Đáp lại như thế nào khi người khác từ chối bạn

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo
Dealing with Rejection Part 1: Handling Others' Rejecting Behavior
How to respond when other people are rejecting or disinterested.
Published on July 20, 2011 by Jeremy Nicholson, M.S.W., Ph.D. in The Attraction Doctor

Những hiểu lầm, hành vi xấu và những cảm xúc khó chịu xung quanh sự từ chối đôi lúc có thể gây ra những vết thương sâu sắc. Vì vậy, “sự từ chối” là 1 chủ đề quan trọng trong hẹn hò và mối quan hệ. Sự từ chối có 2 mặt:

Kiểm soát hành vi từ chối của người khác, và

Từ chối 1 yêu cầu từ người khác.

Tôi hy vọng sẽ loại bỏ được 1 số sự hiểu lầm xung quanh “sự từ chối” và giúp bạn tránh những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực thường đi cùng với nó. Hãy đọc tiếp và hy vọng bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.

Hầu hết những nguyên nhân của “sự từ chối” nằm ngoài sự kiểm soát của người yêu cầu và không mang tính cá nhân. Ví dụ, người nào đó có thể từ chối yêu cầu của bạn vì anh/cô í đã có người yêu, không hứng thú với hẹn hò, đang có 1 tâm trạng tồi tệ...Không có yếu tố nào trong số đó là “lỗi” của người đưa ra lời yêu cầu hoặc nói lên bất kì điều gì về con người của anh/cô í. Nhưng họ lại đổ lỗi cho bản thân 1 cách tiêu cực dẫn đến “những sự bóp méo nhận thức” và những cảm xúc tiêu cực.

Dưới đây, tôi sẽ đưa ra những giả định sai lầm, bắt đầu với 1 thảo luận nhanh về “những sự bóp méo nhận thức” nói chung. Tôi hy vọng điều này giúp làm giảm bớt những lo lắng sợ hãi và những cảm xúc tiêu cực liên quan đến sự từ chối.

Những sự bóp méo nhận thức và sự từ chối

Những sự bóp méo nhận thức (Cognitive Distortions) là những cách thức mà các cá nhân có thể bóp méo có hệ thống hoặc thay đổi thông tin đi vào (Beck, 1995). Nói cách khác, chúng là những giả định không đúng về thế giới của những người đó.
1 số sự bóp méo nhận thức được áp dụng vào trường hợp này là:

Khái quát hóa quá mức – nghĩ 1 điều gì đó là “luôn luôn” dúng, dựa vào 1 số kinh nghiệm hạn chế.

Cá nhân hóa – đổ lỗi hoặc chịu trách nhiệm cho 1 sự kiện bên ngoài, khi nó không nằm dưới sự kiểm soát của cá nhân.

Dán nhãn – chỉ trích hoặc “dán nhãn” cho bản thân sau 1 kinh nghiệm tiêu cực.

Phá vỡ những sự bóp méo từ chối và cảm thấy tốt hơn

Trong hẹn hò, chúng ta đang lựa chọn và được lựa chọn. Bất kể lý do là gì, không lấy được cái chúng ta muốn có thể là 1 kinh nghiệm tiêu cực. NHƯNG, những cảm xúc tiêu cực đó được làm tồi tệ hơn NHIỀU bởi những giả định sai về sự từ chối (những sự bóp méo nhận thức ở trên). Nếu những giả định sai đó là đúng thì khi đó hầu hết những cảm xúc tiêu cực có thể tránh được.

Ví dụ khi hành vi từ chối xuất hiện, những cá nhân đó đôi lúc đi đến niềm tin và suy nghĩ là “Tôi lại bị từ chối. Họ không thích tôi.” Điều này đã chứa đựng nhiều sự bóp méo và không đúng. Nhưng, cùng với hành vi từ chối từ người khác, những suy nghĩ của người bị từ chối thậm chí có thể bao gồm “Tôi là người không tốt, vô giá trị...” Kết quả là 1 trải nghiệm rất tiêu cực và có lẽ là 1 hình ảnh bản thân tồi tệ kéo dài.
Để bảo vệ bản thân bạn chống lại những cảm xúc tiêu cực và không đáng đó, bạn cần chống lại những sự bóp méo nhận thức. Hãy nhớ những điều sau:

Mỗi trường hợp (lời yêu cầu hẹn hò, cách tiếp cận...) là độc nhất và khác nhau. Dù 1 hoặc nhiều người đã thể hiện những hành động từ chối trước lời đề nghị của bạn thì bạn cũng không thể khái quát hóa thành “mọi người” hoặc “luôn luôn”. Mỗi lần, mỗi địa điểm và mỗi người là khác biệt. Điều gì đúng với 1 người không đúng với tất cả mọi người. Người tiếp theo có thể khác. Vì vậy, cố gắng không khái quát hóa quá mức. Giữ hy vọng. Giữ 1 tâm trí cởi mở.

Sự từ chối không phải lỗi của bạn. Cố gắng không cá nhân hóa và đổ lỗi cho bản thân. Có nhiều lí do giải thích tại sao 1 ai đó không hứng thú với bạn và rất ít trong số chúng có liên quan đến bạn. Điều này thậm chí còn đúng hơn trong những trường hợp mà người đó từng bị bạo hành hoặc xấu hổ. Đó rõ ràng là những vấn đề của họ, mà họ đang cố đẩy sang bạn và bạn không chịu trách nhiệm cho nguyên nhân. Tuy nhiên, hãy cởi mở trước những lời giải thích lịch sự và những phản hồi tôn trọng.

Sự từ chối không nói lên điều gì về con người bạn. Câu “tôi bị từ chối” đặc biệt có vấn đề. “Bạn” không bị từ chối. Người nói không thậm chí không biết về bản chất của “bạn”. Làm thế nào họ có thể từ chối nó? Bạn không cho họ xem lịch sử cuộc đời của bạn. Vì vậy, hãy cố gắng đừng dán nhãn bản thân bạn dựa vào 1 (hoặc nhiều) mối tương tác hời hợt bên ngoài. Hãy cảnh giác không để cho bất kì ai chưa thật sự biết về bạn có nhiều ảnh hưởng lên hình ảnh bản thân của bạn. Chắc chắn là 1 vài cuộc gặp mặt không làm cho 1 ai đó đủ tư cách như 1 chuyên gia về “bạn” để đánh giá bạn.

Qua những điều trên, 1 câu ít đổ lỗi cho bản thân và bóp méo nhận thức có thể là “người đó đã từ chối lời đề nghị của bạn.” 1 câu như vậy thì chính xác hơn (và thoải mái hơn). Nó mở ra những sự kiện như:

Người khác có thể thích lời đề nghị

Người đó chịu trách nhiệm cho hành vi “từ chối”, bạn không chịu trách nhiệm.
Có nhiều yếu tố có thể góp phần vào sự không hứng thú của họ trước lời đề nghị không nằm dưới sự kiểm soát hoặc trách nhiệm của bạn.

Quan trọng nhất là – mối tương tác không nói lên điều gì về con người bạn. “Lời đề nghị” bị từ chối...không phải “bạn”.


Nguồn: PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top