Đào tạo nghề quy về một mối

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
- Để thực hiện ý tưởng phân luồng đào tạo ngay sau cấp THCS cần có sự thống nhất trong quản lý, điều phối hệ thống dạy nghề.

Theo phương án trong Đề án Đổi mới cơ bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam, việc phân luồng học sinh sẽ thực hiện ngay sau cấp trung học cơ sở (THCS). Hệ thống trường trung học phổ thông (THPT) sẽ gồm các trường THPT cơ bản dành cho những người muốn đi thi đại học; nhánh kia các các trường trung học chuyên nghiệp (THCN), trung học kỹ thuật (THKT) dành cho các em tự thấy mình không đủ điều kiện, khả năng thi đại học, hoặc muốn học đi làm ngay sau khi tốt nghiệp THPT.

Mắc khâu phân luồng

Theo ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, để có thể phân luồng hướng nghiệp cho các em từ sau bậc THCS thì cần hội tụ ít nhất 5 yếu tố đó là: Đội ngũ chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, chương trình hướng nghiệp, điều kiện tài chính và cơ sở vật chất hạ tầng để phục vụ giáo dục hướng nghiệp, thống nhất quản lý nhà nước và việc làm sẵn có ở thị trường lao động.


trung%20hoc%20day%20nghe.jpg

Hiện chưa có sự công nhận lẫn nhau về giá trị bằng cấp giữa hệ thống trường nghề do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý với hệ thống dạy nghề của Bộ LĐTBXH. Ảnh minh họa

Bộ GDĐT đang quản lý hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở bậc học phổ thông là các trường THCN, THKT nhưng công tác dạy nghề chưa được quan tâm đầu tư chú ý đúng mức khi học sinh chủ yếu chỉ được học nấu ăn, may vá, công nghệ thông tin…

Số lượng nghề ít ỏi, thời lượng cũng như nội dung học mang tính hình thức khiến nhiều em sau khi tốt nghiệp các trường THCN, THKT đều phải học tiếp, thậm chí học lại mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc wor cơ sở sản xuất.

Trong khi đó, Bộ LĐTBXH quản lý hệ thống đào tạo nghề từ sơ cấp tới trung cấp và cao đẳng cùng hệ thống các trung tâm dạy nghề xuống tới cấp huyện song hoạt động còn không ít bất cập, nhất là lại tuyến cơ sở.

Đáng nói hơn là thực tế kết quả học nghề ở cấp THPT thuộc hệ thống trường THKT, THCN do Bộ GDĐT quản lý lại không được công nhận tại hệ thống trường dạy nghề của Bộ LĐTBXH. Do vậy, nếu triển khai phân luồng thì những em đã tốt nghiệp THKT, THCN sẽ phải học lại từ bậc sơ cấp để lên cao đẳng nghề theo hệ thống trường của Bộ LĐTBXH.

Bên cạnh đó, kết quả của việc học nghề ở hệ thống trường của Bộ GDĐT quản lý không được doanh nghiệp công nhận do chỉ được cấp chứng chỉ, vì thế nhiều trường THPT dạy hướng nghiệp "chay", chủ yếu để cộng thêm 2 điểm vào điểm thi tốt nghiệp THPT của học sinh.

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH) Dương Đức Lân, kinh nghiệm phân luồng ở một số nước như Đức, Indonesia, Phần Lan… là áp dụng quy định một tỷ lệ nhất định số học sinh vào đại học, số còn lại tự động chuyển sang học nghề. Tuy nhiên, nếu áp dụng quy định này ở Việt Nam sẽ khó khả thi khi cánh cửa vào đại học gần như được mở ra với mọi học sinh.

Đó là những vướng mắc chính đối với ý tưởng phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh từ cấp THCS hiện nay.

Thống nhất đầu mối quản lý

Có thể thấy, việc phân cấp Bộ GDĐT quản lý các trường THCN, THKT còn Bộ LĐTBXH quản lý các trường dạy nghề như hiện nay không còn hợp lý, khi cả hai đều đang tham gia hướng nghiệp dạy nghề. Không những thế, việc dàn trải đầu tư nguồn lực đang gây lãng phí rất lớn cho ngân sách.

Theo Bộ LĐTBXH sau 3 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, tổng kinh phí đào tạo nghề gần 4.800 tỷ đồng, nhưng trong đó phần thực chi cho người học chỉ chiếm 8%, trong khi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mua sắm thiết bị dạy nghề chiếm đến 75%.

Lãng phí càng thấy rõ khi mỗi trung tâm dạy nghề cấp huyện đầu tư 40-50 tỷ đồng để xây dựng lại cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhưng thu hút được rất ít học viên, đõ là còn chưa kể việc quản lý các trung tâm dạy nghề ở một số địa phương còn bị buông lỏng. Mới đây, UBND huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) đã đình chỉ công tác Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện và Trưởng phòng LĐTBXH do đã cấu kết ký hợp đồng "khống" để mở 68 lớp đào tạo nghề nhằm chiếm đoạt số kinh phí hỗ trợ lên tới hơn 2,3 tỷ đồng.

Có thể thấy cùng một mục đích dạy nghề nhưng ngành Giáo dục lại không thể mượn cơ sở hạ tầng của những trung tâm dạy nghề thuộc Bộ LĐTBXH ở cùng địa phương vì 2 hệ thống đào tạo nhân lực này do 2 đơn vị quản lý tách biệt. Vì vậy, nếu địa phương nào thực hiện phân luồng từ cấp THCS sẽ phải xây mới hệ thống trường THCN song song với trường THPT.

Chưa bàn tới chuyện quy hệ thống dạy nghề về thẩm quyền quản lý của bộ nào, nhưng việc đẩy mạnh phân luồng từ sau cấp THCS, thống nhất quản lý nhà nước về một đầu mối để phát huy sức mạnh tổng hợp nguồn lực con người là cần thiết và cấp thiết.

Rõ ràng, việc thống nhất đầu mối quản lý và chuẩn hóa về chất lượng đào tạo hệ thống dạy nghề sẽ chấm dứt được tình trạng chồng chéo về quản lý nhà nước, phình to bộ máy quản lý tại địa phương, lãng phí đầu tư lãng phí nguồn lực con người. Qua đó, tập trung toàn bộ nguồn lực (về cơ sở hạ tầng trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, thống nhất về chất lượng đào tạo, hệ thống chứng chỉ văn bằng công nhận trình độ) và có nguồn cung nhân lực thống nhất chuẩn (từ đầu vào tới đầu ra cho thị trường lao động), hiệu quả công tác đào tạo nghề hiện nay sẽ được nâng cao.

"Chúng ta đang muốn đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo, thiết nghĩ cần và phải làm ngay là hội nhập về giáo dục nghề nghiệp ngay tại trong nước, đừng để các thuật ngữ "trung cấp nghề/trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề/cao đẳng" làm người dân và doanh nghiệp sử dụng lao động khó hiểu", TS. Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh.
Theo chinhphu.vn
 
×
Quay lại
Top