Cầu Xóm Bóng Nha Trang

nganroyaltravel

Thành viên
Tham gia
19/8/2013
Bài viết
0
Cầu Xóm Bóng Nha Trang
Cầu Xóm Bóng bắc qua cửa sông Cái Nha Trang là con sông lớn nhất Khánh Hòa, được xây dựng lại vào năm 1969, dài 307,95m. Đường cầu phía Bắc đi qua chân Tháp Bà Ponagar, ở hướng Đông. Người dân Khánh Hòa luôn tự hào giữa thành phố Nha Trang thơ mộng của mình có cây cầu đẹp, tọa lạc giữa cảnh quan nên thơ, quyến rũ.
Nhiều người coi việc quốc lộ xuyên Bắc - Nam của Tổ quốc đi qua chân Tháp Ponagar là chuyện hiển nhiên, bình thường. Còn nhiều nhà văn hóa, học giả, đặc biệt là những khách nước ngoài coi đó là chuyện khác thường. Người Pháp biết Tháp Ponagar là tháp lớn nhất, kiến trúc đẹp nhất và thiêng liêng nhất trong nhóm Tháp Chăm lúc đó, ấy vậy mà họ vẫn cho QL1 xuyên Bắc - Nam của nước ta đi qua chân Tháp Ponagar.
Đến năm 1925, người Pháp đã hoàn tất và thông xe toàn bộ QL1 xuyên Đông Dương, từ Hữu Nghị (tên cũ là Mục Nam Quan) qua Hà Nội, Sài Gòn đến Phnômpênh - Thủ đô Campuchia. Tuy vậy, rất nhiều nơi vẫn vượt sông bằng phà, luôn bị mưa lũ chi phối và tốc độ đi lại chậm chạp. Trong số các bến phà đó có bến phà Sông Cái Nha Trang, đặt phía hạ lưu cầu Xóm Bóng. Cầu Xóm Bóng được xây dựng mới trong hoàn cảnh bức xúc như vậy. Chỉ nhìn thuần túy về chi tiêu kinh tế, kỹ thuật, vị trí cầu Xóm Bóng như vậy là quá tối ưu.
Để giảm bớt tác động của QL1 khi đi qua chân Tháp, người Pháp đã hạ chiều cao của cả cầu lẫn đường đầu cầu đến mức thấp nhất, mặc dù sông Cái Nha Trang vẫn nguyên vẹn nhu cầu thông thuyền. Vậy mà đến năm 1969, người Mỹ và chính quyền cũ đã làm lại cầu Xóm Bóng có độ cao như ngày nay, làm giảm thế đứng hoành tráng của cổng Tháp đẹp, nhưng rắc rối nhất, vẫn là trước cổng Tháp mật độ giao thông qua dày đặc, tiếng ồn, khí thải, TNGT, buôn bán vô tội vạ... và sự trống vắng cây xanh trước cổng Tháp.
Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, ông Mai Đức Chính lúc đó là Giám đốc Sở Địa chính Khánh Hòa trong cuộc họp lãnh đạo tỉnh đã nêu ý kiến nên chuyển vị trí xây dựng mới cầu Xóm Bóng lên phía thượng lưu cầu cũ.
Sau cuộc họp đó, nhiều quan chức có ý kiến về quy mô và thiết kế xây dựng đảm bảo các điều kiện kinh tế kỹ thuật cho 1 cây cầu như đề xuất của ông Chính vậy là ý tưởng một cây cầu đi bộ ở Nha Trang dài nhất miền Trung đã hình thành.
Thế rồi, chỉ vài ngày sau ngày giải phóng Nha Trang (2/4/1975) không lực của chính quyền Sài Gòn đã ào ạt ném hàng loạt bom nặng xuống cầu Xóm Bóng, làm nhiều người dân vô tội đã thiệt mạng và cầu Xóm Bóng bị hư hỏng nặng. Giao thông bị cắt đứt, buộc phải chờ sửa chữa.
Ban Giao vận Khánh Hòa “chân ướt, chân ráo” từ trên núi mới xuống, đã ra tay quyết liệt và huy động hàng trăm kỹ sư, công nhân cầu đường, phần lớn những người tình nguyện ở lại với quê hương, liên tục ngày đêm cứu chữa cầu Xóm Bóng và đã cứu được cầu rất nhanh chóng.
Tuy nhiên cầu chỉ đi được một làn xe về phía Đông, cầu vẫn bị rung và lắc mạnh, tải trọng qua cầu buộc phải giảm đến mức tối đa. Sau đó lực lượng chính quy là Liên hiệp 5, Khu QLĐB5 đã tiếp tục cứu chữa nhưng cầu vẫn chỉ đi được một bên phía Đông như cũ. 11 năm chờ đợi là 11 năm gian khổ. Gian khổ nhất là khắc phục ùn tắc và TNGT. Cảnh sát giao thông cũng như công nhân cầu đường đã phải liên tục bám sát ngày đêm để đảm bảo giao thông.
Cuối năm 1985, Công ty Cầu đường của tỉnh đã được lệnh khởi công sửa chữa cầu Xóm Bóng. Sở GTVT tỉnh đã được Bộ GTVT cấp vốn, vật tư, được UBND tỉnh giao toàn quyền lo thiết kế và thi công. Và đến ngày 25/1/1986, Sở GTVT tỉnh chính thức cắt băng thông xe cầu Xóm Bóng. Từ đó đến nay cầu Xóm Bóng đã góp phần xây dựng, phát triển KT-XH vùng miền, tạo thuận lợi cho người dân đi lại.
 
×
Quay lại
Top