[Cao đẳng năm nhất, năm 2 vào đây] Nếu bạn không muốn chờ 36 tháng để liên thông.

sinhvienlentieng

Thành viên
Tham gia
30/12/2012
Bài viết
5
Nếu phản đối, bạn hãy vào đây.

Bài viết dành cho các bạn sinh viên năm 1, năm 2 hệ chính quy, nằm ngoài các khối ngành như kinh tế, quản trị, tài chính (năm 2013 tạm dừng tuyển sinh các khối ngành này, mấy năm sau thì không rõ) những bạn nào không có trong diện này xin thứ lỗi (vẫn có thể áp dụng cho trung cấp, cao đẳng năm 3 học hết 5 học kì rồi bảo lưu) Nếu lúc trước chưa có thông tư này bạn học cao đẳng liên thông đại học chỉ mất 4,5 năm, sau khi thông tư này có hiệu lực bạn mất đến 7,5 năm (cao đẳng), hơn 10 năm (hệ trung cấp)

Đến năm 2017 không còn đào tạo hệ trung cấp.

Với thông tư này bạn được thi đại học đến 2 lần (hệ Cao đẳng), 3 lần (hệ trung cấp)




Quote:
Tóm tắt thông tư 55/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:

1. Nếu sinh viên tốt nghiệp trong thời gian 36 tháng tức trong 3 năm muốn liên thông lên đại học phải thi chung đề với các em HS lớp 12, thi vào tháng 7 hằng năm với 3 môn văn hoá gồm các khối A, A1, B, C, D...

2. Nếu không muốn thi chung với các em học sinh lớp 12 thì phải chờ sau 36 tháng tức là sau 3 năm nữa sẽ được thi đề thi do trường ĐH đang theo học ra (bao gồm môn cơ bản, môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề)).
VD bạn tốt nghiệp năm 2013 thì đến 2016 bạn mới được thi đề của trường ĐH đang theo học. Sau đó học thêm 2 năm tổng cộng là sau 5 năm bạn mới có được bằng đại học nếu tính tổng 3 năm học cao đẳng là mất 8 năm để có bằng đại học.

3. Chỉ tiêu liên thông mỗi năm của trường đang theo học chỉ chiếm 20% chỉ tiêu của trường tại thời điểm đó.
Ví dụ năm 2015 trường tuyển 3000 chỉ tiêu thì chỉ được tuyển 600 sinh viên liên thông. Số điểm chuẩn chính bằng với số điểm tuyển sinh của thí sinh hệ chính quy (nếu bạn thi trong 36 tháng).
VD năm 2016 bạn thi đại học khối A điểm sàn 15 điểm, bạn thi ngành Công nghệ thông tin điểm chuẩn nguyện vọng 1 là 16 điểm, xem như bạn rớt đại học (liên thông).

4. Sinh viên học liên thông sẽ phải học chung với sinh viên chính quy (cùng tín chỉ, cùng mã môn học), thi chung đề với thí sinh học đại học chính quy, có thể không học trong ngày thứ 7, chủ nhật nữa mà học hẳn các ngày "chính quy" trong tuần như sinh viên đại học chính quy. Thường 1 học kì kéo dài 4,5 tháng, liên thông hết sẽ mất 1,5 năm do đó có thể trong thời gian học bạn sẽ khó có thể đi làm được.

5. Thông tư chính thức có hiệu lực kể từ ngày 07/02/2013.

Ưu: Chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao, sẽ phân loại ai giỏi, ai "dốt", ai chịu học, ai không khi đó giá trị của sinh viên đại học và cao đẳng (liên thông) là như nhau. Không còn việc so sánh phân biệt "chủng tộc" bằng cấp giữa đại học và cao đẳng.

Nhược: Nhiều quá, không kể hết.

tuyen-sinh-2012-phong-thi-so-bao-danh-thi-sinh-duoc-dua-len-mang.jpg

Quote:
Với thông tư trên bạn có 4 lựa chọn đó là:


1. Tiếp tục học cao đẳng, chuyện liên thông tính sau, không quan trọng.

2. Tiếp tục học và thi liền thông với các môn văn hoá (sau khi tốt nghiệp cao đẳng) hoặc chờ 3 năm sau thi đề của trường và mất thêm 2 năm để học liên thông..

3. Bỏ học, chờ sang năm quyết tâm thi đậu đại học cho bằng được và mất 4 năm học lại (đăng kí ngành khác, trường khác...).

4. Thi lại, bảo lưu và chuyển kết quả.

Chi tiết cách thứ 4:Thi lại, bảo lưu và chuyển kết quả.

Cách này giúp bạn tiết kiệm thời gian (chỉ mất khoảng 2-3 năm tuỳ từng người) nhưng vẫn có được bằng đại học chính quy như bao sinh viên đại học khác.

Mình ví dụ nếu bạn đang là sinh viên năm 2 cao đẳng, năm 2014 bạn ra trường, đây là trường hợp bạn ra trường và thi liên thông liền (năm 2015) bạn học thêm 1,5 năm là đến 2017 bạn có bằng đại học.

Nay năm tới (năm 2013 bạn thi lại , quyết tâm đậu), do được bảo lưu-chuyển nên bạn chỉ học lại những môn chưa học, môn nào chưa có ở chương trình cao đẳng (có ở chương trình đại học).

Vì là Sinh viên năm 2 cao đẳng bạn đã đi được nữa chặn đường, lại quen mọi trường đại học lâu nay, giờ bạn chỉ còn 50% hoặc 75% chặn đường nữa thôi(tuỳ năm 1,năm 2, tuỳ sức học mỗi người). Bạn trúng tuyển năm 2013 tức 2017 bạn mới được ra trường, nhưng nay bạn đã hoàng thành chương trình xong vào năm 2015 (hoặc 2016) vì thế bạn có quyền làm hồ sơ xin thực tập chuẩn bị ra trường sớm.

Đây chính là ưu điểm của việc học tín chỉ.

Quote:
Chú ý quan trọng là cách này chỉ áp dụng cho các bạn học lực khá giỏi, kiên trì, nhẫn nại vì nó liên quan đến vấn đề bảo lưu kết quả và học lại. Môn học bảo lưu ở cao đẳng phải cùng mã ngành và cùng số tín chỉ như môn học ở khối đại học. Điểm tích luỹ phải từ điểm C trở lên (thang điểm chữ), điểm 2 trở lên (thang điêm 4). Vấn đề bảo lưu- chuyển tuỳ vào từng trường có cho phép hay không? Bạn nên hỏi trước khi làm nhé (vì sẽ có trường cho bảo lưu- chuyển, trường không cho bảo lưu-chuyển).

Sau khi bạn đã học xong năm 1 hoặc năm 2, lúc này bạn đã tích luỹ được khá nhiều môn, công việc hiện tại của bạn là hoàn thành chương trình của năm 1, năm 2 và cố gắng lấy kết quả tốt (điểm A,B,C theo thang điểm chữ, 2,3,4 theo thang điểm bốn). Sau khi bạn kết thúc học kì 2 thì cũng là lúc tháng 7 vừa về, thời điểm các học sinh lớp 12 thi đại học. Trong quá trình học tại trường đại học, cao đẳng bạn hãy dành chút ít thời gian ôn lại kiến thức các khối thi toán lí hoá nếu thi khối A, toán lí anh nếu thi khối A1

4ff3b663a6f9b102003.jpg

Công việc tiếp theo là trong tháng 2,3 bạn nhớ làm hồ sơ dự thi đại học cho kịp thi vào tháng 7, đăng kí đúng với khối ngành và trường hiện tại bạn đang học. Nhớ xin chữ kí thầy hiệu trưởng cho thầy nhớ mặt, sau này dễ "ăn nói".

Nếu khi có kết quả thi bạn đã đậu xin chúc mừng bạn, công việc tiếp theo là bạn hãy nhanh chân lên phòng đào tạo in bảng điểm của lớp cao đẳng, sao đó chắt lọc ra các môn trùng mã môn học , số tín chỉ giữa đại học và cao đẳng. Liên hệ với cố vấn học tập (hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp cao đẳng của bạn), nhờ họ hướng dẫn quá trình bảo lưu và chuyển kết quả của cao đẳng sang đại học. Trong khi và chờ hoàn tất công việc bảo lưu- chuyển kết quả bạn nhớ liên hệ với các sinh viên khối đại học năm 1,2 (nay là năm 2,3) nhờ họ hỗ trợ việc đăng kí môn học cho học kì mới.

Với cách này thay vì mất 5 năm theo cách 1, 4 năm theo cách 2 bạn chỉ mất 2,3 năm theo cách 3 tuỳ vào bạn học năm nhất hay năm 2. Vì khi bạn thi lại đại học cùng ngành, cùng trường bạn sẽ được bảo lưu kết quả cao đẳng và chuyển qua kết quả đại học (với điều kiện môn đó ở khối cao đẳng cùng mã ngành, cùng tín chí với môn học ở đại học).

4-7-2012-thidaihoc-10.jpg

Mình xin lấy ví dụ cho dễ hiểu. Giả sử mình học cao đẳng sư phạm toán, là sinh viên năm 2 năm 2012, sau khi học 4 học kì điểm tích luỹ của mình chỉ từ điểm C trở lên. Tổng điểm tích luỹ là 3.4 (thang điểm bốn). Khi đó vào tháng 3 năm 2013 mình sẽ làm hồ sơ thi khối A1 ngành sư phạm toán (hoặc khối A)cũng trường đại học Cần Thơ, trường mình đang theo học, nhớ là mình vẫn tiếp tục học tại trường đại học Cần Thơ nhé. Sau khi kì thi tuyển sinh đại học tháng 7 năm 2013 diễn ra, mình thi đậu mình lập tức liên hệ phòng đào tạo in bảng điểm, đối chiếu các môn trùng giữa đại học và cao đẳng như sau:
1. Tâm lí học 1,2.
2. Giáo dục học 1,2.
3. Chủ nghĩa Mác-lê 1,2.
4. Tư tưởng HCM.
5. Đường lối quân sự của Đảng.
6. Quy hoạch tuyến tính.
7. Phương trình nghiệm nguyên.
8. Số học.
Vân…vân…và vân…vân…


Tính ra nếu là sinh viên năm nhất tích luỹ khoảng 15 môn chung, sinh viên năm 2 tích luỹ khoảng 30 môn. Sau đó miình sẽ trao đổi trực tiếp nhờ cố vấn học tập (hoặc giáo viên chủ nhiệm) bảo lưu và chuyển điểm hiện có. Do đó khi đậu đại học (mới thi lại) bạn chỉ học lại các môn chuyên ngành. Thời gian chỉ mất từ 2,3 năm.
Cách này chỉ áp dụng cho ai chịu khó, siêng học 1 tí, kiên trì nhẫn nại. Và không muốn mất tiền, mất thời gian vì đang học cao đẳng.
Nguồn: VOZFORUMS
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
sao lằng nhằng quá vậy,ưu thì ít mà nhược thì nhiều
 
Thông tư mới này quá bất cập đó mà.

chắc muốn triệt để người lười,nhưng mà làm thế này cũng bất cập quá-VN cũng có rất nhiều sv học cao đẳng, trung cấp mà, với lại sau khoảng 3 năm học chuyên ngành còn đâu kiến thức phổ thông nữa mà thi lại với mấy em đó nữa
 
×
Quay lại
Top