Con gái có được quyền thờ cúng cha mẹ?

co3la_lucky_leaf92

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
9/4/2011
Bài viết
955
Một trong những lý do “muôn thủa” để lý giải cho tâm lý khao khát con trai của các cư dân lúa nước, trong đó có Việt Nam, là việc nối dõi tông đường và thờ cúng cha mẹ. Thế nhưng, trong cuộc sống, không phải gia đình nào, dòng họ nào cũng vẹn toàn đủ nếp đủ tẻ để thực hiện nghĩa vụ trên.

images639342_t6.thocung.jpg



Thờ cúng tổ tiên là một nghi thức văn hóa rất quan trọng cho đời sống con người. Ảnh minh họa Tuoitre.vn


Nhiều ông bố bà mẹ sinh toàn con gái luôn ngậm ngùi nỗi đắng cay sau này không có ai thờ cúng. Nhiều người phụ nữ khát khao được thắp nén nhang cho cha mẹ mình mỗi ngày sóc, vọng nhưng vấp phải sự phản đối của nhà chồng... Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hãy cùng PLVN bàn luận vấn đề này.

Nhà ngoại là ở... ngoài sân


Chẳng hay ho gì khi đem chuyện nhà mình đi rêu rao thiên hạ. Nhưng tác giả bài viết này xin một lần vượt qua “tiếng xấu” đó để kể lại những gì mình đã trải qua, ngõ hầu góp một cái nhìn, một quan điểm về chủ đề “con gái có được quyền thờ cúng mẹ cha”.

Tôi lấy chồng được ít lâu thì bố đẻ tôi qua đời. Tôi không thể nào quên được cái đêm đau đớn đó. Khi cả nhà ngoại quây quần bên thi hài của bố thì tôi lại phải ôm con nhỏ ở nhà vì mới sinh. Nước mắt tôi đã chảy suốt đêm dài. Và, mẹ chồng tôi khi thấy con dâu khóc đã an ủi: “Nín đi, ông ngoại thôi mà, khóc gì cho nhiều!”.
:KSV@18::KSV@18::KSV@18:


Câu nói đó không những đã làm tôi đau đớn vô cùng mà còn “châm ngòi” cho những sự không hài lòng, vừa ý của nhà chồng sau này khi tôi đặt di ảnh của bố mình lên bàn thờ ở ngôi nhà riêng của hai vợ chồng, cho dù chồng tôi không có ý kiến gì. Thậm chí, anh còn giúp tôi đặt ảnh bố lên ban thờ, vì anh quan niệm không ai từ lỗ nẻ chui ra cả mà phải có cha có mẹ, bố mẹ bên nào cũng đáng kính trọng như nhau.

Rồi một ngày về chơi nhà nội, tôi thấy mẹ chồng mình đang thắp hương khấn vái trước một mâm cơm cúng bày biện ở ngoài sân. Tôi thắc mắc vì chưa đến rằm tháng 7 cúng chúng sinh, thì nhận được câu trả lời: “Mẹ cúng ông ngoại chồng mày đấy. Hôm nay giỗ ông, mẹ không về được nên làm cơm cúng vọng, nhưng chỉ cúng ngoài sân thôi vì nhà ngoại không được phép vào nhà”. Mọi nỗi đau đớn, ấm ức bấy lâu trong tôi đã được vỡ lẽ!

Ở góc độ lịch sử lập pháp, ở Việt Nam tuyệt đối không có việc đối xử phân biệt nam nữ

Ở góc độ lịch sử lập pháp, ở Việt Nam tuyệt đối không có việc đối xử phân biệt nam nữ. Bằng chứng là bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và Sắc lệnh 97 về sửa đổi một số quy lệ, chế định trong dân luật vốn được coi là văn bản pháp lý đầu tiên về hôn nhân gia đình của Nhà nước, đều đã đề cập tới việc xóa bỏ quyền gia trưởng, đàn bà bình đẳng với chồng về mặt hộ. Quan điểm này vẫn được duy trì cho tới ngày nay trong các VBQPPL sau này về hôn nhân gia đình, về dân sự. Theo đó, thì nam và nữ đều có quyền bình đẳng như nhau về mọi chuyện trong đó có cả vấn đề thờ phụng cha mẹ. Nhưng trong một xã hội, bao giờ cũng có hai công cụ điều tiết đó là pháp luật và luật tục, tập quán. Tập quán người Việt vẫn nhận thức sâu nặng rằng người phụ nữ phải “phu xướng phụ tùy” nên không có chuyện được thờ phụng cha mẹ mình. Từ tập quán này mà nhiều cặp vợ chồng đã cố đẻ bằng được con trai để sau này có người thờ cúng. Theo tôi, quan niệm này không thể thay đổi trong ngày một ngày hai được mà phải có thời gian. Có điều, chúng ta cần nhớ duy trì truyền thống là điều tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu đó là những tập quán tốt đẹp và tiến bộ.

Ông Nguyễn Văn Cừ

(Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luật Dân sự, ĐH Luật Hà Nội)


Ước mơ riêng tư nhưng mang tầm chiến lược


Còn nhớ, ngày bước lên bục nhận giải nhì trong cuộc thi soạn giáo án tiếng Anh cho học sinh PTTH do Hội đồng Anh kết hợp với Bộ GD&ĐT khởi xướng, chị Nguyễn Phương Anh - giáo viên trường THPT Việt Đức - bên cạnh những ước mơ lớn lao như mong ước chiến lược giáo dục quốc gia về tiếng Anh thành hiện thực... đã bày tỏ thêm một mong ước thật nhỏ nhoi của mình rằng: “Tôi mơ ước có một điều luật, rằng con gái có thể được chống gậy đi sau linh cữu ngày mẹ cha trăm tuổi, để các ông bố bà mẹ, người già không còn nỗi ám ảnh sinh con một bề toàn gái”. Tuy ước mơ này của chị thật nhỏ nhoi và riêng tư, nhưng bản thân nó lại mang trong mình một “tầm vóc chiến lược” khi tỷ lệ cân bằng giới tính ở Việt Nam ngày càng báo động với con số 117 bé trai/100 bé gái.



Tập quán đang điều chỉnh xã hội Việt Nam



Tôi cũng đồng ý với ý kiến là xã hội luôn được điều chỉnh bởi pháp luật và tập quán. Và, theo tập quán đang điều chỉnh xã hội Việt Nam thì con gái không được thờ cúng cha mẹ và nối dõi tông đường. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều người phụ nữ đang thờ cúng cha mẹ mình và trên ban thờ nhiều gia đình có di ảnh của cả nội, cả ngoại. Điều đó là điểm tốt cần phát huy vì nó chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Nhưng bên cạnh đó, thì cũng có vô vàn người phụ nữ khao khát được hương khói cho cha mẹ mình như không thể vì sức ép từ nhà chồng. Còn nguyên nhân của sức ép đó lại chính là tập quán xã hội. Mà điều này để thay đổi thì không dễ chút nào. Nhưng, theo tôi không có nghĩa là không được cho dù mất nhiều thời gian, vì duy trì những tập quán tốt đẹp và tiến bộ là điều cần thiết.

Ông Hoa Hữu Vân


(Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VH-TT&DL)

Không phải phải đợi đến bài viết này, vấn đề “con gái có được thờ cúng mẹ cha và nối dõi tông đường không” mới được khơi gợi. Cách đây ít lâu, tại TP.Hồ Chí Minh, một cuộc tọa đàm đã diễn ra rất sôi nổi với sự tham gia của rất nhiều người nổi tiếng trong giới học thuật, nghiên cứu.



GS.Văn Như Cương đã lấy chính câu chuyện của gia đình mình để khuyến nghị cho việc thay đổi quan niệm, con gái có thể thờ cúng tổ tiên và nối dõi tông đường. Theo GS, việc con gái đứng ra thờ cúng tổ tiên là hoàn toàn được phép. Như gia đình GS, một trong ba cô con gái lấy chồng, sinh con vẫn lấy họ ông ngoại là Văn. Chuyện phụ nữ thắp nhang khói trong gia đình, dòng họ đâu là vấn đề quan trọng nữa.

Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Nhật Chiêu đưa ra lời lý giải rằng truyền thống phong tục thờ phụng tổ tiên theo dòng nam ở nước ta bắt nguồn từ quan niệm Nho giáo trong nam khinh nữ “nam tôn nữ ti, nữ nhi ngoại tộc”. Theo ông, “việc thay đổi để phụ nữ thờ phụng tổ tiên không ảnh hưởng gì đến truyền thống hay văn hóa. Bởi các truyền thống không quan trọng nằm ở hình thức bên ngoài. Cái quan trọng là tính chất bên trong, là những gì chúng ta cảm nghĩ, ứng xử. Vậy thì không quan trọng là nam hay nữ thờ tự, chỉ cần vẫn giữ được văn hóa uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn tiên tổ”.

Cùng với dẫn chứng “trong thời kỳ chiến tranh, đàn ông ra trận chiến đấu, phụ nữ phải làm mọi việc từ làm ruộng, cày cấy đến thắp hương, thờ cúng hay chôn cất mồ mả khi có người chết”, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên (Viện Văn học Việt Nam) đã đưa ra một lời cảnh báo rằng “gần đây tôi thấy xã hội đang có xu hướng “chảy ngược về cội nguồn”. Nhiều dòng họ đã có người đứng ra làm lại gia phả, tập hợp lại người trong họ lưu lạc nhiều năm... Một số tôn ti trật tự bắt đầu được khôi phục như nếu không có con trai phải ngồi ăn cỗ mâm dưới...”.

Vĩ thanh


Đọc đến đây, hẳn nhiều độc giả sẽ nghĩ rằng, “con gái có quyền thờ cúng tổ tiên, cha mẹ” chẳng qua cũng chỉ là mơ ước của một nhóm người... không đẻ được con trai. Chứ của toàn xã hội thì không, bởi những gì mà nhiều người trong xã hội cũng như mẹ chồng tôi, gia đình chồng tôi đang suy nghĩ, đang hành động là họ đã được thừa hưởng và làm theo một cách mặc nhiên không cân nhắc (và có lẽ cũng vì hiểu như vậy nên tôi không còn giận nhà chồng mình nữa) cái tập quán lâu đời của cư dân lúa nước “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, chỉ có con trai mới được ghi tên vào gia phải dòng họ, nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên. Và, điều đó không đáng trách vì nó là tập quán - một trong những công cụ để điều tiết xã hội cùng với pháp luật.

Thế nhưng, một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội theo yêu cầu của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Ngãi và Cần Thơ (cả bốn địa phương này đều có tình trạng gia tăng tỉ số giới tính khi sinh) đã cho thấy, nguyên nhân chính của việc chênh lệch tỷ lệ giới tính đến mức báo động ở Việt Nam (có thể dẫn đến chuyện 20 năm nữa đàn ông Việt Nam sẽ phải lấy vợ ở châu lục khác) chính là do quy tắc phụ hệ hạ thấp vai trò của con gái mà lâu nay nhiều người vẫn thường cổ xúy!



Khuyến nghị để thay đổi một số quy tắc phụ hệ để dẫn đến thay đổi trong quan niệm về vai trò của con trai và con gái, dẫn đến bình đẳng giới

Rà soát, cải thiện và xây dựng các chính sách hỗ trợ bình đẳng giới như Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Đất đai, Luật Thừa kế... để xác định những điểm cần nhấn mạnh, điều chỉnh, bổ sung nhằm: Khuyến khích con gái tiếp nối dòng dõi gia đình và thờ cúng tổ tiên; Khuyến khích cha mẹ già sống chung với con gái và tạo điều kiện cho con gái chăm sóc cha mẹ già; Khuyến khích thực hiện chia tài sản một cách công bằng và hợp lý cho con trai và con gái; Cho phép các con có thể mang họ của cha hoặc của mẹ; Đề cao giá trị của bé gái, phụ nữ...


(Theo tài liệu của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội)

Trường Khanh
▶️
:KSV@17::KSV@17::KSV@17:
 
h mới bik vụ thờ cúng này...nhảm thiệt.=.=" mình là mình phản đối cái vụ phân biệt đối xử này.
 
×
Quay lại
Top