‘Cô Bảy’ nuôi ước mơ cho sinh viên nghèo

nguoishowbiz

Banned
Tham gia
8/3/2017
Bài viết
0
Nhắc đến “cô Bảy” tiệc cưới Thu Hồng, rất nhiều sinh viên đang học ở thị trấn Trảng Bom, Đồng Nai đều biết bởi chị vừa là “vị cứu tinh”, vừa là điểm tựa cho nhiều sinh viên vươn lên…

Do có khách đặt tiệc cưới giờ trưa nên từ sáng sớm chị Hồng (tên thường gọi của chị Cao Thị Thu Hồng) cùng người làm (chủ yếu là các em sinh viên) đã phải dậy từ sớm chuẩn bị nấu nướng, trang trí sân khấu, sắp đặt bàn tiệc.

Tất cả đều nhờ “cô Bảy”!

Trở về sau khi phục vụ xong ở đám tiệc, Nguyễn Xuân Tiên (sinh viên năm thứ tư Trường ĐH Lâm nghiệp Đồng Nai) chia sẻ “cô Bảy” là tên gọi thân thương mà các em dành cho chị Hồng. Rất nhiều bạn của Tiên hiện giờ có cuộc sống tốt hơn cũng nhờ có chị Hồng giúp đỡ, chỉ dạy.

“Sau ba năm làm việc cho cô, giờ em biết nấu ăn ngon, có thể tự tin nhận thêm tiệc cưới bên ngoài. Tiền công từ 120.000 đồng/ngày lúc đầu, giờ lương của em đã lên 300.000 đồng/ngày. Vui nhất là em và nhiều bạn nhờ đó không còn phải xin tiền cha mẹ ở quê nữa. Tất cả đều là nhờ cô Bảy” - Tiên tâm sự.

Tiên kể em sinh ra trong gia đình làm nông, đông anh em nên khi vào đại học em muốn kiếm việc làm thêm giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Đang lúc loay hoay tìm việc, Tiên tình cờ gặp chị Hồng tại cổng trường khi đó đang tuyển nhân viên phục vụ cho nhà hàng tiệc cưới của chị. “Cô dạy từ cách sắp xếp chén bát trên bàn tiệc sao cho đẹp, chế biến, trang trí món ăn sao cho vừa ngon miệng vừa bắt mắt… Giờ với em mấy chuyện đó không còn là điều khó khăn nữa” - Tiên trải lòng.


“Cô Bảy” Cao Thị Thu Hồng đang hướng dẫn các sinh viên soạn thực đơn tiệc cưới. Ảnh: NQ

Nguyễn Văn Sự, người bạn cùng trường, làm cùng nhóm với Tiên, cũng cho biết mỗi khi đến sinh nhật ai trong nhóm phục vụ, chị Hồng đều nhớ và lên kế hoạch tổ chức, thậm chí tặng tiền mua bánh kem. “Đến kỳ học phí mà chưa có tiền đóng, chỉ cần nói một tiếng cô Bảy sẽ giúp. Có lần em nhận treo băng rôn quảng cáo bán đất cho người ta, bị phạt, cũng chính cô Bảy đứng ra nộp phạt giùm” - Sự chia sẻ.

Tiếng lành về tấm lòng của chị Hồng cứ thế được truyền đi, nhất là trong giới sinh viên. Cứ lớp này ra lại có lớp sau tìm tới chị Hồng, thậm chí có trường hợp cả gia đình ba anh em đều được chị Hồng giúp đỡ tạo công ăn việc làm ổn định.

Thương người làm như con

Chia sẻ về công việc làm ăn thuận lợi của mình, chị Hồng nói có lẽ do chị làm ăn uy tín nên người này giới thiệu người kia tìm tới. “Đặc biệt tôi có đội ngũ phục vụ là những em sinh viên rất nhiệt tình, chu đáo, lại lễ phép nên khách hàng ai cũng quý, cũng hài lòng” - chị nhắc đến đội phục vụ của mình với vẻ rất tự hào.

Chị Hồng cũng tâm sự chưa khi nào chị có ý nghĩ dù chỉ là thoáng qua về sự phân biệt chủ với người làm. “Khi bắt tay vào kinh doanh tiệc cưới, điều tôi nghĩ tới đầu tiên là tạo thêm việc làm cho sinh viên bằng cách tuyển các em vào đội ngũ phục vụ. Con tôi đang theo học ở TP.HCM, cháu cũng đi làm thêm để có thêm kinh nghiệm nên tôi rất hiểu” - chị tâm sự.

Nghĩ là làm, chị tìm đến Trường ĐH Lâm nghiệp tuyển nhân sự và nhanh chóng có trong tay đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình. Lúc đó có người thắc mắc tại sao chị không thuê người có kinh nghiệm để khỏi mất thời gian hướng dẫn. Chị vui vẻ trả lời là chị muốn tạo việc làm thêm cho những sinh viên đang eo hẹp tiền bạc nhưng lại rất cần cù và ham học hỏi.

Thời gian đầu vào việc, chị Hồng gặp nhiều khó khăn với nhóm phục vụ nghiệp dư mới tuyển. Lần đó chị nhận làm tiệc 140 bàn, trong 90 em đến làm có đến một nửa lần đầu nhận việc. Giờ cao điểm khách tới đông nườm nượp, việc ngập đầu nhưng một nửa số phục vụ chỉ… đứng nhìn, không biết xoay xở ra sao. “Nhìn cảnh ấy tôi đứng hình luôn nhưng tôi nghĩ có thể các em bị khớp, sao có thể la mắng được. Thôi thì đành phải nói với các em biết việc gánh giùm bạn. May mắn là tiệc cũng kết thúc tốt đẹp” - chị Hồng kể lại.

Chị cũng chia sẻ sắp tới đây nhóm Danh, Sự, Tiên… rồi sẽ ra trường nên chưa biết tìm đâu ra người phụ. “Khi tôi đem điều mình nghĩ tâm sự với Tiên, thằng bé cười bảo cô Bảy cứ yên tâm, tụi con sẽ huấn luyện cho cô một nhóm làm việc chuyên nghiệp. Chưa biết có được vậy không nhưng lời nói của thằng bé cũng làm tôi thấy yên lòng” - chị Hồng giãi bày.

Trước khi làm dịch vụ nấu ăn, chị Hồng có cho công nhân thuê phòng trọ giá rẻ hơn nhiều so với quanh đây. Ai có khó khăn gì chị đều hết lòng giúp đỡ nên đến nay, dù đã thay đổi chỗ ở nhưng đến Tết họ lại hẹn tập trung ở nhà chị để gặp gỡ, ôn lại chuyện cũ.

Khi chuyển qua dịch vụ nấu ăn, chị tạo điều kiện giúp các em sinh viên kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống bằng cách tuyển các em vào làm phục vụ. Chị đối đãi với các em rất tử tế, lo lắng, yêu thương như con mình vậy.

Ông TRỊNH VĂN BA, phó khu phố 2 kiêm tổ trưởng
tổ bảo vệ dân phố khu phố 2, thị trấn Trảng Bom

Nhắc tới Tiên, chị Hồng cười rất tươi và cho rằng đây là một trong những nhân viên xuất sắc nhất của mình. “Ba năm trước thằng bé mới chân ướt chân ráo tới chỗ tôi xin việc. Khi được hỏi biết làm những gì, thằng bé nói chỉ biết mỗi gắp đá và chạy việc vặt. Vậy mà giờ việc gì cũng thành thạo, mình thằng bé cũng có thể quản lý được một tiệc rồi. Đó là chưa kể lúc rảnh mấy đứa còn nhận đám tiệc bên ngoài để kiếm thêm” - chị Hồng khoe.

NGUYỄN QUYÊN


Xem thêm


 
×
Quay lại
Top