Cảnh báo nguy cơ nhiễm bệnh nếu không vệ sinh máy giặt

sttposter88

Thành viên
Tham gia
27/1/2016
Bài viết
0
Nhiều người cho rằng máy giặt có chức năng làm sạch quần áo, do đó cũng sẽ luôn được tự làm sạch. Nhưng trên thực tế, máy giặt là một trong những nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe nhất.
Máy giặt – Môi trường lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh

Trong cuộc sống hiện đại, chiếc máy giặt đã trở thành vật dụng không thể thiếu của mọi gia đình. Chức năng của máy giặt là loại bỏ vết bẩn trên quần áo, do đó đa số chúng ta cho rằng máy có thể tự làm sạch trong quá trình giặt, xả quần áo. Tuy nhiên trên thực tế, máy giặt lại là “ổ vi khuẩn” khổng lồ mà mắt thường không nhìn thấy được.

may-giat-long-dung.jpg


Nguyên nhân là do trong quá trình giặt, đa số bụi bẩn được đẩy ra bên ngoài cùng với nước thải qua đường ống sau máy; nhưng một phần các chất bẩn cứng đầu, các khoáng chất trong nước (canxi, magie…) và dư lượng xà phòng không thể thoát ra sẽ tích tụ lại bên trong máy giặt, lâu ngày tạo thành lớp nhầy dính, có mùi hôi. Các cặn bẩn này kết hợp với không khí ẩm do máy giặt không được làm khô hoàn toàn sau khi giặt sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn độc hại phát triển, bám vào quần áo, rồi từ đó dính vào cơ thể và gây bệnh cho người sử dụng.
Năm 2005, đại dịch E.coli ở Anh Quốc đã làm 150 người ngã bệnh và cướp đi mạng sống của một em bé. Các cơ quan y tế đã vào cuộc và bất ngờ trước kết quả: máy giặt chính là hang ổ của vi khuẩn E.coli và hàng ngàn loại vi khuẩn có hại khác.

Charles Gerba, giáo sư về vi sinh tại Đại học Arizona (Mỹ), đã nghiên cứu chuyên sâu về những loại vi khuẩn gây hại trong máy giặt và phát hiện: thủ phạm chính là đồ lót. Ước tính, trung bình có khoảng 0,1g gram (10.000 vi sinh vật)/mỗi cặp quần lót. Khi giặt đồ lót, sẽ có khoảng 100 triệu con vi khuẩn E.coli trong nước xả, chúng có thể bám vào các trang phục khác được giặt cùng để tiếp tục sinh sôi và gây bệnh.

Các nghiên cứu đã đưa ra kết luận: lượng vi khuẩn chứa trong những chiếc máy giặt không được vệ sinh thường xuyên lớn hơn nhiều lần bồn cầu. Đặc biệt, 3 đài truyền hình lớn của Đài Loan là EBC, TVBS và Hoa Thị trong năm 2011 đã làm cuộc điều tra và cho biết lượng vi khuẩn trong máy giặt bẩn hơn bồn cầu 530 lần. Mỗi khi đóng, mở cửa máy giặt, chúng ta có thể hít phải hàng chục nghìn bào tử nấm mốc độc hại, thường là loại nấm mốc Cladosporium. Ngoài việc nhiễm nấm mốc qua đường hô hấp, người dùng còn có thể bị bệnh qua da khi chạm tay vào cửa máy giặt, sau đó không rửa tay.

Như vậy, nếu không chú ý vệ sinh máy giặt thường xuyên, vi khuẩn từ quần áo sẽ dính vào cơ thể và gây ra các bệnh về da, đường ruột, hô hấp, dị ứng…, đặc biệt nguy hại đối với trẻ nhỏ và người già có sức đề kháng thấp. Đối với người trưởng thành, nấm mốc từ máy giặt có thể làm tăng nguy cơ viêm q.uy đầu ở nam giới, viêm nhiễm và các bệnh phụ khoa ở nữ giới, thậm chí gây nguy hiểm cho thai nhi nếu người mẹ đang mang thai.

Ngoài ra, nếu không vệ sinh máy giặt thường xuyên, các chất bẩn tích tụ lâu ngày sẽ bám vào vòng quay và chốt xoáy, khiến trục máy bị nặng nề, kẹt cứng, làm giảm tuổi thọ và khiến máy nhanh hỏng hóc.

Gợi ý vệ sinh máy giặt đúng cách

Để giữ máy giặt luôn bền đẹp và vệ sinh, đảm bảo sức khỏe và tránh mùi hôi trên quần áo, người sử dụng cần lưu ý:

- Không nên dồn ứ quần áo bẩn trong máy giặt để chờ đủ mẻ giặt, tốt nhất quần áo bẩn nên được giặt hàng ngày.

- Không nên vì tiết kiệm mà giặt quá nhiều quần áo một lúc, máy sẽ bị quá tải và không thể xả hết chất bẩn, khiến cặn bám tích tụ nhiều hơn.

- Nên xả qua quần áo bên ngoài trước khi giặt, không cho quá nhiều xà phòng mỗi lần giặt để tránh cặn bám. Khi giặt xong, nếu phát hiện thấy bột giặt thừa thì cần lau sạch và phơi khô ngăn đựng bột giặt.

- Để mở cửa máy giặt khi không sử dụng.

- Nên vệ sinh máy giặt thường xuyên mỗi tháng 1 lần. Có nhiều phương pháp làm sạch máy giặt với chanh, giấm, bột baking soda…, nhưng để tiết kiệm thời gian, công sức và tăng cường hiệu quả làm sạch, tốt nhất nên sử dụng sản phẩm vệ sinh máy giặt uy tín trên thị trường.

Hiểu thêm về tác động của máy giặt ảnh hưởng tới "cậu nhỏ" của nam giới nhận biết hẹp bao q.uy đầu
 
×
Quay lại
Top