Chúng ta có đang nói cùng ngôn ngữ

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Những kiểu nói chuyện ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ

Thật dễ dàng để nhận ra những nguyên nhân gây stress trong cuộc sống của chúng ta - quá nhiều cam kết, những rắc rối ở công sở, những căng thẳng về tài chính, những kì vọng không thực tế của xã hội và của chúng ta về chúng ta "nên" là con người như thế nào và chúng ta "nên" đạt được nhiều thành tựu ra sao. Nhưng nhiều người không nhận ra "stress vì nói chuyện" có thể là 1 trong những nguyên nhân gây stress lớn nhất trong các mối quan hệ. Sau tất cả, không phải chúng ta đang nói cùng thứ ngôn ngữ?

Không hẳn vậy. Trong những cuốn sách về những kiểu nói chuyện (hay còn gọi là truyền thông), chuyên gia ngôn ngữ học Deborah Tannen mô tả, trong khi nhiều người trong chúng ta dường như đang nói cùng ngôn ngữ, nhưng thực tế thì không. Tannen nhận ra, tất cả chúng ta có những kiểu nói chuyện độc đáo, duy nhất, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tuổi tác, văn hoá và địa lý. Tuy nhiên, có những kiểu nói chuyện khác nhau, và khi những kiểu nói chuyện đó va chạm nhau, nó có thể gây ra nhiều rắc rối lên những mối quan hệ của chúng ta.

1 kiểu nói chuyện là gì? 1 kiểu nói chuyện (hay còn gọi là kiểu truyền thông) là cách mà chúng ta chia sẻ thông tin với người khác thông qua ngôn ngữ. Dù tất cả chúng ta thích nghĩ rằng chúng ta đang nói chính xác điều chúng ta muốn nói, thì điều đó không phải lúc nào cũng như thế, đặc biệt khi chúng ta đang nói với 1 người nào đó có 1 kiểu nói chuyện rất khác so với của chúng ta.

Nhiều nghiên cứu của Tannen về những kiểu nói chuyện tập trung vào những kiểu "thông thường" của đàn ông và phụ nữ và những sự khác biệt giới đó có thể dẫn đến mâu thuẫn, những sự hiểu lầm và stress như thế nào.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tôi với những phụ nữ thành đạt, tôi phát hiện thấy nhiều phụ nữ dùng 1 kiểu nói chuyện mà Tannen xem là thường tiêu biểu hơn ở đàn ông. Vì vậy, khi bạn đọc (và có thể đang khám phá nhiều hơn về kiểu nói chuyện của bạn), thì lời khuyên của tôi là không nên dành quá nhiều thời gian tập trung vào phụ nữ có xu hướng nói chuyện như thế nào và đàn ông có xu hướng nói chuyện như thế nào, mà thay vào đó là dành thời gian để xác định bạn có xu hướng nói chuyện như thế nào, sau đó dùng thông tin đó để hiểu về kiểu nói chuyện của bạn có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của bạn (và mức độ stress của bạn).

Điều quan trọng là nhận ra rằng những kiểu nói chuyện tồn tại theo 1 miền liên tục. Ví dụ, nếu bạn xem xét con người thẳng thắn như thế nào trong những cuộc nói chuyện của họ, bạn sẽ tìm thấy 1 số người quá thẳng thắn đến nỗi họ bị xem là vô tâm và thô lỗ, trong khi đó có những người quá quanh co đến nỗi bạn không thể biết được họ đang muốn nói điều gì. Tất nhiên, có những người nằm ở giữa 2 cực đó.

Những kiểu nói chuyện (Tôi chỉ nêu ra 2 ví dụ ở đây, bạn có thể đọc nhiều hơn trong những cuốn sách của Tannen).

Cạnh tranh vs. Liên kết

Nếu bạn thiên nhiều hơn về kiểu nói chuyện liên kết, bạn có thể muốn mang mọi người lại gần nhau và cùng nhau giải quyết vấn đề. Ví dụ, khi cần đưa ra 1 quyết định, bạn có thể bàn bạc với vợ/chồng bạn, kéo họ vào quá trình đưa ra quyết định và hỏi ý kiến anh/cô í trước khi bạn quyết định. Trong thực tế, bạn có thể không chỉ dừng lại với vợ/chồng bạn mà bạn còn có thể kéo cả gia đình và bạn bè vào cuộc thảo luận. Nhìn chung, những người nói chuyện kiểu liên kết thích 1 kiểu nói chuyện mang tính hợp tác hơn và có xu hướng xem những thách thức trực tiếp và những bất đồng công khai như sự gây hấn, thù địch và thường mang tính cá nhân.

Đối lập của phổ này là những người thiên nhiều hơn về quyền lực, sự cạnh tranh và thống trị, và những kiểu nói chuyện của họ có xu hướng trực tiếp hướng đến những mục tiêu đó. Những cuộc nói chuyện của họ có xu hướng thẳng thắn, trực tiếp, quyết đoán hơn, và có tính thách thức. Khi nói đến việc ra quyết định, họ thích tự đưa ra quyết định mà không cần nhiều hoặc không cần bất kì ý kiến nào từ người khác.

Để biết bạn có xu hướng nghiêng về kiểu nói chuyện nào khi nói chuyện, hãy hỏi bản thân những câu sau:

- Bạn sẵn sàng nói ra khi bạn nghe 1 điều gì đó mà bạn bất đồng, hay là bạn thích nghe mọi quan điểm và hoặc là im lặng, hoặc là chỉ nói ra nếu cuộc nói chuyện đang đi theo 1 hướng mà bạn không thể chịu nổi?

- Bạn thích đưa ra những lời chỉ bảo và đưa ra quyết định mà không cần nhiều ý kiến từ những người khác? Hay là bạn thích 1 lối tiếp cận mang tính hợp tác nhiều hơn?

- Bạn thoải mái với việc chia sẻ quyền lực? Hay là bạn thích những mối quan hệ mà ở đó có 1 trật tự quyền lực?

Không có điều gì sai với 2 kiểu nói chuyện trên, nhưng những sự khác nhau sẽ giúp bạn thấy tại sao có sự căng thẳng trong những mối quan hệ mà ở đó 1 người nói chuyện theo 1 cách và cách nói chuyện của người kia lại nằm gần cực đối lập.

Thẳng thắn vs. Quanh co

Khi bạn cần hoàn thành 1 việc gì đó, có 2 cách cơ bản mà bạn có thể truyền thông nhu cầu đó: Thẳng thắn hoặc quanh co. 1 số người rất thẳng thắn. Khi họ muốn, cần, hoặc cảm nhận 1 điều gì đó, họ tìm đến đúng người đó và nói về nó. Và do đó có ít nguy cơ bị hiểu lầm khi người nói thẳng thắn. Nhưng có những người không ngay lập tức nói ra chính xác điều họ muốn, cần hoặc cảm nhận.

Phụ thuộc vào tình huống, tất cả chúng ta đều dùng kiểu nói chuyện thẳng thắn và quanh co, nhưng hầu hết mọi người thiên về kiểu này hoặc kiểu kia.

Khi con người dùng kiểu nói chuyện thẳng thắn thì ít có nguy cơ bị hiểu lầm, nhưng có nhiều nguy cơ làm mất lòng hoặc gây ngạc nhiên cho "người nhận" bởi sự thẳng thắn của thông điệp. Với kiểu nói chuyện quanh có thì có nhiều nguy cơ bị hiểu lầm hơn nhưng ít nguy cơ làm mất lòng "người nhận". Trong cả 2 trường hợp, khi 2 kiểu nói chuyện khác nhau cùng đến trong cuộc nói chuyện thì có khả năng gây ra sự căng thảng và stress lớn hơn trong mối quan hệ.

Xử lí những sự khác biệt

Như tôi đã nói ở trên, có nhiều kiểu nói chuyện hơn 2 kiểu được mô tả ở đây, và vì chúng đều tồn tại trên cùng 1 miền liên tục. Sự trái ngược nhau càng lớn giữa 2 người thì chúng càng có nhiều khả năng gây ra sự căng thẳng trong 1 mối quan hệ. Nhưng những sự khác biệt không có ý nói rằng những người có những cách nói chuyện khác nhau thì mãi mãi dẫn đến xung đột. Trong thực tế, thường thì những sự khác biệt của chúng ta làm chúng ta hứng thú, thậm chí bị thu hút trước người khác. Chìa khoá để làm những sự khác biệt có hiệu quả là: thấu hiểu và linh hoạt.

1. Hiểu: Bất cứ khi nào chúng ta ý thức về 1 điều gì đó, chúng ta càng có khả năng chú ý đến nó trong cuộc sống của chúng ta và trong những mối quan hệ của chúng ta. Do đó, nếu bài này làm bạn dừng lại và suy nghĩ về kiểu nói chuyện của bạn có thể tác động như thế nào đến người khác thì khi đó bạn đang có lợi thế. Bạn càng biết nhiều thì càng tốt.

2. Tính linh hoạt: Bước tiếp theo là trở nên linh hoạt hơn trong cách bạn tiếp cận với cuộc nói chuyện. Khi bạn biết kiểu nói chuyện điển hình của bạn là gì, bạn có thể dùng kiến thức đó để cố gắng và biết cách tiếp cận của bạn có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của bạn và mức độ stress của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng những kiểu nói chuyện khác nhau có thể gây ra 1 số căng thẳng trong mối quan hệ của bạn, bạn có thể cần xem xét 1 cách tiếp cận hơi khác đi khi nói chuyện với vợ/chồng của bạn. Sự thay đổi không bắt buộc phải to lớn. Thực tế thì sự thay đổi không nên là 1 sự thay đổi lớn vì nó sẽ làm bạn khó chịu. Nhưng vì những kiểu nói chuyện tồn tại trên 1 miền liên tục nên luôn luôn có chỗ cho 1 sự điều chỉnh đi lên hoặc đi xuống trên miền liên tục trong nỗ lực nhằm làm dịu sự căng thẳng. Bạn cũng có thể muốn chia sẻ những điều bạn đã biết về những sự khác nhau trong kiểu nói chuyện với đối tác của bạn. Sự điều chỉnh không chỉ nằm ở 1 người.

Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng luôn có những hậu quả (tốt hoặc xấu) khi trở nên thẳng thắn hơn hoặc ít thẳng thắn hơn, hợp tác hơn hoặc ít hợp tác hơn...Vì vậy nếu bạn quyết định làm thử, hãy nghĩ về nó như 1 sự mạo hiểm có tính trước và đảm bảo bạn tiến hành những bước thay đổi nhỏ.


Nguồn:
Are We Talking the Same Language? How Communication Styles Can Affect Relationships
Figuring Out if You and Your Partner Are Speaking the Same Language
Published on April 27, 2011 by Sherrie Bourg Carter, Psy.D. in High Octane Women
PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top