Chùm ảnh: Sự "xâm chiếm" Trái đất của con người

chokolat

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2011
Bài viết
2.406
Chiêm ngưỡng những bức ảnh chụp từ vệ tinh để hiểu hơn về sự thay đổi diện mạo của tự nhiên do tác động của con người.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, con người đã làm biến đổi diện mạo của tự nhiên. Thậm chí, những thay đổi đó còn có thể được vệ tinh quan sát từ ngoài vũ trụ.

KenhSinhVien-120724kpxemlan01-1929e.jpg


Năm 1987, bồn địa Wadi As-Sirhan (Ả Rập Saudi) còn là một vùng hoang mạc cằn cỗi. Năm 2012, khu vực này đã trở thành một vùng sản xuất nông nghiệp. Nước được bơm lên từ các mạch ngầm rồi tưới xoay tròn, tạo nên những đốm màu xanh lục trên nền hoang mạc.

KenhSinhVien-120724kpxemlan02-a86d1.jpg


Ảnh trái là bờ biển của Dubai (thuộc các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) năm 1990. Đến năm 2006, những công trình nhân tạo hoành tráng đã xuất hiện bên bờ biển nước này, tiêu biểu như đảo cọ Jumeirah và quần đảo hình bản đồ thế giới.
KenhSinhVien-120724kpxemlan03-f4dc7.jpg



Bức ảnh bên trái chụp năm 1984, khi đập Samuel trên sông Jamari, bang Rondonia (Brazil) được khởi công. Bức ảnh bên phải chụp năm 2011 khi con đập đã đi vào hoạt động, cho thấy sự xuất hiện của một hồ thủy điện lớn và nhiều diện tích rừng bị chặt phá.

KenhSinhVien-120724kpxemlan04-319a2.jpg


Hình ảnh của thành phố Thiên Tân, quận Tân Hải, Trung Quốc năm 1992 và 2012. Chỉ sau 20 năm, nhiều vùng đầm lầy rộng lớn đã bị thay thế bằng một trung tâm kinh tế sầm uất nhưng ít "xanh".
KenhSinhVien-120724kpxemlan05-f3bb1.jpg



Ảnh chụp biển Aral vào các năm 1973, 1987, 1999, 2004, 2007 và 2009 (trái sang phải, trên xuống dưới). Biển Aral từng là một trong bốn hồ nước lớn nhất thế giới, nằm giữa hai nước Kazakhstan và Uzbekistan ở Trung Á.

Từ thời Liên Xô, những công trình thủy lợi đã làm cạn kiệt nhanh chóng hồ nước này. Sự biến mất của biển Aral được coi là một trong những thảm họa sinh thái và kinh tế tồi tệ nhất do con người gây ra.
KenhSinhVien-120724kpxemlan06-410a2.jpg



Sự thay đổi của thành phố Thâm Quyến (Quảng Đông, Trung Quốc) trong giai đoạn 1999 đến 2008.
KenhSinhVien-120724kpxemlan07-82900.jpg



Việc thành lập các đầm nuôi tôm đã làm thay đổi cảnh vật (phần biển) tại vịnh Fonseca, Trung Mỹ. (Ảnh chụp vào các năm 1985, 1999 và 2011).
KenhSinhVien-120724kpxemlan08-c0c67.jpg



Từ năm 1985 đến năm 2010, thành phố Santiago, thủ đô Chile đã mở rộng nhanh chóng.

KenhSinhVien-120724kpxemlan09-dd34e.jpg


Hồ Meredith, một hồ nước nhân tạo tại Texas, Mỹ co hẹp dần từ năm 1990 đến 2011.
KenhSinhVien-120724kpxemlan10-26c41.jpg



Biển Chết năm 1984 (trái) và năm 2011 (phải). Trong ảnh phải, phần phía Nam ở Biển Chết được chia thành các hồ nhỏ để khai thác muối kali, magiê và brôm bằng phương pháp bay hơi.
KenhSinhVien-120724kpxemlan12-d9b47.jpg



Sự phát triển của thành phố Tucson (bang Arizona, Hoa Kỳ) từ năm 1984 đến năm 2011.
KenhSinhVien-120724kpxemlan13-b8b59.jpg



Hồ Great Salt tại bang Utah, Mỹ vào năm 1985 (ảnh trái) và năm 2010 (ảnh phải). Do nằm giữa sa mạc và có tốc độ bốc hơi nước nhanh, nước hồ chứa mật độ muối rất cao. Hồ Great Salt còn được mệnh danh là “Biển Chết của nước Mỹ”.

Nguồn : Kênh14
 
con người vốn không biết trân trọng những gì mình đang có những thứ đáng quý mà thiên nhiên ban tặng để rồi phải hối hận mà thôi.Mong sao bà mẹ Trái đất tồn tại vĩnh hằng
 
Trái đất đang bị tàn phá và ô nhiễm không khí, đất, nước gia tăng. Tốc độ này sẽ không giảm-gánh chịu-đơn giản vì bảo vệ thì ít, phá hoại thì nhiều.
 
×
Quay lại
Top