Con người có thể phát sáng như đom đóm: Sự thật 100%

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Các nhà khoa học đã chỉ ra, cơ thể con người phát ra ánh sáng như loài đom đóm... Cơ thể tỏa sáng hay phát quang sinh học là hiện tượng đặc biệt của các sinh vật trong tự nhiên. Trong đó, các sinh vật này tự phát ra ánh sáng từ chính cơ thể sống của mình. Hiện tượng này gặp nhiều ở sinh vật sống nơi biển sâu, một số côn trùng, vi khuẩn, nấm… mà đại diện rõ nhất là loài đom đóm.
859113-nguoidomdom1.jpg



Loài côn trùng có cánh này có một hệ thống emzyme đặc biệt giúp chúng tạo ra các phản ứng oxy hóa phức tạp để tỏa hào quang. Và một điều thú vị, các nhà khoa học mới đây đã chứng minh được rằng, con người hoàn toàn có thể làm được như loài đom đóm.


Từ một giả thuyết…



Các nhà khoa học cho rằng, hầu như tất cả sinh vật sống đều có thể phát ra một luồng ánh sáng cực kỳ yếu ớt. Đây là kết quả của các phản ứng sinh hóa.
Theo một số lý thuyết, ở bất cứ sinh vật nào, hiệu ứng phát quang sinh học đều được tạo ra bởi các phân tử bị kích thích, sản sinh photon trong quá trình giải phóng năng lượng.


859113-nguoidomdom2.jpg




Trước đây, do điều kiện kỹ thuật còn hạn chế nên các nhà khoa học chưa thể kiểm tra được giả thuyết liên quan đến sự phát xạ có thể tồn tại ở con người. Nhưng vừa qua, các nhà nghiên cứu tại ĐH Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) đã giải quyết vấn đề này bằng cách phát triển một loại máy ảnh có độ nhạy cao, nắm bắt được ánh sáng và mức độ của từng photon.
... đến các thí nghiệm đặc biệt



Các nhà khoa học đã chọn 5 đối tượng tình nguyện thích hợp, đó là những thanh niên khoảng 20 tuổi, không có bệnh ngoài da. Tất cả những người được lựa chọn đều phải đi ngủ vào khoảng 23h30' và thức dậy lúc 6h15'.


859113-nguoidomdom3.jpg



Trong quá trình thí nghiệm kéo dài 3 ngày, các tình nguyện viên bị quản lý trong điều kiện khá khắc nghiệt. Các bữa ăn diễn ra theo đúng lịch trình vào lúc 12h30' và 18h30'.
Ban ngày, các tình nguyện viên ở trong căn phòng với ánh sáng 400 lux (đơn vị đo độ rọi trong hệ đo lường quốc tế, tương đương ánh sáng lúc bình minh hay hoàng hôn vào một ngày đẹp trời).
Quá trình khảo sát photon được thực hiện từ 10h - 22h, cứ 3h/lần, các tình nguyện viên phải cởi trần rồi cọ xát cơ thể với nước ấm và được đưa vào một căn phòng tối hoàn toàn. Ở đó, họ ngồi vào một chiếc ghế dài thoải mái và ở yên tĩnh 15' để thích nghi với bóng tối tuyệt đối trong phòng.
Trong khoảng thời gian đó, các nhà khoa học đã sử dụng camera hồng ngoại chụp để xác định đồ thị nhiệt độ bề mặt cơ thể họ.


859113-nguoidomdom4.jpg



Trong suốt thời gian này trong phòng chỉ vang lên những giai điệu du dương. Tuy nhiên, các tình nguyện viên tham gia thí nghiệm không được phép ngủ. Sau đó, họ lại được xác định đồ thị nhiệt độ bề mặt của cơ thể thêm một lần nữa. Ngoài ra, mỗi lần các tình nguyện viên vào phòng tối, họ đều được xét nghiệm nước bọt để các nhà khoa học đo mức độ hormone cortisol.


Đây là loại hợp chất hữu cơ tự nhiên được tổng hợp bởi các tuyến nội tiết trong cơ thể, được sản sinh từ tuyến thượng thận. Loại hormone này được đánh giá là vô cùng quan trọng và thường được xem là “hormone căng thẳng”. Nó làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và quản lý nhịp điệu sinh hoạt, đồng giờ sinh học của con người.


Kết quả đáng kinh ngạc


Sau quá trình xử lý dữ liệu, các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc. Trên gương mặt của tình nguyện viên thật sự phát sáng, đặc biệt là khu vực miệng và má phát quang nhiều hơn so với các chỗ khác.
Các nhà nghiên cứu Nhật lập ra các biểu đồ phát quang và thấy rằng, vào buổi sáng, sự phát quang này là yếu nhất, đến trưa thì nó mạnh lên và đạt đến đỉnh điểm lúc 16h. Theo ông Hitoshi Okamura - người tham gia nghiên cứu chia sẻ, những dữ liệu này cho thấy sự tồn tại của cái gọi là nhịp điệu phát xạ trong ngày.


859113-nguoidomdom.jpg

Các nhà khoa học Nhật đã kiểm tra các số liệu và ghi nhận một điều bất ngờ lớn khi phát hiện ra, mức độ hormone cortisol vào buổi sáng luôn cao hơn rất nhiều so với lúc buổi chiều tối.
Điều này cho thấy rằng, cường độ của ánh sáng phát ra từ con người trực tiếp liên quan đến nhịp điệu sinh học và có thể điều chỉnh bởi các kích thích tố tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng.
859113-nguoidomdom5.jpg

Theo một số nguồn tin, hiện nay một nghiên cứu tương tự đang được các nhà khoa học Nga tiến hành. Họ cho rằng, con người mới sinh ra đã có khả năng phát quang, kéo dài hết cả cuộc đời. Dường như càng lớn tuổi, cường độ phát quang của con người càng bị suy giảm. Người khỏe mạnh, khả năng phát quang tốt hơn so với người yếu, bệnh tật.
Từ đó, một giả thuyết được đưa ra cơ sở của sự phát quang của mỗi chúng ta là do sự tham gia của các hạt nhân phóng xạ tự nhiên có trong cơ thể. Và điều quan trọng, số lượng các hạt nhân phóng xạ tự nhiên này bị giảm dần theo tuổi tác và quá trình lão hóa trở nên ngày một mau lẹ hơn. Đây chính là ý nghĩa của những nghiên cứu này, chúng giúp tìm hiểu bí ẩn của quá trình lão hóa.

Theo nhiều lý giải, thứ ánh sáng các nhà khoa học Nhật vừa tìm ra chính là hào quang ẩn chứa thông tin về mỗi cá nhân. Khi giải mã ra chúng, ta có thể đoán được trạng thái, tâm lý, suy tư, quá khứ, tương lai của một người. Khi đó, chúng ta càng hiểu rõ hơn về bản chất thật của chính mình.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Plosone, Bioluminopedia, Polyvore, WIkipedia...
Nguồn :tinmoi.vn
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top