'Cười ra nước mắt' với những nỗi sợ 'chuyên ngành' của sinh viên

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Để có thể theo đuổi chuyên ngành mà mình mơ ước, nhiều sinh viên đã phải nỗ lực khắc phục điểm yếu của mình.
Sinh viên trường Y… sợ máu

Nghe thì có vẻ hơi lạ đời, nhưng điều này hoàn toàn có thực đối với Thanh Loan (ĐH Y Thái Bình). Ngay từ ngày còn nhỏ, Loan đã rất sợ máu, sợ đau. Chỉ cần đứt tay một chút xíu là bạn đã run rồi. “Vậy tại sao lại chọn trường Y với môi trường thường xuyên tiếp xúc với máu, thuốc thang như vậy?”. Loan gượng gạo: “Vì bố mẹ mình muốn trong nhà có người làm nghề bác sỹ, sau này sẽ chăm sóc gia đình tốt hơn. Mình phải dần dần làm quen với… máu, từ những đợt tình nguyện hiến máu nhân đạo, rồi đi xuống cơ sở thực hành cũng thấy khá hơn nhiều rồi”.

634180-ec723413-049d-4d58-99e6-ca689b63f60e.jpg

Một trong những giờ thực hành "nhẹ nhàng" của sinh viên Y với hình nộm (Ảnh minh họa)

Nếu tận mắt chứng kiến lịch học trong suốt 5 năm của sinh viên Y, có lẽ nhiều bạn sẽ thấy “choáng”. Ngoài những lý thuyết cơ sở, chuyên ngành, 2/3 chương trình sinh viên phải thực hành tại các cơ sở y tế, bệnh viện… để làm quen và bắt tay làm trực tiếp. Bởi lẽ đặc thù của ngành học liên quan đến sức khỏe con người, lơ là một chút là bạn đã mắc sai lầm. Những cảnh tượng máu me, thuốc thang, tiêm chọc, ốm đau, thậm chí tiếp xúc thường xuyên với xác chết trong giải phẫu là "chuyện thường ngày ở huyện".

Đó chính là lý do vì sao các sinh viên theo ngành Y cần phải có một bản lĩnh vững vàng. Đã có nhiều giai thoại sinh viên Y ngất ngay tại chỗ khi nhìn thấy xác chết được vớt ra từ bể ngâm phoóc-môn. Cho nên trước khi nộp hồ sơ dự tuyển, bạn cần nghiêm túc với hướng đi của mình, phải thực sự đam mê với ngành học, vượt qua mọi thử thách để theo đến cùng.

Giáo viên tương lai... ngại học sinh

Có vô vàn lý do giải thích cho tâm lý này của các sinh viên ngành sư phạm khi xuống các trường thực tập. Đa phần các bạn rất ngại khi phải đối mặt với những học sinh cá biệt, bởi không phải tiếng nói nào của các thầy cô cũng đều có “trọng lượng” với những thành phần học sinh này. Tuy nhiên, có tình trạng cá biệt thì các bạn mới có thể phối hợp với giáo viên chủ nhiệm chính để tìm hiểu về hoàn cảnh, tâm lý, đưa ra giải pháp định hướng dần cho từng học sinh. Ngoài ra, một nỗi ám ảnh khá lớn của các thầy cô tương lai khi đứng trên bục giảng đó là bị học sinh… săm soi.

Mạc Ngoan (ĐH Sư phạm Hà Nội) chia sẻ: “Mình vốn rất thấp, nên thường xuyên phải đi giày cao tới tận 9, 10 phân thì mới có thể viết bảng được, nhưng cũng chỉ viết lưng chừng bảng thôi. Hôm nọ xuống trường thực hành, mấy học sinh cuối lớp yêu cầu cô viết cao lên tý, vì ở dưới viết thấp, học sinh khó nhìn. Mình xuống dưới xem thử thì đúng như vậy nên đành cố chút lên cao. Ai dè bị lệch giầy, ngã trẹo chân. Vừa đau lại xấu hổ. Từ lần đó bị học sinh trêu đến ngượng chín mặt”.

634180-ec6a3584-97d5-44d5-8701-bf64c878c78c.jpg

Đa phần các giáo sinh đều rất "hãi" học sinh cá biệt (Ảnh minh họa)

Còn Hoàng Thành (cùng lớp với Mạc Ngoan) tâm sự: “Nghề giáo cũng khổ lắm chứ. Ghét nhất là học sinh soi và so sánh cô này xấu hơn cô kia, thầy này đen hơn thầy kia nên không thích học. Mà ngược đời, thầy cô xinh xắn quá học sinh cũng chỉ ngồi chống cằm… ngắm và bình luận về đôi mắt, cái miệng, cái áo của cô. Tớ đi dự giảng ở lớp nọ, trên bục giảng cô say sưa, học sinh cũng hăng hái. Trong giờ có 10 phút cho học sinh thảo luận, thì có nhóm ngồi bàn tán về hình thức của cô giáo sao mà béo vậy, mà đưa ra phương pháp giảm cân cho cô. Hết cách với học trò”.

Để hạn chế tình trạng này, chỉ cần bạn tự tin và biết cách khắc phục nhược điểm của bản thân mình thì học sinh sẽ bớt xì xào hơn. Ví dụ như trường hợp của Mạc Ngoan, khi chiều cao không cho phép, bạn có thể viết lưng chừng bảng, viết chữ to hơn chút để học sinh bàn cuối cũng có thể nhìn được. Không nên cố với bảng, bởi khi đó có thể quần áo hớ hênh lại thành chủ đề bàn tán của lớp. Ngoài ra khi đứng lớp, các bạn giáo sinh cần lựa chọn quần áo cho phù hợp, không quá ngắn, quá xuề xòa hay quá chỉn chu, diêm dúa khiến học sinh bị phân tán, và bạn cũng thấy bất tiện hơn.

Là công an nhưng... sợ ma lắm!

Ma qủy - thế lực siêu hình - cũng là nỗi sợ hãi của khá nhiều người. Mặc dù đa phần đều là do con người "vẽ" ra, thêm thắt những chuyện hư cấu, nhưng hầu hết các bạn gái đều sợ, kể cả con gái ngành công an.

Theo học chuyên ngành An ninh Điều tra năm 1 của Học viện An ninh Nhân dân, Thảo Mai biết chắc chắn sau này sẽ phải điều tra trực tiếp các vụ án, và không tránh khỏi những vụ án liên quan đến... cái chết. “Nghĩ đến thôi cũng đủ rùng mình. Mình có anh bạn khóa trên kể lại, thời gian anh ấy thực tập ở một tỉnh vùng núi, theo một vụ án chết người bên sườn núi. Lúc nhận được tin thì cũng là 6h chiều nên cả đêm cả đội ở lại trên núi tìm những dấu vết, và anh ấy được giao một nhiệm vụ hết sức quan trọng - ngồi canh cái xác! Anh đã sợ đến độ... muỗi đốt không dám đập, rồi tưởng tượng đủ điều ma mị xung quanh”.

634180-88fc47de-d08a-4b12-81fa-16f5aa0a3705.jpg

Không ít nữ sinh công an sợ ma (Ảnh minh họa)

Để rèn luyện thêm dũng khí, hàng ngày khi rảnh, Trang thường đọc truyện hay xem phim kinh dị. Mới đầu cô bạn cũng sợ hãi hét lên khi nhìn thấy những hình ảnh rùng rợn, dần thì quen và hiện nay thì cứ “vô tư đi”. Tuy nhiên, không phải một sớm một chiều mà bạn đã có thể vững vàng như vậy được đâu. “Luôn tâm niệm trong đầu, đó chỉ là những điều vớ vẩn mà thôi. Ma luôn sợ người mà”- Trang cười lớn.

Theo Tiin
 
×
Quay lại
Top