Câu chuyện văn hóa: Cái cân ông già - tuổi thơ

cuoigia

Thành viên
Tham gia
12/12/2011
Bài viết
5
Ở một góc đường trung tâm thành phố nhộn nhịp người qua lại thỉnh thoảng thấy xuất hiện ông già tướng khắc khổ ngồi bên cạnh cái cân nhỏ. Khách nào có nhu cầu đo đếmtrọng lượng của mình thì xin mời, bảng giá treo bên cạnh chỗ ông già ngồi: 500đồng/lượt.
Tôi không có nhu cầu kiểm tra trọng lượng, nhưng nhìn thấy cảnh ông già ngồi buồn không khác gì cảnh cụ đồ hí hoáyviết những câu đối tết mà thiếu những cặp mắt đồng cảm, một lần tôi quyết định đứng lên cái can dien tu.
Mũi tên trên cái cân chao qua chao lại,cuối cùng dừng lại ở con số 55! Tự cảm niềm vui vì đây là con số đẹp, tôi quyết định trả cho ông già gấp 10 lần giá công bố! Rất từ tốn, ông già nói: “Cân của qua chính xác và qua lấy đúng giá. Chú em nên tẩm bổ thêm vào vì chú em hơi bịốm so với chiều cao của mình. Cảm ơn chú em!”.
Một lần khác, có một vị khách tây đưa máy hình lên chụp lia lịa dáng ngồi bên cái cân của ông già, sau đó người khách mở ví, nhẹ nhàng đặt vào tay ông già tờ 5 USD. Ông già xua tay không nhận. Khi người khách đi, ông già lắc đầu nhè nhẹ, nhìn vào cái candien tu trước mặt mình, cười buồn.
Từ chuyện ông già, tôi nhớ thời baocấp, nhà tôi ở gần hợp tác xã mua bán (thật ra chỉ là nơi nhận hàng từ cơ quancấp trên sau bán lại cho nhân dân theo cơ chế tem phiếu). Tháng nào tôi cũngnhận được nhiều quà từ chính tay những cán bộ đứng ra phân phối hàng cho bà controng khu phố. Công việc của tôi rất đơn giản, giữ giùm (bí mật) hai cái cânđánh dấu số 1 và số 2 cho các chú, các cô trong hợp tác xã, để khi hàng nhậpvào và phân phối ra thì tùy cơ ứng biến.
Thời ấy thấy người lớn cho quà là tôi vui, chứ làm sao biết được nguyên nhân khiến người ta đối xử quá tốt với mìnhnhư thế. Khi người lớn trong gia đình phát hiện tôi tiếp tay làm chuyện tày trời, vừa giải thích vừa răn đe chuyện tôi làm ảnh hưởng đến nhiều người, đặcbiệt là gia đình đã nghiêm cấm tôi (hàng của nhà tôi “mua” ở hợp tác xã luôn bị cân thiếu), nhưng không dám làm lớn chuyện vì sợ uy lực của một số người.
Những người “tốt” với tôi ngày xưa giờvẫn còn, chuyện công danh người thành kẻ bại. Những khi gặp lại tôi, có người đem chuyện cái cân ôn lại như là chiến tích cá nhân, và cười xòa về một thời mê muội, mà trong đó dường như họ đã có công đóng vai trò diễn viên/đạo diễn có thực tài và tâm huyết tạo ra những tình huống bi hài đắc địa để đưa khán giả vào mê hồn trận.
Tôi thầm nghĩ những cái cân vô danh nhưng đã làm đúng và đủ chức phận mà con người đã đặt niềm tin vào cân: đọc không sai “trọng lượng” của những người dùng nó!
TIẾN ĐẠT
ViệtBáo (Theo_TuoiTre)
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top