Chi phí cho việc sử dụng phế liệu tái chế

redgao

Thành viên
Tham gia
2/4/2016
Bài viết
1
Xu hướng sử dụng phế liệu tái chế tại các doanh nghiệp ngày càng tăng và được nhiều người quan tâm đến, không chỉ ở Việt Nam mà kể cả thế giới. Bởi điều này đã mang lại cho họ nhiều lợi nhuận, giá thành phẩm giảm đi.

Ông Huỳnh Văn Tân - Giám đốc Công ty cổ phần Thép Thành Lợi, đơn vị đang có hàng trăm tấn phế liệu nhập về ở cảng Đà Nẵng tiết lộ: Một tấn thép phế liệu hiện nay khi luyện lại sẽ cho ra thành phẩm khoảng 870 kg thép. Còn ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội thép cho biết chỉ cần 1,1 tấn thép phế liệu cho vào lò luyện hồ quang là doanh nghiệp thu được một tấn thép thành phẩm. Như vậy, nếu tính giá nhập phế liệu hiện thời là khoảng 540 USD/tấn, giá thép bán ngoài thị trường hơn 1.100 USD/tấn thì khi cho ra thành phẩm, doanh nghiệp thu lợi gấp đôi.

phe-lieu-s%E1%BA%AFt-vun-1.jpg


Riêng mặt hàng phế liệu nhựa, con số lợi nhuận còn cao gấp hai lần tiền vốn ban đầu. Hiệp hội nhựa Việt Nam tính toán: một sản phẩm nhựa hoàn chỉnh phải sử dụng hết 80% nguyên liệu là hạt nhựa chính phẩm. Trong khi đó, nếu sử dụng nhựa tái chế thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm phân nửa loại hạt nhựa chính phẩm. Ông này phân tích: Một tấn nhựa phế liệu nhập hiện có giá 200 USD, trong khi một tấn hạt nhựa chính phẩm nhập có giá 1.600-2.200 USD. Như vậy, trừ tất cả những chi phí như vận chuyển, tiền mua hàng, tái chế... thì doanh nghiệp nhập phế liệu nhựa lãi to.

Trong một lần tiếp xúc mới đây, một đại diện của Hiệp hội thép Mỹ cho chúng tôi biết: Sắt thép dưới dạng phế liệu được phân thành nhiều loại. Thường phân thành hàng loại I, II, III tương ứng với loại đã được làm sạch, loại còn bẩn. Loại được làm sạch từ nước ngoài tất nhiên có giá bán cao hơn nhiều vì chi phí cao hơn, vì khi thu mua phế liệu sắt đã được phân loại, làm sạch tương đối. Riêng loại có lẫn tạp chất bẩn thì giá bán vô chừng, tùy theo độ bẩn ít hay nhiều. “Thậm chí nhiều khi người bán từ nước ngoài phải trả tiền cho người mua (nhập rác bẩn - NV) do hàng này thực tế đã là rác thải và không được ưa chuộng trên thị trường phế liệu chính thống” - vị này nói.
 
×
Quay lại
Top