Cận thị và các phương pháp điều trị

Mắt Việt Nga

Thành viên
Tham gia
16/4/2012
Bài viết
4
Cận thị và các phương pháp khắc phục:

Cận thị - một căn bệnh quen thuộc và hiện nay đã trở thành một hiện tượng rất phổ biến, đặc biệt ở các em đang trong độ tuổi đến trường.Cận thị làm ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận và cảm nhận cuộc sống bằng thị giác.

Cận thị hay còn gọi là tật nhìn gần là hiện tượng hệ thống quang học của mắt hoạt động quá mạnh làm cho hình ảnh tập trung phía trước võng mạc. Người bị cận thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly gần, nhưng không nhìn rõ đối với những mục tiêu ở cự ly xa nếu mắt không điều tiết. Nguyên nhân của cận thị là do giác mạc vồng quá hoặc do trục trước – sau của cầu mắt dài quá khiến cho hình ảnh không hội tụ đúng trên võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía trước võng mạc. Đối với một số dạng cận thị nặng, do khiếm khuyết trong quá trình phát triển, nhãn cầu dài hơn bình thường làm cho võng mạc cách xa điểm hội tụ hình ảnh. Ở dạng cận thị này, võng mạc có thể bị thoái hóa do sự kéo giãn quá mức dẫn tới mù lòa, thậm chí di truyền sang cả các thế hệ sau. Tuy nhiên, đại đa số người dân Việt Nam vẫn còn rất thờ ơ với loại bệnh không gây chết người trực tiếp này.

Cho tới nay, có rất nhiều phương pháp điều trị cận thị, tôi xin giới thiệu một số giải pháp trong điều trị bệnh lý này để người bệnh tham khảo:

Phương pháp quen thuộc và phổ biến nhất là đeo kính với độ chỉnh khúc xạ phù hợp, tương ứng với độ giãn của nhãn cầu. Tuy nhiên khi đeo kính, góc nhìn lại bị thu hẹp, hình ảnh bị thu nhỏ và gây vướng víu cho bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi muốn được bỏ kính vĩnh viễn có thể điều trị bằng phương pháp mổ laser. Phẫu thuật này khá phổ biến, chính xác và có hiệu quả cao nhất trong điều trị tật khúc xạ hiện nay, nhất là dùng Excimer Laser. Ưu điểm của phương pháp này là không đau, thời gian phẫu thuật ngắn dưới 10’, độ chính xác cao, gần 100% bệnh nhân trở về dưới 0,5D, phục hồi thị lực nhanh, bệnh nhân nhìn rõ sau mổ 12-24 giờ, tỷ lệ biến chứng rất thấp.

Phương pháp thứ 3 là phương pháp thay thủy tinh thể nhân tạo vào mắt được sử dụng khi bị cận thị rất nặng, có kèm bệnh đục thủy tinh thể. Dùng vật lý trị liệu như luyện tập điều tiết trên máy, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, laser năng lượng thấp có tác dụng làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trương lực cơ.

Thông thường, để phục hồi thị lực tối đa, người bệnh nên chọn phương pháp thứ 2 – phẫu thuật khúc xạ (phẫu thuật chỉnh quang bằng laser). Khi chọn địa điểm để phẫu thuật, người bệnh nên chú ý chọn nơi có hệ thống thiết bị phẫu thuật tiên tiến, ekip phẫu thuật tay nghề cao, quy trình phẫu thuật đạt tiêu chuẩn. Hiện nay, có rất nhiều hệ thống mổ Lasik hiện đại như: Ladar Vision 4000, Technolas 217, Carl Zeiss Mel 80, Nidek EC-5000, Visx Star S4 IR, WaveLight Allegretto Wave Eye – Q… nhưng đạt hiệu quả cao nhất là Carl Zeiss Mel 80 (Laser Excimer MEL 80) của Đức với hệ thống định vị mắt bằng radar có khả năng theo dõi chuyển động của mắt kiểu vòng kín liên tục 4000 lần/ giây, nhờ đó có thể hướng chùm tia Laser chính xác vào vị trí đã định trên giác mạc.
Đối với máy tạo vạt giác mạc người bệnh nên chọn những bệnh viện sử dụng máy tạo vạt giác mạc của hãng Moria của Pháp, loại máy tạo vạt giác mạc của hãng này sử dụng dao vi phẫu đặc biệt bằng kim loại One-Use-Plus là thiết bị tạo vạt giác mạc mỏng nhất trên thế giới với vạt giác mạc mỏng từ 80-100micron mà các loại dao vi phẫu khác không thể có được.

Cuối cùng là việc chọn ekip phẫu thuật: nếu có điều kiện người bệnh nên chọn ekip phẫu thuật cho mình là chuyên gia nước ngoài tay nghề cao, dao vi phẫu chỉ sử dụng 1 lần cho duy nhất 1 bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân nên tập máy để thị lực được phục hồi nhanh hơn.

Đôi mắt là tài sản quý giá mà tạo hóa ban cho con người, giữ gìn, chăm sóc mắt hợp lý là điều cần thiết, người bệnh nên cân nhắc kỹ khi chọn cơ sở y tế điều trị cho “cửa sổ tâm hồn” của mình.

Để được tư vấn miễn phí và chi tiết nhất liên hệ 04.3793 1969
 
×
Quay lại
Top