Cạo gió đúng nè mấy bạn SV mới xa nhà

TiChuotBmt

Thành viên
Tham gia
9/9/2014
Bài viết
50
Khi là sinh viên rồi, phần lớn chúng ta đều ở xa gia đình, cũng không thể mỗi lần mệt chút là vung tiền mua thuốc, đi bác sĩ như một số bạn có điều kiện. Mình cũng là sinh viên nên hiểu thường chúng ta hay có thói quen cạo gió khi nhức đầu, chóng mặt, cảm, đau nhức,...Tuy nhiên, đây là phương pháp dân gian, được truyền miệng nên không phải ai cũng biết thực hiện đúng cách. Cạo gió không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lắm đấy.
Hồi còn sống mình cũng làm theo mấy cách nào, các bạn thử xem. (Mình đùa thôi)

cach-cao-gio-dung-cho-tung-loai-benh_1.jpg


Cách cạo gió cho các loại bệnh

1. Sốt nóng nhức đầu: Cạo 2 bên đường gân dưới cổ (ngay bên dưới ót) tạo thành 2 đường chéo ở 2 bên vai, theo chiều từ cổ đến vai và từ đốt xương sống lưng số 2, 3 ra 2 bên vai.

2. Ho: Cạo gió phía sau lưng, giữa sống lưng và trước ngực theo đường thẳng giữa ngực.

3. Đau bụng, nôn ọe, đi ngoài: Cạo giữa sống lưng và 2 bên mạng sườn từ trên xuống. Cạo trước ngực, từ lõm cổ xuống, rồi từ cánh tay đến các đầu ngón tay. Sau đó, cạo từ mặt ngoài chân xuống đến mu bàn chân, sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.

4. Đau nhức: Tay chân nhức mỏi hay đau nhức chỗ nào thì cạo ngay chỗ ấy. Tại điểm đau nhức, cạo 2 bên theo đường tuyến từ trên xuống.

5. Bị trúng gió, cảm nắng: Cạo gió sau lưng (giữa lưng và 2 bên), bắt gió ở trước trán (chỗ ấn đường), chà xát 2 bên Thái Dương (mang tai). Nếu bị ngất thì lấy móng tay ấn mạnh tại huyệt nhân trung cho tỉnh lại. Nếu phát sốt, lấy kim châm các tĩnh huyệt hay đầu ngón tay ra máu. Trong trường hợp người bệnh đầu còn nặng thì ấn mạnh tại xoáy hay huyệt bách hội trên đỉnh đầu và cạo gió thêm ở hai bên tay, chân.

LƯU Ý:

- Nên cạo gió trong phòng, tránh gió lùa
- Không nên sử dụng dầu xoa mà thành phần của nó có tinh dầu bạc hà (menthol), vì đây là tinh dầu có tính chất bốc hơi nhanh nên gây cảm giác mát lạnh. Khi xoa dầu, ban đầu cảm thấy ấm nóng nhưng một lúc sau thì cảm thấy mát và lạnh vùng được xoa dầu.
- Không dùng vật sắc cạnh, cứng để cạo gió, vì dễ gây tổn thương da, có nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm một số bệnh lây lan qua đường máu.

Tốt nhất nên sử dụng vật cạo là củ gừng được cắt bằng ở đầu, dùng đầu gừng cạo, khi tà đầu thì cắt ngang bỏ, tạo đầu mới, vừa an toàn vừa sử dụng được tinh dầu gừng có tính ấm, nóng.

- Chủ yếu cạo hai bên đường dọc cột sống lưng. Không nhất thiết phải cạo đến đỏ bầm.
- Không nên cạo vùng cơ cổ.
- Sau khi cạo gió xong nên giữ ấm cơ thể, tốt nhất ăn thêm một bát cháo hành giải cảm.
- Cạo gió thực sự hữu hiệu trong trường hợp cảm mạo thời tiết, nhiễm lạnh , nhức mỏi tay chân do làm việc quá độ. Trong trường hợp suy nhược vì một bệnh lý nào đó như đau đầu chóng mặt vì cao huyết áp, viêm xoang,… thì nên đến cơ sở y tế khám để có một chẩn đoán xác định và phương thức điều trị thích hợp.

- Những người bị bệnh tim mạch, huyết áp không nên cạo gió.

(Nguồn: sưu tầm)
 
nghe bảo cạo gió là phản khoa học mà, cạo gió làm tổn thương bề mặt da ý
 
nho không cần học gấp, nhưng đánh dấu bài này, khi nào cần mở ra coi =))
 
=)) Cô lưu đi, xong hôm nào tui với cô lôi cô Chanh với bà 93 ra thực hành =))
 
Nhớ hồi còn nhỏ chị cạo gió cho chị họ của chị cũng ở kế bên nhà. Con nít mà có biết gì đâu, cạo mà tím lét hết luôn á/không để ý tới thẩm mỹ gì cả:)) Thế là chỉ bị mẹ chỉ la, lát còn có bạn trai chỉ dzô chơi nữa:))
 
duyluan272 Mình cũng có nghe nói. Nhưng thực tế đã chứng minh mỗi lần mình trúng nước, trúng gió mà cạo gió là mình khoẻ hẳn thật. Nhanh hơn uống thuốc nữa. Quan trọng là phải biết cạo và cạo đúng cách.
 
×
Quay lại
Top