Chương đen tối của y học Mỹ: Những thí nghiệm rùng rợn

bamboo_kute

mất hết niềm tin rùi......huhu...
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/1/2011
Bài viết
1.024
Giới chức ngành dược Mỹ vào năm 1973 thừa nhận rằng họ chuộng tù nhân làm đối tượng thí nghiệm vì giá rẻ hơn so với mua tinh tinh.
https://aa.rd.yahoo.com/spirit/vn/j...-bay-trung-nhat-uoi-nhau-tren-ao-79585cb.html
Tù nhân từ lâu đã bị biến thành nạn nhân cho mục đích y khoa. Vào năm 1915, bác sĩ Joseph Goldberger, một trong những người hùng của ngành y Mỹ, đã tuyển tù nhân ở Mississippi tham gia cuộc thí nghiệm nhằm chứng minh giả thuyết chứng nứt da xảy ra do ăn uống thiếu chất. Công trình này giúp ông 5 lần được đề cử cho giải Nobel Y học. Đến năm 1920, bác sĩ L.L Stanley của nhà tù San Quentin ở California cấy t.inh hoàn của gia súc và những tù nhân mới bị tử hình vào cơ thể các bệnh nhân già yếu để xem có thể bổ sung testosterone theo cách này hay không, theo tờ The Washington Post.
Phớt lờ đạo luật Nuremberg
Trong thời gian diễn ra Thế chiến thứ 2, tù nhân được vận động để trợ giúp cuộc chiến bằng cách tham gia các thí nghiệm có thể giúp ích cho binh lính nơi tiền tuyến. Ví dụ, một loạt thí nghiệm được thực hiện tại nhà tù Stateville ở bang Illinois và 2 trại giam khác để kiểm tra hiệu quả của thuốc chống sốt rét cho các binh sĩ đang chiến đấu tại Thái Bình Dương. Nhiều bác sĩ Mỹ lúc đó phớt lờ các điều luật quốc tế nhằm bảo vệ đối tượng thí nghiệm y khoa là con người, đặc biệt là luật Nuremberg năm 1947. Họ cho rằng luật Nuremberg chỉ áp đặt cho các thành viên Đức Quốc xã mà thôi.
Đến những năm 1960, ít nhất hơn phân nửa tiểu bang ở Mỹ cho phép dùng tù nhân thay cho chuột lang trong các thí nghiệm y khoa. Nhà tù Holmesburg ở Philadelphia cho phép tận dụng tối đa tù nhân trong nghiên cứu. Ký ức kinh hoàng vẫn còn in đậm trong tâm trí những người còn sống đến ngày nay. Edward “Yusef” Anthony đã đồng ý cho lóc một mảng da trên lưng và sau đó phủ lên vết thương những hóa chất để thử nghiệm thuốc. Anthony làm vậy để có tiền mua thuốc lá trong nhà tù, theo AP. Đổi lại, ông phải chịu đựng cảm giác đau đớn cùng cực, giống như bị lửa thiêu đốt.
Tuy nhiên, 2 cuộc nghiên cứu trong thập niên 1960 đã làm thay đổi hoàn toàn thái độ của công chúng khi chứng kiến các đối tượng thí nghiệm bị đối xử ra sao. Cuộc thí nghiệm đầu tiên đã bị phơi bày năm 1963. Các nhà khoa học tiêm tế bào ung thư vào 19 bệnh nhân già yếu và suy nhược tại New York để xem cơ thể của họ có tự đào thải chúng hay không. Các nạn nhân không hề biết mình đột nhiên biến thành vật thí nghiệm. Đến năm 1966, dư luận một lần nữa bị sốc khi biết tới phiên trẻ em chậm phát triển trí não bị nhắm đến. Từ năm 1963-1966, các em tại trường Willowbrook ở đảo Staten thuộc thành phố New York bị cho uống hoặc tiêm vi-rút viêm gan để xác định xem chúng có được chữa lành bằng thuốc gamma globulin như trên lý thuyết hay không.

thinghiem.jpg

Các cuộc thí nghiệm tại nhà tù Holmesburg - Ảnh: Urban Archives/Temple University


Hai cuộc thí nghiệm trên, cùng với cuộc nghiên cứu giang mai tại Tuskegee được tiết lộ vào năm 1972, đã khiến dân Mỹ bàng hoàng, theo Susan Reverby, sử gia của Đại học Wellesley (Massachusetts). Trước sức ép của dư luận và báo giới, Chính phủ Mỹ đã ra lệnh loại bỏ toàn bộ các cuộc thí nghiệm y khoa khỏi hệ thống nhà tù liên bang.
Tìm “chuột lang” nước ngoài
Khi nguồn cung cấp tù nhân và bệnh nhân tâm thần bị chặn, các nhà nghiên cứu Mỹ tìm đường xuất ngoại. Lý do cũng dễ hiểu, chi phí rẻ hơn và ít luật lệ cản trở hơn. Họ cũng dễ dàng tìm được những bệnh nhân không được uống thuốc men vì quá nghèo, một điều kiện lý tưởng cho các cuộc thí nghiệm thuốc do không sợ bị lẫn kết quả với các loại thuốc khác. Và trong 15 năm qua, đến lượt dư luận thế giới phẫn nộ trước 2 cuộc thí nghiệm tại châu Phi. Tại Uganda, trong các cuộc thí nghiệm do Mỹ tài trợ, các bác sĩ không cung cấp thuốc AZT chống AIDS do toàn bộ các thai phụ có HIV dù thuốc này có thể bảo vệ thai nhi khỏi căn bệnh thế kỷ.
Trong một cuộc thí nghiệm khác do hãng dược Pfizer thực hiện ở Kano, Nigeria năm 1996, các nhà nghiên cứu dùng kháng sinh Trovan chữa viêm màng não cho trẻ em tại đây, dù tác dụng thuốc vẫn có nhiều nghi vấn. Dư luận cho rằng cuộc thí nghiệm đã khiến 11 trẻ thiệt mạng và làm tàn tật nhiều trẻ khác. The Washington Post dẫn lời bác sĩ Evariste Lodi thuộc Tổ chức Bác sĩ không biên giới từng chữa bệnh tại Kano nói: “Đó là một tội ác”.
Pfizer đã đồng ý trả 75 triệu USD cho giới chức Nigeria nhưng vẫn khăng khăng rằng thuốc của họ chẳng gây vấn đề gì cả. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị cho thử nghiệm tại Nigeria chỉ diễn ra trong 6 tuần, ít hơn nhiều so với hơn 1 năm tại Mỹ. Không chỉ thế, trong khi phần lớn người tham gia ở Mỹ được tiêm tĩnh mạch thì các bệnh nhi Nigeria hầu hết phải uống thuốc viên, phương pháp mà chính Pfizer thừa nhận là chưa từng áp dụng trên trẻ em.
Hồi năm ngoái, Bộ Y tế Mỹ cho hay có từ 40 đến 65% cuộc nghiên cứu các sản phẩm dược liên bang được thực hiện tại các nước khác trong năm 2008, và tỉ lệ này có thể đã tăng thêm trong thời gian qua. Báo cáo cũng ghi nhận giới chức nước này kiểm tra không đến 1% cơ sở thí nghiệm ở nước ngoài. Cuối năm 2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định thành lập Ủy ban Y đức gồm 15 thành viên để rà soát toàn bộ các cuộc thí nghiệm vô nhân đạo từ trước đến nay. Và cho đến tháng 9, thời hạn ủy ban nộp báo cáo cho tổng thống, nhiều khả năng sẽ có thêm nhiều thí nghiệm rùng rợn hơn được công bố.
Thụy Miên
 
Lúc ấy chưa có câu "lương y như từ mẫu" của Bác Hồ ;))
 
Lúc ấy chưa có câu "lương y như từ mẫu" của Bác Hồ ;))
bamboo thấy bây h cũng vậy thui
vô bệnh viện khám bệnh mấy bà bác sĩ làm cái giọng thấy mắc ghét
làm như người ta đi xin tiền ò bả vậy ak
 
Mặt trái của sự huy hoàng :KSV@18:
 
bamboo thấy bây h cũng vậy thui
vô bệnh viện khám bệnh mấy bà bác sĩ làm cái giọng thấy mắc ghét
làm như người ta đi xin tiền ò bả vậy ak
bamboo này, cũng có bệnh viện mà ở đó bác sĩ tận tình lém nhé, khác với mấy chỗ bamboo nói lắm.
mấy người MỸ đó chỉ biết cho họ thui, z mà cũng đạt Nobel. ko giống Hãi Thượng Lãng Ông nói j hết " ko có nghề nào nhân đạo bằng cứu người, ko có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề Y thiếu đạo đức".
 
×
Quay lại
Top