Cần đưa chất lượng giáo dục về đúng thực tế

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Ngành giáo dục phải quyết tâm đưa giáo dục về đúng thực tế, xóa dần tiêu cực và bệnh thành tích mới là mục đích chính.

951eb18afe4d07.img.jpg
Tỉ lệ đậu tốt nghiệp cả nước trong năm học 2012-2013 đạt 97,52%, giảm 1,45% so với năm học trước nhưng vẫn chưa thể hiện đúng thực chất.

Sáng 20-7, tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới 2013-2014.
Phải giảm tỉ lệ đậu tốt nghiệp

Ông Thái Văn Long, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau, phát biểu: “Đổi mới giáo dục phải đổi mới thi cử. Ngành cần tăng cường môn thi trắc nghiệm nhằm rút ngắn thời gian cho kỳ thi tốt nghiệp, bớt tốn kém mọi mặt cho ngành và xã hội. Có thể môn Toán và Văn vẫn giữ làm bài tự luận nhưng khi tính điểm cần nhân hệ số 2 nhằm giảm áp lực học tập các môn khác cho các em học sinh (HS)”.

Liên quan đến tỉ lệ tốt nghiệp, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM băn khoăn khi TP.HCM bị cắt danh hiệu thi đua vì tỉ lệ tốt nghiệp năm nay cao hơn năm trước. “Bộ cần xem xét lại về cách đánh giá chất lượng kết quả kỳ thi tốt nghiệp, không thể để tỉnh, thành nào có tỉ lệ đậu tốt nghiệp cao lại bị hạ một bậc thi đua trong khi có thể địa phương đó thực hiện rất nghiêm túc, đúng thực tế. Giáo dục đã có đổi mới, chất lượng dạy và học ngày một nâng cao thì kết quả đậu tốt nghiệp tăng lên là bình thường” - ông Sơn nói.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng tỉ lệ đậu tốt nghiệp cả nước trong năm học 2012-2013 đạt 97,52%, giảm 1,45% so với năm học trước nhưng vẫn chưa thể hiện đúng thực chất. Nhiều tỉnh, thành cho rằng thực hiện kỳ thi nghiêm túc, khách quan nên tỉ lệ đậu tốt nghiệp chỉ đúng về lý thuyết.

Vừa qua, Bộ chấm phúc tra 17.000 bài thi tốt nghiệp của 16 tỉnh, thành, chủ yếu là những tỉnh có kết quả tốt nghiệp cao bất thường. Kết quả, Bộ đã phát hiện ra ba sai phạm lớn, gồm: coi thi không nghiêm túc, có những sai sót ngớ ngẩn giống nhau; chấm thi không chính xác, sai lệch không chấp nhận được; chỉ đạo không sâu sát và quyết liệt. Tỉnh, thành nào có kết quả cao là chưa thực hiện nghiêm túc theo đúng tinh thần thống nhất của Bộ và các cơ sở giáo dục cuối năm học qua.

“Đối với những địa phương có tỉ lệ tốt nghiệp thấp, Bộ không phê bình mà còn đánh giá cao chất lượng của địa phương đó. Kết quả thấp nhưng ngành dám nhìn nhận, dám chịu trách nhiệm để có định hướng sâu sát là rất đáng khích lệ” - bộ trưởng nhấn mạnh.

Chú trọng về mặt con người

Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên cho biết lượng giáo viên đào tạo hiện nay quá nhiều nhưng không cân đối. Lượng sinh viên ra trường và giáo viên nghỉ hưu có khoảng cách rất lớn. Tính riêng năm nay, cả tỉnh dư hơn 900 giáo viên khối phổ thông, tỉnh phải điều một bộ phận giáo viên này về làm cán bộ xã hoặc trong các cơ quan ban ngành khác để không hao phí nhân lực.

Một số đại biểu khác cũng cho rằng cần phải thay đổi cách thức đào tạo sư phạm hiện nay. Nhiều giáo sinh ra trường không tìm được việc làm, không thể bắt nhịp công việc, không được cập nhật các nội dung đào tạo đổi mới trong nhà trường phổ thông hoặc phải mất thời gian đào tạo lại. Bộ GD&ĐT cũng cần giao việc tổ chức các buổi tập huấn và bồi dưỡng cho các trường có đào tạo sư phạm để tránh bồi dưỡng tràn lan, không đúng theo lộ trình trong giáo dục.

Phó Thủ tướng Chính phủ NGUYỄN THIỆN NHÂN:

Quyết liệt đổi mới trong năm học 2013-2014

Đánh giá chất lượng giáo dục không chỉ dựa vào kết quả cao hay thấp ở từng địa phương. Quan trọng là phải thẩm định, đánh giá tính nghiêm túc ở mức độ nào. Trong năm học 2012-2013, ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ về đổi mới giáo dục, phổ cập mầm non năm tuổi, ứng dụng công nghệ thông tin, giảm số học sinh bỏ học… Tuy nhiên, ngành phải phát huy và tiếp tục đổi mới quyết liệt hơn trong năm học 2013-2014. Ngành phải chú trọng đổi mới con người, chuẩn hóa quản lý, chuẩn hóa giáo viên, tăng cường giáo dục đạo đức, tăng vận dụng và giảm thuộc lòng trong dạy và học.

Theo Xaluan
 
×
Quay lại
Top