong ví dụ nhỏ này, giải pháp của bạn thực chất không tự nhiên mà có. Bạn đã phải để não bộ của mình "pha" các thông tin với nhau và xử lý chúng. Sau đó, nó mới dẫn đến sự sáng tạo của bạn và giải pháp về Slack xuất hiện.

Trong bài báo của giáo sư Poirier, sự sáng tạo được định nghĩa là "khả năng suy nghĩ về thế giới theo những cách mới, để có thể suy ngẫm từ góc độ rõ ràng, cởi mở và không bị cản trở bởi kiến thức hiện tại". Đôi khi cần thời gian để có được góc nhìn mới , bởi vì tiếp cận quá gần với vấn đề có thể cản trở góc nhìn rõ ràng xuất hiện.

Tất nhiên, chỉ có những ý tưởng mới mà không có hành động là điều vô nghĩa. Vì vậy, bước tiếp theo yêu cầu bạn thực hiện giải pháp và xem liệu nó có mang lại giá trị mà bạn nghĩ hay không. Đó chính là tinh thần nhà khởi nghiệp, tương tự cách một người xác nhận các ý tưởng của họ để xem thị trường có chấp nhận nó.

Quay lại ví dụ về sắp xếp lịch họp, giải pháp của bạn là yêu cầu cả nhóm tải xuống và sử dụng ứng dụng Slack. Đồng thời, bạn cũng phải đưa nó vào “thị trường” thử nghiệm, nhận phản hồi từ các thành viên và tự đánh giá Slack có giúp bạn tiết kiệm thời gian không.

Nếu các phản hồi tích cực và bạn thấy mình có nhiều thời gian rảnh hơn, giải pháp nhỏ của bạn đã trở thành "sự đổi mới".

2. Trau dồi những phẩm chất đổi mới sáng tạo

Có một niềm tin phổ biến rằng sáng tạo là khả năng thiên bẩm mà không phải ai cũng có được. Theo giáo sư Poirier, điều đó không thực sự đúng.

Ông nói: "Hầu như tất cả mọi người đều có những phẩm chất sáng tạo. Chỉ có điều một số người sử dụng chúng, số còn lại thì không. Tôi đã thực hiện nghiên cứu này để khiến mọi người nhận thức được những đặc điểm mà họ sở hữu, đánh thức những phẩm chất còn ngủ yên mà họ thậm chí không nhận ra mình đã sở hữu, chứng minh rằng mọi người đều có thể sử dụng những phẩm chất sáng tạo đó".

Các phẩm chất mà Poirier liệt kê trong nghiên cứu của mình, chúng bao gồm: khả năng suy nghĩ một cách trừu tượng, có kiến thức sâu rộng, sự tò mò, can đảm, sẵn lòng đối mặt với rủi ro, và cuối cùng là không bao giờ hài lòng với hiện tại.

Poirier tin rằng bằng cách nuôi dưỡng những phẩm chất này, mà chúng thực sự đều tồn tại trong một cá nhân, là con đường giúp chúng ta có khả năng sáng tạo cao hơn. Poirier và các đồng nghiệp của ông đang phát triển nhiều phương pháp để dạy cho chúng ta làm điều này.

Cụ thể, nếu bạn phát hiện ra bất kỳ phẩm chất nào trên đây tồn tại trong bản thân mình, bạn hãy cố gắng tìm ra những trải nghiệm và tình huống, mà ở đó, những phẩm chất được sử dụng và phát huy.

Ví dụ: nếu bạn nghĩ rằng mình có lòng can đảm và muốn tăng cường nó, bạn có thể tạo thói quen theo đuổi các dự án hoặc mục tiêu từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành, đồng thời sẵn sàng đối mặt với tất cả các tình huống có thể, thậm chí là thay đổi con đường và làm lại từ đầu nếu phương pháp hiện tại của bạn không hiệu quả.



Hãy đặt mình vào tình huống, mà ở đó, những phẩm chất đổi mới sáng tạo được sử dụng và phát huy

3. Đẩy mình vào môi trường khuyến khích sự đổi mới

Không có gì ngạc nhiên khi môi trường là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các đặc tính sáng tạo mà bạn sở hữu, đồng thời quyết định mức độ thường xuyên mà bạn sử dụng chúng.

Giáo sư Poirier lưu ý: "Nó phụ thuộc rất nhiều vào nền tảng của bạn, nơi mà bạn lớn lên và những gì bạn đang tiếp xúc. Nếu cha mẹ của bạn rất thông minh, có lẽ bạn sẽ có nhiều phẩm chất sáng tạo hơn, và có cơ hội sử dụng những phẩm chất đó".

Tất nhiên, đến thời điểm hiện tại thì bạn không còn có thể thay đổi môi trường giáo dục hồi bé của mình được nữa rồi. Nhưng khi trưởng thành, chúng ta cũng sẽ có nhiều lựa chọn hơn ví dụ như những người mà bạn sẽ tiếp xúc hàng ngày xung quanh mình.

Có thể bạn đã nghe đâu đó rằng cộng 5 người mà bạn hay tiếp xúc nhiều nhất rồi chia đều cho 5 ta sẽ ra được đâu là con người bạn. Ý tưởng này cũng áp dụng cho khía cạnh đổi mới sáng tạo. Khi bạn được bao quanh bởi những người sáng tạo và thường xuyên sáng tạo, bạn cũng sẽ trở thành một người như vậy.


Khi bạn được bao quanh bởi những người sáng tạo và thường xuyên sáng tạo, bạn cũng sẽ trở thành một người sáng tạo

4. Hãy có cái tôi, nhưng đừng để cái tôi quá lớn

Cái tôi thường bị nhìn nhận một cách tiêu cực, bởi vì chúng ta đã nhìn thấy quá nhiều ví dụ về những nhà khởi nghiệp lạc lối chỉ vì cái tôi của họ.

Nhưng giáo sư Poirier tin rằng một cái tôi không quá lớn có thể hữu ích trong việc tạo ra sự đổi mới. "Cái tôi khiến cho mọi người làm những việc mà họ thường không làm. Ví dụ, trong một nhóm cá nhân đang cố gắng giải quyết vấn đề hoặc tạo ra một giải pháp, cái tôi có thể thúc đẩy bạn tập trung nhiều hơn, làm việc chăm chỉ hơn, để làm tốt hơn những người xung quanh bạn”, ông nói.

Chúng ta chỉ thực sự nỗ lực khi điều đó làm cho chúng ta cảm thấy mình tốt hơn và giỏi hơn người khác". Tuy nhiên, giáo sư Poirier lưu ý rằng có một điểm, mà tại đó cái tôi không còn có ích. "Bạn có thể đi đến một thái cực khác, và nghĩ rằng bạn tuyệt vời trong khi thực sự lại không phải vậy".

Đổi mới sáng tạo có thể là một phẩm chất bẩm sinh, nhưng nó cũng có thể được tạo ra và tập luyện. Thomas Edison đã rèn luyện sự sáng tạo bằng cách thử nghiệm tất cả các cách giúp ông tạo ra bóng đèn giống như những ngọn nến treo ngược.

Vì vậy, cuối cùng chúng ta cũng có thể tự đào tạo mình trở nên sáng tạo, bằng cách nuôi dưỡng một số phẩm chất, đồng thời tham gia vào một môi trường thúc đẩy điều đó.

Nguồn: kenh14.vn
 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top