Cảnh báo chứng căng thẳng, suy nhược và giảm sút trí nhớ mùa thi

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Cứ đến mùa thi là nhiều sĩ tử lại bị căng thẳng, suy nhược và giảm sút trí nhớ. Cùng tìm hiểu thật kỹ về nguyên nhân, biểu hiện của hội chứng này và phương cách ta “bye bye” nó để an tâm học tập nhé!
Biểu hiện suy nhược thần kinh ở sĩ tử mùa thi


Nếu bạn đang có vài trong số các biểu hiện sau, có thể bạn đang bị suy nhược thần kinh đấy!

- Hay có cảm giác buồn bã, âu sầu, luôn nghi ngờ mình có bệnh.

- Thường xuyên suy nghĩ tiêu cực về bệnh của mình cũng như cuộc sống xung quanh.

- Thiếu tỉnh táo, đau đầu, chóng mặt, kém tập trung, giảm sút trí nhớ.

Ngoài ra, bạn còn có thể cảm thấy ăn uống không ngon, da mặt nhợt nhạt và đặc biệt là ngủ không sâu giấc.


img20160702122350529.jpg


Nếu để hội chứng kéo dài, bạn sẽ dễ bị các “biểu hiện tăng nặng” như: chậm nhớ chóng quên, dễ xúc động, hay than thở, giảm kiên nhẫn, khả năng học tập và làm việc giảm sút.

Vì sao sĩ tử hay bị suy nhược thần kinh?

Trong mùa thi với khối lượng bài vở đồ sộ, áp lực thi cử và quá trình học tập khiến nhiều sĩ tử thấy mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể lực, nên ôn luyện mấy cũng bằng không. Lúc này các tế bào làm việc quá căng thẳng mệt mỏi gây thiếu máu lên não, làm giảm chức năng phản xạ cũng như điều khiển hệ thần kinh.

Bạn cũng đang bị kỳ thi ám ảnh?

Để nhanh chóng chặn đứng các biểu hiện của Suy nhược thần kinh, và sẵn sàng đạt kết quả tối ưu trong các Kỳ thi sắp tới bạn có thể tham khảo các bí quyết sau:

+ Bí quyết số 1: Có thực mới vực được đạo

Hãy ăn đủ 3 bữa chính, 2 bữa phụ mỗi ngày với các loại thực phẩm phong phú khác nhau để cải thiện trí nhớ, tăng hiệu quả học tập nhé!


img20160702122350755.jpg

Bạn hãy tham khảo Tháp dinh dưỡng cơ bản này nhé!

+ Bí quyết 2: Không lạm dụng chất kích thích

Trà và cà phê là 2 đồ uống “ruột” của các sĩ tử trong mỗi kỳ thi. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, tác dụng của chúng chỉ kéo dài trong khoảng 2 giờ; trong khi đó chất cafein có trong trà và cà phê lại có nhiều tác dụng phụ:

- Làm tăng mức độ đào thải magie qua nước tiểu, khiến cho tình trạng lo âu, buồn rầu tăng lên. Lý do là vì magie có vai trò trấn an thần kinh, chống stress.

- Làm giảm hấp thu vitamin B1 – chất quan trọng trong hoạt động hệ thần kinh.

Do đó, dù vì lý do gì thì bạn cũng đừng lạm dụng trà, cà phê nhé!

+ Bí quyết 3: Tẩm bổ đúng cách

Trong mùa thi, nhiều sĩ tử có quan niệm “ăn gì bổ nấy” nên thường ăn óc heo để bổ não. Nhiều bạn còn được bố mẹ tẩm bổ thêm nào là gà tần, bồ câu, nấm linh chi, sâm, yến sào…

Thực ra, đây lại là các món ăn giàu chất đạm, khó tiêu, quá nhiều cholesterol; càng không có lợi cho những người béo phì, dễ bị rối loạn mỡ máu. Các sĩ tử lưu ý không nên lạm dụng để tránh bị thừa chất.


img20160702122352151.jpg


Gà tần rất ngon nhưng chỉ nên ăn 1 bữa/tuần thôi!


Bên cạnh đó, để tăng khả năng tiếp nhận kiến thức, sĩ tử có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc cho não, ví dụ như các sản phẩm hoạt huyết Đông Y. Các thuốc hoạt huyết này sẽ giúp tăng cường máu cùng oxy, dưỡng chất lên não, làm giảm căng thẳng, giúp tỉnh táo, tập trung, cải thiện rõ rệt trí nhớ, hiệu quả học, thi cử.

+ Bí quyết 4: Tránh xa tổn thương tâm lý

Trong thời gian nước rút trước kỳ thi, nhiều bạn dễ bị tổn thương tâm lý nên cần được sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Hãy tìm tới người thân của mình để cùng nhau chia sẻ những lo lắng, tăng sự tự tin để bước vào những kỳ thi sắp tới nhé!

Theo Trí Thức Trẻ
 
Hahaa thi xong hết rồi còn đâu
 
Rụng tóc có thể là hậu quả của stress kéo dài. Nhưng trải qua những biến cố trong cuộc sống như cái chết của người thân hay sự thay đổi nghề nghiệp có thể khiến tóc của bạn ngừng phát triển tạm thời vì cơ thể phải nỗ lực để vượt qua căng thẳng. Khi tóc bắt đầu mọc trở lại, những sợi tóc đã ngừng phát triển giữa chừng sẽ rụng cùng một lúc, vì vậy bạn có thể thấy mình chải ra một nắm tóc rụng.
 
×
Quay lại
Top