Chọn ngành học theo sở thích đã đủ chưa?

Khởi Nghiệp Trẻ

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/1/2013
Bài viết
29
Thận trọng khi chọn ngành học theo sở thích

[separate]


Sở thích con người biến đổi theo thời gian, lứa tuổi, nhận thức… Một điểm mới trong tư vấn tuyển sinh CĐ-ĐH những năm gần đây là việc sử dụng bộ công cụ trắc nghiệm sở thích.

Những nhà tư vấn đã giới thiệu bộ công cụ này để học sinh có thể biết được mình thích cái gì và nên chọn ngành học nào cho phù hợp với sở thích. Tuy nhiên, việc trắc nghiệm sở thích này cũng chứa nhiều bất cập cần phải lưu ý.

Sở thích không phải bất biến
Một trong những điều cần phải nhắc nhở cho các em học sinh chuẩn bị thi CĐ-ĐH là sở thích của con người không bất biến. Khi các em đang học phổ thông, tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm sống còn ít, các mối quan hệ xã hội còn hạn hẹp thì sở thích của các em là A. Nhưng vài năm sau, khi tuổi đời tăng lên, kinh nghiệm sống nhiều hơn, quan hệ xã hội rộng hơn, tri thức tăng lên thì chắc chắn sở thích hay tính cách của các em sẽ thay đổi là B. Do vậy, việc chọn ngành học có thể đúng với sở thích bây giờ nhưng sẽ không đúng với sở thích sau này. Hơn nữa, học sinh bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhóm bạn đồng lứa, bởi thông tin truyền thông cho nên chưa chắc sở thích đó là sở thích của chính các em mà có thể chỉ là sở thích “bắt chước”. Vì vậy, các em cần phải hết sức thận trọng khi chọn ngành học theo sở thích trước mắt.
Bản thân các bản trắc nghiệm sở thích cũng không phải là công cụ tối ưu để nhận diện được bản thân. Vài chục câu hỏi trong bản trắc nghiệm ấy chỉ phác họa phần nào chứ không lột tả rõ ràng hết tính cách và sở thích của một con người. Tính cách hay sở thích của con người là một phức hợp của nhiều yếu tố đa dạng. Do đó, những bản câu hỏi trắc nghiệm chỉ có giá trị tham khảo mà thôi.

Có thể phải chọn việc trái nghề
Việc chọn ngành học của thí sinh luôn bị chi phối bởi khả năng tìm việc sau này và đây là điều bình thường. Tuy nhiên, các em học sinh chuẩn bị thi CĐ-ĐH cũng cần phải biết rằng không phải học ngành nào thì khi ra trường sẽ làm được đúng nghề đó. Trên thực tế, chỉ có một số ngành học có thể giúp người học làm đúng nghề một cách lâu dài là sư phạm, y dược, kế toán… Còn lại đa số những người học các ngành khác khi ra trường sẽ làm trái nghề hoặc làm những công việc gần với ngành học mà thôi. Việc làm trái ngành học là chuyện bình thường. Vì nếu làm việc đúng nghề nhưng thu nhập thấp, khả năng thăng tiến không cao, môi trường làm việc không khuyến khích sáng tạo và sự phát triển năng lực cá nhân thì người ta sẽ sẵn sàng chọn một công việc khác cho dù có trái với ngành học.
Xu hướng thay đổi nghề nghiệp là chuyện hết sức bình thường và phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt là giới trẻ. Một nghiên cứu tại Macao vào năm 2008 cho thấy nhóm thanh niên là nhóm có sự thay đổi nghề nghiệp cao nhất (bảng).
KenhSinhVien-su-thay-doi-nghe-nghiep-theo-nhom-tuoi.jpg


Sự thay đổi nghề nghiệp theo nhóm tuổi (tính %)

Ngoài ra, khi chọn ngành học, thí sinh cần phải tính tới khả năng thích ứng của ngành đó trong thị trường lao động sau này. Trong thực tế có những ngành có biên độ ứng dụng cao - tức có khả năng làm nhiều loại công việc khác nhau trong thị trường lao động; đồng thời cũng có những ngành có biên độ ứng dụng rất hẹp nên khả năng thích nghi không cao. Do đó, các em không nên chọn ngành theo tên gọi có “hot” hay không “hot”, mà nên xem xét khả năng thích nghi lâu dài trong tương lai.
Theo Pháp luật
 
×
Quay lại
Top