Dạy bơi cho học sinh tiểu học: Trẻ nghèo chịu thiệt

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Trái ngược với cảnh đông đúc đến nghẹt thở ở các bể bơi chốn thị thành, bể bơi của Trường tiểu học Thống Kênh, Gia Lộc (Hải Dương) chỉ có khoảng chừng gần 20 học sinh. Trong khi tổng số học sinh tiểu học tại xã là 470 em… Lý do của sự “ế khách” là do giá vé quá đắt so với học sinh nông thôn.

KenhSinhVien-images665347-a1-tr12.jpg

Bể bơi Trường tiểu học Thống Kênh, Gia Lộc, Hải Dương

Trẻ học bơi chưa nhiều!
Nằm trong chương trình thí điểm dạy bơi ở các trường tiểu học, giai đoạn 2010 - 2015, với diện tích mặt nước lên tới 160m2, bể có thể phục vụ hàng trăm lượt bơi mỗi ngày. Hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2011, đến nay bể bơi của trường Thống Kênh đã bước đầu phục vụ được nhu cầu học bơi cho một số trẻ em trong xã. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, tồn tại cần khắc phục. Theo khảo sát cuối năm 2009, tỷ lệ biết bơi của học sinh nhà trường được 10,8%. Đến năm 2013 tỷ lệ học sinh biết bơi là 22,5%. Đặc biệt học sinh lớp 5 khi ra trường đã có xấp xỉ 50% biết bơi. Tuy rằng tỷ lệ còn khá khiêm tốn, song nó đã cho thấy phần hiệu quả ban đầu của chương trình.

Về công tác dạy bơi cho học sinh, nhà trường đã huy động một giáo viên thể dục của trường và một của Trung tâm thể dục thể thao huyện, dạy khoảng 40 học sinh, trong trường. Học sinh nộp học phí là 300 nghìn đồng/1 khóa; thời gian học là 20 buổi. Bơi hàng ngày, vé vào cửa 10.000 đồng/lượt. Mức giá này, nếu đem so sánh với những bể bơi bình dân tại Hà Nội thì chỉ bằng 1/4 nhưng đối với một vùng nông thôn, điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn thì số tiền này cũng lại rất cần phải cân nhắc.

Thầy giáo Nguyễn Hữu Thành - Hiệu trưởng trường tiểu học Thống Kênh, Gia Lộc (Hải Dương) cho biết: “Tổng kinh phí xây bể hết khoảng 870 triệu đồng, trong đó được UBND huyện hỗ trợ hơn 550 triệu. Là trường nằm trong top đầu của đề án, theo đó trường sẽ được tỉnh hỗ trợ là 350 triệu đồng. Nhưng đến nay, trường Thống Kênh vẫn chưa được nhận được sự hỗ trợ này”. Cũng theo thầy Thành: Khó khăn lớn nhất hiện nay chính là kinh phí vận hành, vì vậy nhà trường phải thực hiện xã hội hóa.

Xã hội hóa

Qua tìm hiểu, đa số các bể bơi trong các trường tiểu học ở các địa phương, đều có xu hướng xã hội hóa. Quá trình thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010 - 2015, bên cạnh những kết quả bước đầu, cũng đã cho thấy một số tồn tại cần khắc phục. Trước nhất cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp quản lý chính quyền, các cơ quan, đoàn thể.
Về phía các trường trong chương trình thí điểm đã có bể bơi, cần có sự liên kết với các tổ chức đoàn thể, các hiệp hội ở địa phương để có thêm nguồn lực kinh tế để có thể tổ chức dạy bơi miễn phí; mặt khác nghiên cứu để thực hiện các chính sách miễn giảm học phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn… Qua đó sẽ thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền giúp cho quần chúng nhân dân hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp họ nhận thức rõ về sự cần thiết học bơi cho học sinh, vừa là rèn luyện thể lực. Nhất là việc để phòng chống tai nạn đuối nước. Đây đang là vấn đề bức thiết khi tỷ lệ trẻ em tử vong do tai nạn đuối nước gây ra ở nước ta còn rất cao.

Theo ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh - Sinh viên, Bộ GD&ĐT, từ năm 2010 Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi tất cả các Sở GD&ĐT triển khai công tác phòng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010-2015. Đối tượng dạy bơi của chương trình thí điểm là hướng vào học sinh lớp 4, mở rộng sang các khối lớp 3 và lớp 5.
Theo GD-TĐ
 
×
Quay lại
Top