Chuyện sinh viên thuê ôsin

h.dung_15

Em luôn trong tâm trí anh
Thành viên thân thiết
Tham gia
13/1/2011
Bài viết
359
Bên cạnh những sinh viên nghèo phải đi làm giúp việc theo giờ, lại cũng có những sinh viên tuy đến từ tỉnh xa nhưng là con nhà khá giả nên cần thuê giúp việc.

Thuê người cho đỡ cô đơn

Khi rời quê Tuyên Quang xuống Hà Nội học, Hương Ly tuyên bố không bao giờ ở ký túc xá vì “không chịu nổi cái tính tủn mủn nhỏ nhen khi một lũ con gái ở chung với nhau”. Thuê nhà ít lâu, Ly thấy buồn nên rủ bạn đến ở cùng. Cô bạn nào cũng chỉ dăm bữa nửa tháng đã kiếm cớ đi, bởi Ly không cho các bạn góp tiền nhà, nhưng hầu như mọi sinh hoạt luôn phải theo ý cô, bởi từ bé đến giờ, Ly không có khái niệm chiều người khác.

Sau mấy lần như vậy, Ly không thèm mời bạn nào nữa mà về quê, lôi cô bé em họ xa lên để giúp việc và có người bầu bạn. Nói là bầu bạn nhưng hầu như Ly chẳng thèm nói chuyện gì với cô bé “vì nó quê quá, chuyện trò chỉ toàn trâu bò, lúa má”. Cô bé chỉ quanh quẩn nấu cơm, giặt giũ và… khóc thút thít vì nhớ nhà hay vì bị chị Ly mắng. Đến khi cô bé đòi về thì Ly đồng ý cả hai tay vì đã quá chán.

Ôsin thứ hai, cũng là họ hàng, lại thích nghi rất nhanh nhờ lòng ngưỡng mộ cô chủ và tính “ham học hỏi”. Cô bé hết ríu rít khen ngợi váy áo, vòng xuyến của chị Ly rồi lại nhờ tư vấn để được sành điệu như chị, và có bao nhiêu tiền dốc hết vào mua đồ. Chị em vui vẻ được một học kỳ cho đến lúc nghỉ hè. Sau đó, bố mẹ cô bé ôsin không cho đi nữa vì sợ con gái sớm đua đòi đâm hư.


"Thà tự phục vụ còn hơn" là ý nghĩ của nhiều sinh viên sau một thời gian thuê người giúp việc.
Giúp việc kiêm “gián điệp”

Bố mẹ Hoài Thương (Vinh, Nghệ An) không chỉ đích thân ra Hà Nội tìm thuê nhà, sắm đồ đạc cho con mà còn đưa từ quê ra một bác giúp việc, vốn là dì họ Thương. Ngoài việc muốn cô con gái ốm yếu có người chăm sóc, họ còn muốn giám sát Thương vì sợ con dễ sa ngã khi “ra ngoài xã hội”.

Đi học xa mà có người hầu hạ cũng sướng, nhưng chỉ được vài tháng là Thương nằng nặc đòi bố mẹ “rút” bà dì về. Những tưởng xa nhà là được tự do, cô sốc và tức điên khi phát hiện nhất cử nhất động của mình đều được báo về địa phương. Vì thế, Thương hay bị mẹ gọi ra nhắc nhở, nhẹ thì “con đừng ăn kiêng như thế kẻo sức đâu mà học”, nặng thì “con còn ít tuổi đã yêu đương là mẹ không đồng ý đâu”.

Bố mẹ Thương không chịu cho bà dì thôi việc. Để “trả thù” bà dì mách lẻo, cô thường tìm cớ hoạnh họe, gây sự với bà, hậu quả là bà khóc lóc, mách cả bố mẹ Thương lẫn họ hàng ở quê, khiến cô càng gặp rắc rối. “Các cậu đừng tưởng tớ có giúp việc mà sướng, chả khác gì đi tù”, Thương nói với các bạn.

Rắc rối vì cậu chủ mất chìa khóa

Lần nào lên thăm con, bố mẹ Cường (sinh viên một trường đại học về kinh tế ở Hà Nội) cũng kêu ca vì nỗi căn hộ chung cư khá sang mà họ mua cho cậu ấm trông lôi thôi, bẩn thỉu “chẳng khác gì cái chuồng lợn”. Theo tư vấn của bố mẹ, Cường thuê giúp việc theo giờ. Cô gái này được giao một chìa khóa, mỗi chiều sẽ đến lau dọn, giặt giũ, chuẩn bị bữa tối nếu cậu chủ muốn ăn ở nhà. Họ không gặp nhau mấy vì thường cô gái rời đi trước khi Cường về.

Những hôm mời bạn bè đến nhà ăn uống, Cường gọi cô gái đến giúp. Lũ bạn cười nói có ý trêu chọc, cô giúp việc tay làm thoăn thoắt, miệng đáp lại một cách vui vẻ và lễ phép nên ai cũng thích. Cường cũng thấy mến cô, ngày càng hay yêu cầu nấu bữa tối và mời cô ăn cùng.

Một bữa đi uống rượu khuya, Cường về đến nhà mới biết mất chìa khóa, bèn gọi tới khu trọ của cô giúp việc nhờ đến mở cửa hộ. Cô gái còn giúp cậu ấm đánh gió, mua hộ tô cháo… rồi không hiểu thế nào mà ở lại qua đêm. Một tháng rưỡi sau, biết mình có thai và không thể không phá, cô gái lo lắng tâm sự với chị gái và thế là cả gia đình ở quê biết. Họ đến yêu cầu Cường “đền bù” nếu không muốn làm to chuyện. Sau vụ đó, nhà Cường lại bừa bộn như cũ vì cậu không muốn nhắc đến chuyện thuê người giúp nữa.

Tự phục vụ còn sướng hơn

Tận dụng dịp may bà dì bỏ làm về chăm con gái đẻ, Thương thuyết phục bố mẹ thôi tìm người mới bằng cách rủ cô bạn mà phụ huynh tin tưởng đến ở cùng. Ra “kiểm tra”, thấy phòng gọn gàng ngăn nắp, hai cô gái hết nấu nướng, dọn dẹp lại học bài, họ an tâm vì thấy con đã khá người lớn.

Khác với Nhung, nhiều sinh viên ngoại tỉnh con nhà khá giả chủ động thuê osin vì không quen làm việc nhà. Nhưng nhiều cô cậu sau đó phải cho nghỉ với lời than “thà tự phục vụ còn hơn”. Bà Thu Hương, 48 tuổi, có con gái học Đại học Văn hóa Hà Nội, kể: “Ai cũng chỉ ở vài hôm là nó không chịu được. Trẻ thì nó chê đỏng đảnh, già thì nó kêu khó tính, hay dạy đời. Tóm lại ở chung với người lạ khó lắm, sau này sinh con, cần người giúp thực sự thì nó mới phải chịu”. Nhiều sinh viên khác cho ôsin nghỉ vì đủ loại stress như mất đồ, mất tiền, cãi nhau, chuyện nhà bị “xì” ra ngoài…

“Phiền toái hết sức. Giờ ba đứa em chia việc với nhau mà làm, thỉnh thoảng thuê người đến lau dọn theo giờ”, Mai Hoa, sinh viên Đại học Hà Nội, trọ ở Thanh Xuân, cười nói, “Cng chẳng có nhiều việc lắm, coi như tập thể dục vậy, mẹ em bảo là vừa đỡ tốn vừa đỡ hư người”.
 
Đúng là con nhà giàu có khác,mình sinh viên nghèo chả có tiền ăn cơm thế mà tui nó thuê Ôsin nì Ôsin nọ:KSV@18:
 
×
Quay lại
Top