Văn Dàn ý của những tác phẩm văn học

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Topic này sẽ up những dàn ý của những tác phẩm văn học khi cần phân tích về một tác phẩm văn xuôi, thơ, những bài văn nghị luận ... để các bạn có thể tham khảo. Có thể là sưu tầm hoặc bạn tự lập dàn ý. Chúng ta có thể tham khảo thêm :KSV@01:



Bài 1:
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (Nguyễn Tuân)


Đề 1: Hãy phân tích hình tượng con sông Đà trong tác phẩm " Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân.

Dàn ý chi tiết 1


I. Mở Bài

- Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa , uyên bác , cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống .
- Ông có sở trường về thể loại tuỳ bút . Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là tuỳ bút “ Người lái đò sông Đà” .
- Tác phẩm đã khắc hoạ vẻ đẹp đa dạng vừa hung bạo vừa trữ tình của con sông Đà và ca ngợi người lái đò giản dị mà kì vĩ trên dòng sông .

II . Thân Bài

1. Giới thiệu chung .

- Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” dược in trong tập tuỳ bút “Sông Đà” (1960), gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc.
- Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp,đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.

- Ngoài phong cảnh Tây Bắc uy nghiêm, hùng vỹ và tuyệt vời thơ mộng, NT còn phát hiện những điểm quý báu trong tâm hồn con người mà ông gọi là “thứ vàng mười đã được thử lửa, là chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc.”

- Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vỹ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình.
- Đồng thời, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới : chất vàng mười của đất nước trong xây dựng CNXH qua hình ảnh người lái đò sông Đà.Từ đó nhà văn ca ngợi sông Đà, núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đồng bào Tây Bắc cần cù, dũng cảm, rất tài tử, tài hoa.

2. Phân tích hình tượng dòng sông Đà .


- Trước hết , con sông đà được Nguyễn Tuân miêu tả là dòng sông hung bạo , dữ dội . Khi hung bạo, sông Đà là kẻ thù số một sẵn sàng cướp đi mạng sống con người, có tâm địa độc ác như người dì ghẻ. Để khắc hoạ tính cách của sông Đà, tác giả đã dựng lại khúc sông nguy hiểm . Đó là đoạn cảnh đá bờ sông dựng đứng vách thành: chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đó là quãng Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng , sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây. Lại một đoạn sông khác, sông Đà là cái hút nước xoáy tít. Có những thuyền đã bị nó hút tụt xuống, thuyền trồng cây chuối ngược rồi vụt biến đi dến mười phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới..Nhưng dữ dội nhất là ở những thác đá. Nguyễn Tuân đã buộc sự dữ dội, nham hiểm của sông Đà phải hiện lên thành hình và gào thét bằng trăm ngàn âm thanh. Chưa thấy sông nhưng người ta đã bị đe doạ bởi tiếng thác nước nghe như oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi lại như khiêu khích, giọng nghe gằn mà chế nhạo. Tác giả đã dựng lại cuộc thuỷ chiến giữa sông Đà và người lái đò để lột tả cho được tính hung bạo của nó và tài nghệ của người lái đò. Thác đá được xếp thành từng tuyến mà nhà văn gọi là thạch trận, nhằm ăn chết cái thuyền đơn độc. Ở tuyến một, thác đá mở ra năm cửa trận, bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn. Ở tuyến hai, tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại nằm bên phía hữu ngạn. Ở tuyến ba, bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống nằm ở giữa. Người lái đò phải nhắm đúng luồng sinh để vượt qua.


Bên cạnh tính cách hung bạo, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân con sông Đà lại rất trữ tình , gợi bao cảm xúc làm mê say lòng người. Khi trữ tình, sông Đà hiền hoà, mềm mại, huyền ảo như mái tóc của một phụ nữ kiều diễm: con sông tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mây mù khói núi Mèo nương xuân.

Không chỉ đẹp ở hình dáng, sông Đà còn gợi cảm ở màu sắc, mà tác giả đã bao lần dày công quan sát mới nói hết được vẻ độc đáo ấy: Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích (nghĩa là một màu xanh trong và sáng); mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đổ như mặt người bâm đi vì rượu bữa . Đặc biệt là không khí hoang dại, tĩnh lặng : Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Đề lột tả không khí đầy thơ ấy.Nguyễn Tuân đã tả đàn hươu ngẩng đầu ngơ ngác mơ một tiếng còi sương, và cái nắng tháng ba Đường thi Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu, gợi tâm sự của người tình nhân chưa quen biết ! Lúc này, không thấy đâu con sông Đà diện mạo và tâm địa độc ác, mà chỉ thấy tình cảm của dòng sông đối với con người như một cố nhân, xa thì thấy nhớ thương, gặp lại thì thấy mừng vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Còn con sông lại mang bao rung động yêu thương như nhớ những hòn đá xa xôi để lại nơi thượng nguồn . Khi tả con sông Đà trữ tình, Nguyễn Tuân đã sử dụng những câu văn nhẹ nhàng, êm ái. Câu ngắn, vị ngữ diến tả trạng thái bình lặng, để lại trong lòng người âm hưởng mênh mang, thơ mộng .

III . Kết bài

Trong tuỳ bút “ Người lái đò sông Đà” , nhà văn Nguyễn Tuân đã rất thành công trong việc sử dụng nhiều thuạt ngữ của các ngành nghề khác nhau nhằm miêu tả vẻ hùng vĩ , thơ mộng của con sông Đà và mở ra bao liên tưởng độc đáo , bất ngờ trong tâm trí người đọc . Qua đó , ta thấy được tài hoa , vốn văn hoá uyên thâm và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân . Đồng thời ta còn thấy được cảm hứng ngợi ca , tự hào về chất vàng thiên nhiên , về giang sơn gấm vóc Việt Nam của tác giả .




----------

Dàn ý chi tiết 2
I. Mở bài:

- Nguyễn Tuân
-" Người lái đò sông Đà"
- Hình tượng con sông Đà"

II. Thân bài:


1. Sông Đà hung bạo:
- Câu đề từ
- Cảnh đá hai bên bờ sông
+ Dựng thành vách
+ Đúng ngọ mới có ánh nắng mặt trời....
- Hệ thống nước, đá, sóng: Nứoc xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồn gió gùn ghè suốt năm.....
+ Hút nước:
* Thở và kêu như cái cống cái bị sặc...
* ...giống như rót dầu sôi....
+ Thác nước:
* ở xa: tiếng thác nước nghe như van xin,....
* ở gần: những con thác rống lên gầm thét, lồng lộn như hàng nàgn con trâu mộng....
+ Đá: như một tập đoàn luôn mai phục.....
* Phong cách nghệ thuật khi xây dựng SĐ hung bạo.

2. Sông Đà trữ tình:

Câu: " Đẹp thay tiếng hát trên dòng sông" của nhà thơ Ba lan.
a_ Hình thể sông Đà:
" ..như một áng tróc trữ tình mà đầu tóc chân tóc, ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân..."
.....
==> Vẻ đẹp hình thể
b_ Màu nước sông Đà:
+ Mùa xuân: xanh màu xanh ngọc bích...
+ Mùa thu: lừ lừ chín đỏ,....
==> Độc đáo.
c_ Sông Đà gợi cảm:
+ Câu chuyện Sơn tinh, thuỷ tinh
+ Như một cố nhân...
d_ Sông Đà thơ mộng:
+ "Chuồn chuồn bươm bướm....cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp...."
+ nắng " giòn tan"
+" hoe vàng cái màu nắng tháng 3 Đường thi....."
+ " con hưu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương..."
+" Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử....
* Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân khi phân tích sông Đà trữ tình.

III. Kết bài:
HÌnh tượng con sông Đà

phuongminh

----------

Đề 2: Phân tích hình tượng người lái đò trong tác phẩm " Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân.

I. Mở bài:


- Nguyễn Tuân
- “Người lái đò sông Đà”
- Hình tượng ngưòi lái đò .

“ Hình tượng sông Đà đã làm nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của ngưòi lao động trong chế độ mới- Ngưòi lái đò sông Đà”( câu này quan trọng nha ^^)

II. Thân bài:

1.Người lái đò thông minh tài trí

-…nhớ tỉ mĩ như đống đanh vào long tất cả các luồng nước của tất cả các con thác hiểm trở.
- SĐ đv ông : như một trường thiên anh hung ca mà ông thuộc cả những cái chấm thang, chấm câu và những đoạn xuống dòng.
- Nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, biết rõ từng cửa tử, cửa sinh trên thạch trận sông Đà.
- Cưỡi lên thác SĐ phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ” à kinh nghiệm vượt thác.
è Ông đã chỉ huy những cuộc vượt thác 1 cách tài tình, khôn ngoan, tài trí và nhờ vậy ông đã chiến thắng được sông Đà hung dữ.

2. Ông lái đò rất mực dũng cảm:

-Cuộc chiến giữa ông lái đò và sông Đà là không cân sức: 1 bên là thiên nhiên lớn lao dữ dội, 1 bên là con người nhỏ bé.
+ “ Một số hòn đá nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền, mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược….mặt nứoc hò la vang dậy…và vào mà bẻ gãy cán chèo…song nước như thể quân liều mạng….mà sát nách, mà đá trái, mà húc vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên”
+ Các luồng sóng : đánh hồi lung, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm….
+ Ông lái đò tả xung hữu đột, vượt qua các tập đoàn cửa tử, cửa sinh của thạch trận SĐ.
+ Kiên cường chịu đựng nỗi đau thể xác do cuộc vật lộn với song thác gây nên: “ ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy buồng lái, mặt méo bệt đi….”
à Ông đà chiến thắng song Đà hung dữ bằng những động tác táo bạo mà chuẩn xác, thay đổi chiến thuật hợp lý. Người lái đò nhờ sự thông minh, bản lĩnh, dũng cảm có thể ợhá thành vựot ải như 1 chiến tướng bách chiến, bách thắng trong cuộc chiến chống thiên nhiên. Ntuân đã có ý thức tạo nên những tình huống đầy thử thách để người lái đò bộc lộ rõ nhữg phẩm chất của mình.

3. Ông lái đò tài hoa nghệ sĩ:

- Đv Nguyễn Tuân, dù là thiên nhiên hay con người đều đc chú ý khám phá ở phương diện văn hoá mỹ thuật. à bắt gặp hình ảnh người lái đò tài hoa nghệ sĩ

-Ông lái đò như 1 nghệ sĩ trong nghệ thuật vuợt thác qua ghềnh. ( nắm chặt lấy được cái bờ song, ông đò ghì cương lái….thuyền như 1 mũi tên tre xuyên nhanh qua nước., vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn đuợc..) à nghệ thuật siêu phàm, một nghệ thuật hết sức nguy hiểm.

4. Ông lái đò là một hình tượng đẹp đẽ về người lao động mới:


Người anh hung không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có cả trong cuộc sống lao động hằng ngày.
à Chất vàng mười.
à Điều đó chứng tỏ trong cảm xúc thẩm mỹ của NT, người lao động đẹp và quý hơn tất cả.

* Phong cách nghệ thuật NT khi xây dựng ông lái đò.

- Sử dụng vốn kiến thức uyên bác sâu rộng trong lĩnh vực, nhiều kíên thức: quân sự, điện ảnh, võ thuật,…
- Tạo tình huống đầy thử thách.
- Sử dụng từ ngữ góc cạnh, giàu chất tạo hình, gợi liên tưởng, so sánh, nhân hoá bất ngờ mà vô cùng chính xác.
- Tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ ở nvật ông lái đò. à cách viết phù hợp với quan niệm nghệ thuật về con ng`, phù hợp với phong cách độc đáo của NT.

III. Kết bài:

Tổng kết hình tượng nhân vật ông lái đò.

phuongminh
 
Tây Tiến




1. Hoàn cảnh sáng tác:


- Tây Tiến là một bài thơ hay nhất của Quang Dũng và cũng là bài thơ hay nhất của thơ ca thời chống Pháp .
-Tây Tiến là đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt- Lào, tiêu hao lực lượng địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc Bộ Việt Nam, địa bàn hoạt động khá rộng từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về Thanh Hóa. Lính Tây Tiến phần đông là sinh viên, học sinh Hà Nội. Quang Dũng từng làm đại hội trưởng ở đó từ khi mới thành lậ đến cuôi năm 1948, sau khi rời đơn vị, chuyển sang đơn vị khác. Nhớ đơn vị cũ, ông viết bào thơ "Nhớ Tây Tiến"- Bìa thơ là kí ức( kỷ niệm này gọi kỷ niệm khác) trào dâng một cách tự nhiên, cảm xúc chân thành.
- Bài thơ được trích trong tập Mây đầu ô".

2.Nội dung:
Bài thơ được hình thành và kết tinh từ nỗi nhớ, nỗi nhớ da diết về những người đồng đội, ngày tháng quân ngũ , những kỷ niệm của tác giả trong binh đoàn Tây Tiến, gắn với vùng đất miền Tây.Nỗi nhớ ấy đã đanh thức mọi ấn tượng , ký ức kết tinh thành những hình ảnh sống động.Thường những hình ảnh trong kí ức gợi ra không theo 1 trật tự, nó có thể bị xáo trộn về mặt trình tự thời gian, khôg gian nhưng vẫn tuân theo mạch cảm xoc của chủ thể.

* Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ- thơ mộng

-Hùng vĩ, hiểm trở (Mở ra trong nhiều chiều không gian, thời gian
+ Nhiều tên đất lạ lẫm, gợi 1 vùng xa xôi, hẻo lánh : Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, MƯờng Hịch, Pha Luông, Mai Châu...
+ Nhiều đèo dốc hiểm trở : mặt đồi lồi lõm, nhâp nhô, khúc khuỷu, càng lên cao càng dựng đứng hun hút, thăm thẳm như lên đến đỉnh trời, chót vót, chênh vênh giữa mây trời, như sắp chạm đến đỉnh trời.
+ Nhiều vẻ hoang dại, bí ẩn, khắc nghiệt: những con đường chưa từng co dấu chân người. Với mưa rừng " Sương lấp ", âm thanh ghê rợn " Thác gầm thét "," Cọp trêu ngươi", tô đậm vẻ hoang dại, bí mật của rừng thiêng dữ dội.

Cảnh huyền ảo , thơ mộng
Đôi bờ sương giăng lãng đãng như giăng mắc bao nỗi niềm tâm sự. Đôi bờ lau lay động trước gió, phơ phất như mang hồn người, vừa hoang dại như một bờ tiền sử => Cảnh thơ mộng huyền ảo với không gian, thởi gian như trong cõi mộng, Gợi màu sắc cổ tích huyền thoại

* Người lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa

- Người lính chợt chìm vào giấc ngủ sau một chặng hành quân quá mệt, đột ngột dừng chân trong cuộc hành trình của đơn vị. Sự hy sinh của người lính, một sự hy sinh nhẹ nhàng vì thế mà rất đẹp, đẹp trong cái thật

- Chân dung đoàn binh Tây Tiến: đối mặt với dịch bệnh đôi mặt với cái chết,
Tác giả tả thực về sự hy sinh mất mát : Gợi cảm giác cái chết luôn cận kề không lẫn vào bức tranh chung của những gian khổ nhọc nhằn. Câu thơ gợi một ký ức buồn trên những chặng đường hành quân của bộ đội. Đó là những chiến sĩ anh hùng bất khuất không quản ngại vượt qua bao chặng đường gian khổ, bao nhiêu hy sinh mất mát lớn lao, Nhưng đó còn là những chàng trai hào hoa lãng mạn tinh nghịch với bao hăm hở, khám phá, chinh phục

- Lời thề của các chiến sĩ vệ quốc quân
Gợi ra không khí của một thời đại ra đi kháng chiến " thà chết chớ lùi" của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

3. Nghệ thuật

- Bút pháp lãng mạn trên cơ sở hiện thực
- Sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu

Heokool
 
VỢ CHỒNG A PHỦ
(1953)
--Tô Hoài--
Đề 1: Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị từ lúc bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra cho đến khi trốn khỏi Hồng Ngài

I.Mở bài:

Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của văn học VN hiện đại. ông có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau và đặc biệt thành công về đề tài miền núi. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc”( 1953) là kết quả của một chuyến đi thực tế lên TB của Tô Hoài. Truyện miêu tả cuộc sống đen tối khổ nhục cũg như khát vọng sống, khát vọngt ựu do của người dân nghèo miền núi dưới ách thống trị của bọn thống lý tàn ác. mị là nhân vật chính, là linh hồn của tác phẩm, được tác giả tập trung khắc hoạ với sức sống tiềm tang mạnh mẽ, vượt lên kiếp sống đầy đau khổ tủi nhục, hướng tới cuộc sống mới đầy tươi sáng hi vọng.

II.Thân bài:

1.Mị- Con người tốt đẹp bị đày đoạ ( Cuộc sống khổ nhục của Mị):

a).Mị có những phẩm chất tốt đẹp:

- Mị là một cô gái:
+ Xinh đẹp
+ Tài hoa: có tài thổi lá và thổi sáo rất hay
+ Cần cù, hiếu thảo: lao động thay bố để trả mối nợ truyền kiếp của gia đình( “ Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”)
+ Hồn nhiên, yêu đời.
==>Là niềm ao ước của bao chàng trai trong làng
- Phẩm chất tốt đẹp nhất của Mị là giàu lòng vị tha, giàu đức hy sinh.
+ Lúc đầu: Mị thà chết ( bằng nắm lá ngón), còn hơn sống nhục, không muốn bố gả cho nhà giàu
+ Sau đó: Chấp nhận sống khổ nhục hơn là bất hiếu.
==>Tổng kết phẩm chất của Mị.

b).Mị bị đày đoạ cả về thể xác lẫn tinh thần:

- Bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lý, bị “ cúng trình ma”. Chúng dùng “ thần quyền” để trói buộc Mị vào kiếp nô lệ với lớp áo mỹ miều: Con dâu nhà thống lý.
- Cuộc đời của Mị từ đây là một chuỗi ngày đau thương đầy nước mắt.
+ Công việc: Được tính bằng công việc của mỗi ma, mối tháng,mỗi năm
§ Làm quần quật hết ngày này sang tháng nọ, hết công việc này sang công việc khác.
§ Làm các công việc: quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi,....: “ Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp,...”
§ Từ 1 cô gái xe đẹp Mị đã trở thành 1 công cụ bị đày đoạ về thể xác lẫn tinh thần
+ Tinh thần:
§ Lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa
§ Không bằng con trâu con ngựa
§ Cuộc sống của Mị ở nhà thốg lý thì gắn với căn buồng kín mít với cái lỗ vuông bằng long bàn tay, trông ra thì trăng trắng không biết là sương hay nắng.
§ Bị A Sử đánh đập dã man.
==> Tâm hồn của Mị trở nên vô hồn vô cảm, Mị bị tê liệt cả nhận thức lẫn ý thức

2.Sức sống tiềm tàng mạnh mẽ:

a).Tâm trạng và hành động của Mị trong ngày hội xuân ở Hồng Ngài:

Bên trong con người Mị vẫn âm ỉ một sức sống mạnh mẽ. Cái địa ngục trần gian ở nhá thống lý đã giết dần giết mòn phần người trong Mị, đã giam cầm tuổi thanh xuân của Mị, suốt bao năm qua qua chỉ bị vùi sâu chứ không bao giờ tắt hẳn. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nó sẽ hồi sinh.
- Mùa xuân về trên vùng núi cao Tây Bắc:
+ Cõi lòng băng giá của Mị đã trở nên ấm dần theo từng tác động của nắng xuân, gió xuân
+ Tiếng trẻ con cười đùa.
+ Những chiếc váy hoa phơi xoè trên những mỏm đá.
+ Tiếng sáo gọi bạn tình của trai gái.
Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bổi hổi.Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
“Mày có con trai con gái rồi​
Mày đi làm ruộng​
Ta không có con trai, con gái​
Ta đi tìm người yêu”​
--> Tiếng hát là kết tinh của sự sống, là khát vọng hạnh phúc và tự do trong tâm hồn Mị.
==>Tất cả những nhân tố này đã tác động làm cho tâm hồn Mị trổi dậy một sức sống mãnh liệt.
- Diễn biến tâm trạng của Mị
+ “ Ngày tết Mị cũng uống rượu.Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say....” à Sự phản ứng, sự phá phách đv hoàn cảnh, uống rượu như nuốt uất nghẹn vào lòng.
-->Bị kích thích bởi men rượu, Mị đã vượt ra khỏi tâm trạng thờ ơ, nguội lạnh bấy lâu nay.
+ Mị sống lại với những hồi tưởng về quá khứ, về những kỉ niệm đẹp ngày trước:
§ “Ngày trước, mị thổi sáo giỏi....Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”
§ Lúc này, Mị cũng ý thức mình còn trẻ: “ Mị thấy.....trong lòng đột nhiên vui sưóng...Mị trẻ lắm.Mị vẫn còn trẻ.Mị muốn đi chơi.”

+ Sức sống đột nhiên bật dậy, phản ứng đầu tiên của Mị là ý nghĩ muốn đi tự tử: “ Nếu có nắm lá ngón trong tay thế này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chết không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra.”
-->Ý nghĩ về cái chết chứng tỏ Mị đã thức tỉnh, ý thức được cuộc sống hiện tại của mình.
+ Loạt hành động:
§ Trong khi đó, tiếng sáo gọi bạn tình vẫn lơ lửng bay ngoài đuờng rồi xâm nhập vào trong tâm hồn Mị: “ Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo”.--> Đánh thức nỗi khát khao tự do, khát khao hạnh phúc ở Mị
§ Mị xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng. à xoá tan bóng tối của cuộc đời Mị, muốn soi sáng quãng đường còn lại.
§ Mị quấn lại tóc, lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo, sửa soạn đi chơi tết.
-->Hành động như 1 ngưòi tự do, hành dộngtheo sự thôi thúc bên trong của khát vọng hạnh phcú, không còn quan tâm đến những ràng buộc khắt khe.
+ Giữa lúc lòng ham sống của Mị trỗi dậy mạnh mẽ nhất thì nó bịu dập tắt một cách phũ phàng nhất.
§ A Sử bắt trói đứng Mị một cách bình thản và lạnh lùng:” A Sử bước lại nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu đuợc nữa”
§ Lúc đầu: Mị vẫn chưa biết mình bị trói vì tiếng sáo vẫn đưa Mị theo những cuộc chơi.
§ Sau khi: Mị “vùng bước đi”, những vòng dây trói cùng nỗi đau tê dại đã kéo Mị trở về thực tế. à Tiếng sáo biến mất, Mị thức tỉnh.
§ Chỉ còn tiếng chân ngựa đạp vào vách. à Nó nhắc Mị về cuôc sống hiện tại, về thân trâu, thân ngựa, về số kiếp của một nô lệ trong nhà thống lý.
+ Sau khi được cỏi trói hái lá thuốc cho A Sử, Mị lại trở về với vị trí của người đàn bà câm lặng- một con rùa nuôi trong xó cửa.

b).Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cuối cùng ở nhà thống lí Pá Tra:

Cuộc đời Mị không dừng ở sự câm lặng đó. Về sau, cuộc sống tiềm tàng của Mị đã dẫn đến một hành vi táo bạo hơn. Sự việc này có liên quan đến nvật A Phủ ( Tóm tắt, ngắn gọn cuộc đời A Phủ và quá trình Mị gặp A Phủ- Có thể có hoặc không).
- Lúc đầu AP bị trói, Mị vẫn” thản nhiên thổi lửa, hơ tay”. à Tâm hồn của Mị đã lạnh lẽo và tê dại. Lòng Mị đã chết, Mị không còn biết động lòng với nỗi khổ của người khác.
- Khi nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hõm má đã sạm đen lại “ của AP à Chính dòng nước mắt đau đớn, bất lực và tuyệt vọng của AP đã làm cho Mị xúc động, đưa Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.
- Mị nhớ lại:
§ Mị cũng từng bị trói như AP “ Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không biết đi đâu đựơc”.
§ Nhớ lại người đàn bà đã từng bị trói chết ở đây.
§ Mị độc thoại: “ Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi...người kia việc gì mà phải chết thế?”
§ Mị nhận thức được sự độc ác của nhà thống lý
->>Chính tình thương và ý thức căm thù đã biến Mị từ một con người cam chịu đã trở thành một người liều lĩnh, từ một người đàn bà nô lệ đã trở thành người đàn bà dũng cảm: cắt dây trói, cứu AP.
-->Hành động chỉ diễn ra trong một phút ngắn ngủi nhưng có ý nghĩa rất lớn. hành động đó không chỉ giúp Mị cứu AP mà còn cứu cả chính mình. Cắt đứt dây trói cho AP chính là cắt đứt sợi dây trói vô hình đã buộc chặt đời Mị với nhà thống lý Pá Tra suốt bao năm qua, tự giải thoát cho Mị khỏi 2 tầng xiềng xích:cường quyền & thần quyền
==>Hành động có ý nghĩa to lớn vì nó là sự hồi sinh, là biểu tượng của tinh thần phản kháng quyết liệt với kẻ ác.
- Khi AP “ quật sức vùng lên chạy” thì Mị vẫn đứng lặng trong buồng tối để suy nghĩ, rồi Mị chạy theo AP à Mị thấy thương bản thân mình và có ý thức được sự sống còn của mình: “ ở đây thì chết mất”
==>Đây là kết quả tất yếu của cuộc đời của những con ngưòi bị đè nén, bị áp bức, tì cách để thoát khỏi địa ngục trần gian đã giam cầm, đày đoạ họ. Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh.
-->Bằng tấm lòng người cao cả, TH đã để cho Mị và AP nương rụa vào nhau,che chở nhau khỏi cái ác, nhờ vậy họ đã có được cuộc sống hạnh phúc khi đến Phiền Sa.

III.Kết bài:

Với bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lý đặc sắc tinh tế, TH đã xây dựng thành công NV Mị. Cuộc đời đau khổ tủi nhục của Mị có ý nghĩa tiêu biểu cho kiếp sống khốn khổ của người dân miền núi duới ách thống trị của phong kiến và thực dân. Nhưng có áp bức thì ắt có đấu tranh, nv Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con nguời. Từ trong hoàn cảnh tăm tối, hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do. Qua việc miêu tả nv Mị và sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ như thế, TH đã làm nổi bật được giá trị nhân đạo sâu sắc tác phẩm và khẳng định chỉ có sự vùng dậy của bản thân, chỉ có những nguời có khát vọng sống mới có thể tìm thấy ánh sáng cho cuộc đời ở trong tương lai.


---Hoagio--

----------

Đề 2: Qua cuộc đời cua rhai nhân vật Mị và A Phủ, anh ( chị) hãy làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” , tác giả Tô Hoài.

Dàn bài đại cương:

I. Mở bài:
- Tô Hoài
- Tác phẩm: “ Vợ chồng A Phủ”
- Truyện kể về hai nhân vật Mị và AP, không cam chịu bị áp bức, đày đoạ, giam h.ãm trong cuộc sống tăm tối, đã vùng lên phản kháng đi tìm cuộc sống tự do. Thông qua số phận của hai NV chính này, GTHT và GTHĐ sâu sắc của tác phẩm đã được thể hiện rõ nét.
II. Thân bài:
1.Giá trị hiện thực: ( Tác phẩm phản ánh cái gì? Phơi bày thực trạng gì?)

a). Tác phẩm phản ánh cuộc sống bị áp bức, số phận của những người dân nghèo miền núi duới ách thống trị của bọn phong kiến thống lý.

- Phân tích nhân vật Mị với cuộc sống khổ nhục khi làm dâu gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra.
- Phân tích nhâ vật A Phủ từ một con người tự do trở thành nô lệ trong nhà thống lý rồi bị trói vào cột cho đến chết chỉ vì một lí do đơn giản ( để hổ ăn mất một con bò)

b). Phơi bày bộ mặt tàn bạo của bọn phong kiến miền núi thể hiện tập trung qua hành động của cha con thống lí Pá Tra.

- Chính sách cho vay nặng lãi.
- Bóc lột sức lao động của người làm, kẻ ở trong nhà.
- Dùng mê tín thần quyền để trói buộc Mị và AP vào nhà thống lí ( cúng trình ma)
- Dùng cường quyền đánh đập hành hạ những người dân nghèo ( Mị và Ap bị đánh, bị trói)
2. Giá trị nhân đạo:( Nhà văn thông cảm, xót thương cho ai? Tố cáo những thế lực nào chà đạp lên quyền sống con người? Nhà văn trân trọngâphts hiện và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp nào của người lao động?)

a) Niềm xót xa, thương cảm của nhà văn truớc cuộc sống tăm tối, khổ nhục của Mị và AP cũng như của những người dân nghèo của miền núi.
b) Tố cáo lên án những tội ác của cha con thống lí Pá Tra đã chà đạp lên quyền sống của con người ( Mị và AP)
c) Trân trọng, phát hiện và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp ở những con người bị chà đạp, bị vùi dập, đặc biệt là ca ngợi sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ, khát vọng hạnh phúc và tự do của Mị. Nhà văn tin tưởng vào sức mạnh quật khởi,ý thức tự vùng đạy của người miền núi, để từ đó mở ra cho họ một lối đi và cách mạng sẽ giúp họ đổi đời.

III. Kết bài:
(Lười đánh máy quá đi mất..=))):KSV@05::KSV@05:

--Hoagio--
 
VỢ NHẶT
( 1962)
-- Kim Lân--
Đề 1: Nói về cảm hứng thế sáng tạo khi viết truyện “ Vợ nhặt” nhà văn Kim Lân có nhận xét: “ Những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống”. Hãy phân tích truyện “ Vợ nhặt” để làm sáng tỏ nhận xét này.

I. Mở bài:

Kim Lân là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn xuất sắc trong nền văn học VN hiện đại. Những sáng tác của ông đều kể rất thực, rất sinh động về miền quê nông thôn và cuộc sống của những người nông dân. “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc nhất của KL in trong tập “ Con chó xấu xí”( 1962). Tiền thân của truyện này là tiểu thuyết “ Xóm ngụ cư” được viết ngay sau cách mạng tháng 8 nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954) ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. Nói về cảm hứng sáng tạo khi viết truyện “ VN”, chính tác giả đã có nhận xét: “ Những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống”. Có lẽ đây là một trong những lí do khiến cho tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, gây cấn, gây nên tiếng vang lớn từ khi mới ra đời.
II. Thân bài:

1.Các nhân vật trong truyện đang sống trong cảnh ngộ bi đát, cận kề cái chết.

Bối cảnh truyện: nạn đói năm Ất Dậu (1945)- một nạn đói khủng khiếp cướp đi 1/10 dân số VN.
Bối cảnh xóm ngụ cư:
- Không gian: ánh sáng mù mờ, chập choạng của buổi chiều tà chạng vạng.
- Không khí: vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
- Hình ảnh con ngưòi:
Người sống: xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ.
Người chết: ngưòi chết như ngã rạ...ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường.
==>Đặt câu văn miêu tả người chết bên cạnh người sống để gây ấn tượng rủng rợn về một cuộc sống mấp mé bên bờ cái chết, về cõi duơng lỡn vỡn hơi hướm của cõi âm.
- Âm thanh: tiếng gào lên từng hồi thê thiết.
==>Cảnh ngộ bi đát mà các nhân vật trong truyện đang phải đối mặt.

2. Thế nhưng lạ thay trong cảnh ngộ tăm tối, đói khát đói và chết chóc ấy những con người ở các lứa tuổi tâm lí hoàn cảnh khác nhau vẫn không nghĩ đến cái chết mà nói đến sự sống.

a) Trước hết đó là những người dân xóm ngụ cư:

- Đang sống âm thầm trong bóng tối của nạn đói.
- Bỗng “ xôn xao, rạng rỡ hẳn lên” trong khoảnh khắc buổi chiều tàn khi Tràng dẫn người vợ nhăt đi qua xóm.
- Trẻ con gào lên “ chông vợ hài”
- Người lớn: thì thầm bàn tán, có người tỏ ra ái ngại, có người bỗng “ cười lên rung rúc”
==>Mỗi ngươig biểu hiện khác nhau nhưng tất cả đều thay đổi trước sự kiện anh Tràng có vợ” có cài gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy cả họ.

b). Nhân vật Tràng:

- Nhân hậu, thương người:
Miếng ăn lúc bấy giờ là cả mạng sống của con người. Thế nhưng, 1 người kéo xe bò thuê,có cuộc sống bấp bênh như Tràng lại dám bỏ tiền ra đãi thị 4 bát bánh đúc.
- Khát vọng hạnh phúc, khát vọng về hạnh phúc gia đình:
§ Khi tràng đùa: “ Nói đàu chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, nhưng người đàn bà ấy đã về thật. Tràng có chút phân vân do dự, lo lắng: “ thóc gạo này đến thân mình chẳng biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng.
§ Sau giây phút suy nghĩ, Tràng quyết định chọn: “ Chậc, kệ!”, rồi đưa người đàn bà xa lạ về nhà.
==>Đúng là trong cơn đói khát, họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống- sự sống đúng nghĩa của một con người ( đời sống tinh thần) không chỉ đơn thuần là miếng cơm manh áo ( đời sống vật chất)
- Nâng niu, trân trọng hạnh phúc của chính mình, chuẩn bị chu đáo cuộc hôn nhân:
§ Mua cho vợ một cái thúngcon đựng vài thứ lặt vặt
§ Cùng ăn một bữa cơm
§ Mua hai dầu hào để thắp, bởi anh nghĩ: Vợ mới, vợ miết cũng phải cho sáng sủa một một tí chứ”
- Cảm thấy nên người, cố gắng vun đắp hạnh phúc cho tương lai:
Buổi sáng sau đêm tân hôn, Tràng cảm thấy vui sướng, phấn chấn cảm động truớc cảnh nàh cửa được quét tước sạch sẽ. à Cảm thấy mình nên người, thương yêu gắn bó với ngôi nhà của mình hơn. Ngôi nàh là nơi che mưa che nắng, là tổ ấm, là nơi anh cùng vợ sinh con đẻ cái và cùng nhau vun đắp hạnh phúc cho cuộc sống tương lai.

c) Vợ Tràng:

Người vợ:
- Hoàn cảnh: không tên, không tuổi, không gia đình, không nơi nương tựa, đói khát cùng đường tới mức liều lĩnh
- Ngoại hình: cái ngực gầy lép, người gầy sọp, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt, quần áo tả tơi như tổ đĩa. à Điển hình cho những người đói.
- Cách cư xử: mở miệng thì “ bỏ bố”, “ sợ gì” à Không hiền thục
- Hành động: “ sưng sỉa”, “cong cớn”
Quên cả ý tứ, sĩ diện của một người con gái: “... thị ngồi sà xuống...cắm đầu ...ăn một chặp 4 bát bánh đúc liền....” chẳng chuyện trò gì.
==>Cái đói gay gắt đã ném thị vào cái đời sống vất vưởng, biến thị thành người đàn bà chao chát, chanh chua...
Không chỉ làm biến dạng hình hài, tính cách con người, nạn đói khủng khiếp như một cơn lũ cuốn phăng đi biết bao sinh mệnh. Với bản năng ham sống, thì đã làm tất cả những gì cso thể để thoát khỏi cái chết đang đe doạ từng giờ, từng phút: Thị chấp nhận theo không về làm vợ Tràng để có được miếng ăn, để tồn tại trong những ngày đói
Bản tính thật của thị khi về nhà Tràng:
- Khi theo tràng về nhà: thị cũng có cái vẻ “ thẹn thùng”, “ ngượng nghịu”, “e thẹn” và về nhà chỉ dám “ ngồi mớm bên mép gi.ường”
==>Sự lo lắng, sợ sệt, ý tứ của một người con gái lần đầu tiên về nhà chồng.
- Khi được bà cụ tứ chấp nhận, thị sống đúng với bổn phận của một ngưòi vợ hiền dâu thảo ( thị thu dọn quét tước nhà cửa sạch sẽ, chuẩn bị bữa ăn gia đình).
- Tràng nhận xét: “ Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực.
==>Những cái chao chát, chỏng lỏn chỉ là những thứ du nhập từ bên ngoài như 1 vũ khí tự vệ, để đối phó với hoàn cảnh sống mà thôi. Bản tính tốt đẹp của thị nhờ cuộc hôn nhân này mới được hồi sinh
==>Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà này.
Câu chuyện của Tràng và thị bắt đầu bằng một câu chuyện đùa nhưng kết thúc lại là một vấn đền hết sức nghiêm túc, đó là niềm khao khát được sống, khao khát có được mái ấm gia đình và tất cả những gi vợ Tràng đã làm sau khi lấy chồng là giữ gìn, bảo vệ, vun vén mái ấm, hạnh phúc đó.

d) Bà cụ Tứ:

Luôn hướng tới sự sống tốt đẹp- sự gắn liền với hạnh phúc của con cái
- Xót thương và lo lắng khi Tràng có vợ: “ Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”
- Bà chẳng quan tâm gì, chỉ quan tâm đến hạnh phúc của con cái mình.
- Thông cảm trước hoàn cảnh của người con dâu: “ ngưòi ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đứa con mình,mà con mình mới có vợ được.
- Am ủi động viên con, nhen nhóm trong con một niềm tin hướng vào tuơng lai cuộc sống ( Liên hệ câu: Ai giàu ba họ, ai khó ba đời).
- Bà nhẹ nhõm tươi tỉnh, “ cái mặt bủn beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên.
- Hành động: dẫy những búi cỏ dại, thu dọn quét tước nhà cửa cùng con dâu. à hành dộng không có ý nghĩa về kinh tế, nhưng nó nói lên thái độ sống: không muốn sống tạm bợ mà muốn sống đàng hoàng lâu dài.
- Bà bày cho con cái cách làm ăn, vẽ ra một viễn cảnh đẹp về một cuộc sống khấm khá ở tương lai.
==>Bà là một người mẹ nhân hậu,yêu thương con cái, luôn nghĩ đến sự sống của con mình và tìm thấy ý nghĩa đời mình trong hạnh phúc của con.

e) Hình ảnh những người đói đi phá kho thóc Nhật:

-Đây là những nhân vật phụ hiện ra trong tác phẩm nhưng lại là nhân vật chính trong lịch sử. Cùng với hình ảnh này còn có lá cờ bay phấp phới.
- Tạo nên niềm tin, niềm hi vọng cho một tương lai sáng sủa, tốt đẹp hơn, vượt qua nạn đói khủng khiếp này.

IV. Kết bài:

Tổng kết tác phẩm

--Hoagio--
 
Đề: Hình tượng sóng - vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu ( đề thi ĐH năm 2006, câu 2)
Bài viết đạt điểm 10 vào ĐHSP Đà Nẵng của Hoàng Thuỳ Nhi:
Bài viết

Sóng đc in trong tập Hoa dọc chiến hào, xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu. Hãy đến với bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu, đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng đc vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dồn dập, chìm nỏi, miên mam như hơi thở chạy suốt cả bài.

Sắc điệu trữ tình của bài thơ đc gợi lên từ hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tinhg xôn xao trong lòng người con gái đang yêu khi đứng trước biển ngắm nhìn những con sóng vô hồn, bất tận. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, đó là sự hoá thân của cái tôi trữ tình của nữ sĩ. Sóng đã khơi gợi một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, sôi nổi. Thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay để diễn tả tâm trạng của người con gái.

Thật tự nhiên và thơ mộng, con sóng nhớ bờ nên ngày đêm vỗ sóng, sóng thao thức với thời gian và đại dương. Cũng giống như bến đợi thuyền, thuyền nhớ bến, lúc nào lòng người con gái cũng bồi hồi nhớ thương
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
''Còn thức'' tức là lúc nào cũng nhìn thấy rõ hình bóng anh, ánh mắt anh... Một tình yêu cuồng nhiệt, say mê. Con sóng khao khát đc đến bờ để đc vỗ về, ve vuốt:
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
( Xuân Diệu)
Cũng như em muốn đc gần bên anh, đc hoà nhịp vào trong tình yêu với anh. Tình yêu của người con gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Sóng xa vời, cách trở vẫn tìm tới bờ, cũng như em và anh sẽ vượt quộtmị khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng nhỏ
Con nào cũng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Người con đã bày tỏ lòng mình một cách chân thành, say đắm, thắm thiết. Chân thật và thuỷ chung là đặc tính của tình yêu : Dẫu xuôi về phương bắc...
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh- một phương
Sóng đã bày tỏ nỗi lòng của người con gái, khát vọng đc sống hết mình trong một tình yêu đẹp, sắt son, thuỷ chung. Người ta nói xuôi vào nam, ngược ra Bắc; nhưng đây, trong nỗi nhớ chất đầy nhà thơ lại dùng ngược lại. Từ đó nhà thơ đã nói đến nỗi nhớ bất chấp vạn vật, khoảng cách, tình yêu là sự gặp gỡ giưũa hai tâm hồn ko có giới hạn.

Cuối cùng sóng đã nói hộ nhà thơ nỗi khát vọng đc sống trọn vẹn trong tình yêu. Tình yêu lứa đôi đẹp đẽ, nồng nàn như trăm ngàn con sóng nhỏ giữa đại dương mênh mông, muốn đc hoà nhịp vào biển lớn của tình yêu cộng đồng:
Làm sao đc tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Cả bài thơ, nếu kể đến nhan đề, thì tác giả đã mười một lần nhắc đến từ ''sóng''. Sóng vỗ như tâm tình xôn xao. Sóng cho ta nhiều ấn tượng về âm điệu của sóng, cũng như giọng điệu tâm tình, nhịp điệu của bài thơ. Thơ hồn nhiên, liền mạch về cảm xúc, trong sáng trong cách diễn đạt. Sóng vỗ trên đại dương mênh mông cũng chính là sóng vỗ trong lòng người con gái.

Từ hình tượng ''sóng'', Xuân Quỳnh cho ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Với tình yêu chân thành, thắm thiết, người phụ nữ muốn sống hết mình, sống trọn vẹn trong tình yêu đẹp. Yêu là nhớ ngày mong đêm, khát khao đc bày tỏ. Họ đã yêu nhau thật nồng nàn, say đắm, thuỷ chung.

Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận '' xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'', khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những cuộc chia li màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào hoàn cảnh ấy ta mới thấy rõ nỗi khát khaocủa người con gái trong tình yêu:
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm ko ngủ đc

Đọc bài thơ ''Sóng''ta càng ngưỡng mộ hơn những người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu đôi lứa, bà đã làm phong phú cho nền thơ ca nước nhà












 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
+ Lúc đầu: Mị thà chết ( bằng nắm lá ngón), còn hơn sống nhục, không muốn bố gả cho nhà giàu


cái này cô bảo là Mị ko ham giàu sng phú quý,yêu cuộc sống tự do
 
+ Lúc đầu: Mị thà chết ( bằng nắm lá ngón), còn hơn sống nhục, không muốn bố gả cho nhà giàu


cái này cô bảo là Mị ko ham giàu sng phú quý,yêu cuộc sống tự do
Hai ý đều đúng, do cách diễn đạt thôi. Cô tui thì nói vậy nè!:KSV@04:
Tổng kết hai ý --> hoàn chỉnh:KSV@05:
 
hành động giải thoát cho aphủ cũng chính là tự giải thoát cho Mị khỏi 2 tầng xiềng xích:
cường quyền & thần quyền
 
  1. phân tích GTHT & GTNĐ của ''vợ chồng A Phủ
    1.GTHT

    --khái niệm:GTHT là 1 trong những gt cơ bản của tpvh chân chính.Nó đc làm nên bởi sự

    phản ánh trung thực khách quan cuộc sống con người, xã hội và mang tính khái quát.
    --Biểu hiện :bộ mặt tội ác của những thế lực trà đạp lên con người:bọn chúa đất miền núi
    (bố con thống lí Pá Tra).
    +)Trước hết là hình thức cho vay nặng lãi để cột chặt người lao động vào cuộc đời nô lệ.
    *Cha mẹ Mị vì ko có tiền cưới nhau .....=>Mị trở thành con dâu gạt nợ
    *không chỉ cha mẹ Mị, chính A Phủ cũng chỉ vì ko có bạc trắng để phạt vạ nên đã trở thành
    người ở trừ nợ cho nhà thống lí PT vs lời nguyền:''Đời mày, đời........tao mới thôi''.
    +)Chúng còn hành hạ những người dân lương thiện một cách vô cớ.
    *Mị bị trói cả đêm trong đêm tình mùa xuân
    *người đàn bà bị trói đến chết(kí ức của Mị)
    *A Phủ bị tra tấn trong đêm đánh con trai thống lí+bị trói đứng nhiều ngày lạnh giá ngoài
    trời vì làm mất bò.
    *...
    =>có thể nói trong tay thống lí PT tính mạng con người thật rẻ mạt
    --Hình ảnh những người lao động bị áp bức.
    * Mị : ~Trước khi ở nhà thống lí PT(# hoagio đã phân tích )

    ~Sau khi ở nhà thống lí PT(# hoagio đã phân tích )
    *A Phủ:
    ~lai lịch: - lúc nhỏ mồ côi
    - lớn lên là chàng trai khoẻ mạnh,giỏi săn bắt..........
    - là niềm ao ước của biết bao cô gái
    - nghèo ,ko có ==vợ
    ~bi kịch: - để bảo vệ cuộc vui=> đánh con thống lí.Ko có tiền phạt vạ nên trở thành người
    ở ko công cho nhà thống lí.
    - tuy cam chịu ,chăm chỉ làm việc nhưng do làm mất bò nên bị trói đứng chờ chết
    =>cũng như Mị cuộc sống khổ sai ấy đã khiến A Phủ bị tê liệt về tâm hồn mất hết ý niệm
    về sự sống.
    =>Qua số phận của Mị & A Phủ ,Tô Hoài đã khám phá sâu sắc cuộc sống đau khổ của
    người dân miền núi trước CM.

    --Phản ánh sự vùng lên đấu tranh của những người lđ bị áp bức
    +hành động phản kháng của Mị &A Phủ-tự trốn khỏi Hồng Ngài.(pt # hoagio)


    ===>>>Vs truyện ngắn ''v/c A Phủ'' Tô Hoài đã p/a đc hiện thực của chế độ pk miền núi
    và sự vùng lên của những người lđ,đó là qtrình đến vs CM của người dân miền núi.

 
2.GTNĐ
--K/n: GTNĐ là 1 trong những gt cơ bản của tác phẩm văn học chân chính;là tình cảm , thái độ của tác
giả dựa trên những nguyên tắc về đạo lí làm người mang tính chuẩn mực & tiến bộ của thời đại; đc thể
hiện qua cái nhìn về cuộc sống và con người từ bối cảnh cụ thể của tác phẩm.
--Biểu hiện:
+Tiếng nói đồng cảm của tác giả trước cuộc sống của người lao độnh miền núi .
*Mị là cô gái trẻ trung xinh đẹp................số phận bất hạnh.......(pt # hoagio)
=>từ 1 thiếu nữ hồn nhiên giàu sức sống bỗng trở thành 1 công cụ biết nói mà ko dám nói.
*A Phủ từ 1 chàng trai khoẻ mạnh ,người con của núi rừng trở thành nô lệ rồi bị trói đứng chờ chết.
=> con vật hoá ,nô lệ hoá người lao động một cách tàn bạo.
-tuy nhiên gt cơ bản của truyện làở sự khăng định đề cao sức sống tiềm tàng, sức mạnh vùng lên giải
phóng của những người lđ miền núi bị áp bức.
.)Sức sống tiềm tàng của Mị(pt # hoagio)
.)sức sống tiềm tàng của A Phủ: ,khi cả làng bị dịch
,khi bị bán=>trốn
,khi bị thống lí PT xử tội,đánh đập A Phủ im lặng vẫn thịt lợn hầu làng
=>qua số phận của Mị & A Phủ , nhà văn đã tố cáo tội ác của giai cấp thống trị miền núi qua 2 nhân vật bố
con thống lí PT.Họ ko chỉ tước đoạt quyền sống mà còn muốn cướp đi ,huỷ hoại cả sức sống con người.
=>Sức sống tiềm tàng của Mị & A Phủ đã tăng lên thành sức mạnh vùng lên giải phóng.Mị đã cắt dây
trói
giải thoát cho aphủ cũng chính là tự giải thoát cho Mị khỏi 2 tầng xiềng xích:
cường quyền & thần quyền

--Hướng giải pháp xã hội:
.)con đường từ Hồng Ngài đến Phiềng Sa ,Mị đã trốn theo A Phủ & trở thành chủ nhân cuộc đời mới.
(bước ngoặt qtrọng trong đời Mị)
.)kđịnh tính ưu việt của CM:chỉ có CM mới cho họ cuộc sống hạnh phúc.

/// kết bài
bà con tự xử đi nhá!


----------

mọi người đọc rồi bổ xung giùm nhá
 
sao cái nào mở bài cũng sáo mòn(em nói thiệt đừng buồn!) nhưng cái nào cũng tác giả tác phẩm nghe sáo mòn quá!
 
sao cái nào mở bài cũng sáo mòn(em nói thiệt đừng buồn!) nhưng cái nào cũng tác giả tác phẩm nghe sáo mòn quá!
Mỗi người có cách mở bài riêng. :KSV@04:
Diễn đạt hay nhưng phải đủ ý, phải bắt buộc có tác giả, tác phẩm, và nội dung vấn đề đưa ra. Nếu em làm mở bài hay, nhưng thiếu thì vẫn mất điểm như thường. Với lại, thi ĐH với tốt nghiệp, mở bài đừng dành cho nó quá nhiều thời gian. Thi ĐH , mở bài chấm ý đó em. ( Lời cô giáo chị nói, cô giáo dạy văn chị là GV chấm thi )
 
oh! vậy mấy lần em bị trừ vì mở kiểu này! giờ anti luôn!
 
phân tích nhân vật A Phủ ''v/c A Phủ'' để làm sáng tỏ
con đường trở thành nô lệ cho nhà giàu là con đường
tất yếu của người lao động miền núi lúc bấy giờ.


----------

:KSV@06:bà con sô lô đê
 
×
Quay lại
Top